Nếu mẹ muốn biết có nên xoa bụng khi mang thai không thì câu trả lời là có. Xoa bụng rất tốt cho thai nhi với điều kiện mẹ phải thực hiện đúng cách. Cùng tìm hiểu về cách xoa bụng cho mẹ bầu như thếnào là tốt nhất để không gây nguy hiểm cho thai nhi mẹ nhé!
Có nên xoa bụng khi mang thai không?
Nhiều người cho rằng xoa bụng khi mang thai là không nên vì hành động kích thích vùng da bụng có thể gây ra những cơn co thắt tử cung, dễ khiến mẹ bị động thai, sảy thai, sinh non,… Tuy nhiên, cũng nhiều mẹ cho rằng xoa bụng khi mang thai rất tốt. Bằng chứng là rất nhiều dịch vụ massage cho mẹ bầu ngày càng mọc lên như nấm để chăm sóc các mẹ bầu. Vậy thực hư thế nào? Có nên xoa bụng khi mang thai không?
Thực tế, việc xoa bụng bầu chỉ thực sự nguy hiểm khi mẹ thực hiện sai cách mà thôi. Nếu thực hiện đúng cách, việc xoa bụng bầu khi mang thai rất có lợi cho cả mẹ và bé. Vì vậy, nếu mẹ thắc mắc có nên xoa bụng khi mang thai không thì câu trả lời là có. Cùng đọc tiếp để hiểu về lợi ích của việc xoa bụng cũng như làm thế nào để xoa bụng đúng cách cho bà bầu nhé!
Lợi ích của việc xoa bụng khi mang thai
Xoa bụng đúng cách và đúng thời điểm sẽ như một cách để mẹ cảm nhận những chuyển động của thai nhi, giúp mẹ giao tiếp với bé và kích thích trí não bé phát triển, đồng thời mang đến cho mẹ rất nhiều những lợi ích khác như:
- Giảm đau khi sinh, giúp quá trình vượt cạn của mẹ diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn
- Giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, stress, giúp tinh thần mẹ thoải mái hơn
- Cải thiện tình trạng mất ngủ, giúp mẹ ngủ ngon và sâu giấc hơn
- Lưu thông máu huyết, giảm tình trạng phù nề khi mang thai
- Ngăn ngừa tình trạng rạn da vùng bụng
Hậu quả khi xoa bụng cho bà bầu sai cách
1. Kích thích các cơn co thắt tử cung
Theo các chuyên gia, mẹ xoa bụng sai cách khi mang thai sẽ gây kích thích các cơn co thắt tử cung, khiến mẹ dễ bị động thai, sảy thai, đặc biệt là với mẹ đã bước vào tam cá nguyệt thứ 3 thì tình trạng sinh non là hoàn toàn có thể xảy ra khi mẹ xoa bụng.
2. Ảnh hưởng tới ngôi thai
Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, nước ối còn nhiều, kích thước thai nhi lại nhỏ nên bé có thể dễ dàng di chuyển trong tử cung mẹ. Đến tuần thứ 32 trở đi, thai đã phát triển lớn kéo theo lượng nước ối ít đi khiến không gian trong tử cung mẹ hẹp hơn trước nên bé sẽ khó xoay đầu hơn.
Việc chạm và xoa bụng trong giai đoạn này có thể khiến bé hoảng sợ mà thay đổi vị trí, một khi đã đổi vị trí thì rất khó để bé xoay lại vị trí thuận lợi như ban đầu. Ở ngôi thai không thuận, mẹ sẽ không thể sinh thường mà phải sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
3. Thai nhi bị dây rốn quấn cổ
Xoa bụng bầu quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ dây rốn quấn cổ thai nhi. Nếu thai nhi bị dây rốn quân cổ chỉ 1 – 2 vòng thì bé vẫn có thể chào đời an toàn mà không bị ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, dây rốn quấn quá nhiều vòng sẽ làm cản trở quá trình trao đổi chất giữa mẹ và bé, khiến bé không đủ dinh dưỡng để phát triển. Trường hợp dây rốn quấn quá chặt, bé có thể bị tắc nghẽn mạch máu.
Xoa bụng khi mang thai như thế nào là đúng cách?
Thời gian xoa bụng
Mỗi ngày mẹ chỉ nên xoa bụng một lần vào một thời điểm cố định trong ngày. Mỗi lần xoa bụng bầu, mẹ chỉ nên xoa trong tối đa 5 phút, không nên xoa đi xoa lại nhiều lần trong ngày.
Thời điểm xoa bụng
Thời điểm tốt nhất để mẹ xoa bụng bầu là vào buổi tối trước khi đi ngủ để không ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt của bé.
Ngoài ra, mẹ cũng không nên xoa bụng trong 2 tháng cuối thai kỳ vì đây là thời điểm nhạy cảm, thời khắc chuyển dạ đang gần kề nên mẹ xoa bụng lúc này có thể kích thích bé xoay đổi ngôi thai theo chiều bất lợi, đồng thời nguy cơ sinh non cũng cao hơn.
Thao tác xoa bụng bầu như thế nào là đúng cách?
- Sử dụng đầu ngón tay, không dùng cả bàn tay để xoa bụng
- Dùng lực nhẹ nhàng, không áp chặt tay vào bụng, không được mạnh tay hoặc dồn dập để tránh gây tổn thương cho thai nhi
- Sử dụng tinh dầu tự nhiên để xoa bụng sẽ giúp mẹ hạn chế nguy cơ kích ứng da
- Xoa bụng theo hướng vòng tròn để tránh sự dịch chuyển của thai nhi
Vừa rồi là những thông tin giải đáp cho thắc mắc có nên xoa bụng khi mang thai không. Câu trả lời là có. Mẹ hoàn toàn có thể xoa bụng bầu khi mang thai với điều kiện phải xoa đúng cách. Ngoài ra các mẹ bị nhau tiền đạo hay mẹ có dấu hiệu sinh non thì không nên xoa bụng khi mang thai nhé.
Xem thêm:
- Bà bầu xoa bụng có sao không và có gây hại gì cho thai nhi không?
- Thai máy là gì? Em bé đạp trong bụng mẹ bao nhiêu lần một ngày thì tốt?
- Bà bầu có được xoa dầu gió vào bụng không khi bị đau bụng và tiêu chảy?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!