Có nên ly hôn khi con còn nhỏ hay cố gắng chấp nhận sống trong cuộc hôn nhận không hạnh phúc. Thực tế, các cặp vợ chồng phần lớn vì con cái mà đang phải đứng trước quyết định: nên hay không nên ly hôn.
Vậy trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, các bậc làm cha làm mẹ cùng tìm hiểu những tác động ảnh hưởng trực tiếp đến con trẻ khi hai người ly hôn.
Có nên ly hôn khi con còn nhỏ và những chấn động tâm lý trẻ phải gánh chịu
Cuộc sống vợ chồng “cơm không lành, canh chẳng ngọt” là chuyện bình thường. Nhưng khi xung đột lên tới đỉnh điểm và hai người không còn tìm được tiếng nói chung. Lúc này, ly hôn chính là giải pháp và trở ngại duy nhất là con bạn còn quá nhỏ.
Chúng sẽ phải chịu những chấn động tâm lý rất lớn và ảnh hưởng đến tính cách sau này. Theo thống kê thực tế, hầu hết các trẻ mà có bố mẹ ly hôn từ khi còn nhỏ thường rất ít nói. Con cảm thấy bị mất tinh thần và những điều kiện cơ bản để phát triển bản thân. Trong đó, nhiều trẻ bị chấn động tâm ly nặng nề sẽ có dấu hiệu mắc một số bệnh như:
Bệnh trầm cảm
Bố mẹ nên cân nhắc có nên ly hôn khi còn con nhỏ không. Bởi nhiều trẻ có dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau khi bố mẹ ly hôn. Con không còn hứng thú giao tiếp với những người xung quanh, sống khép kín. Đêm mất ngủ, hay giật mình và la hét.
Với trẻ dưới 5 tuổi mà bố mẹ ly hôn thì thường có những biểu hiện tè dầm, mút tay, sợ hãi khi đêm xuống… Nếu con lớn hơn từ 5 đến 8 tuổi thì có biểu hiệ hay cáu kỉnh, cứng đầu khó bảo, mất tập trung. Nhiều bé còn nghiêm trọng hơn với chứng rối loạn cơ thể, việc học đi xuống và không nghe lời bố mẹ.
Khi con ở độ tuổi lớn hơn và có nhận thức được vấn đề bố mẹ ly hôn thì cảm thấy cô đơn. Chúng thường có thái độ tức giận và tỏ ra khó chịu với bố mẹ.
Tư tưởng bạo lực dần hình thành
Nếu trẻ đang sống trong một gia đình bạo lực thì rất có thể sẽ hình thành tư tưởng bạo lực. Chúng sẽ sống đúng với những gì mà đã phải chứng kiến trong tương lai. Hay tồi tệ hơn là sa vào cạm bẫy tệ nạn xã hội.
Tiếp thu kém
Bố mẹ luôn là người định hướng, chỉ dạy cho con mọi điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Nếu bố mẹ ly hôn thì con không còn được yêu thương trọn vẹn như vậy nữa. Do đó, chúng sẽ có những biểu hiện căng thẳng, lo âu và rối loạn cảm xúc.
Một cuộc khảo sát tại Mỹ cho biết, trẻ em có cha mẹ ly hôn thường thua kém các bạn về môn toán học. Bên cạnh đó, khả năng tiếp thu của trẻ cũng thua kém các bạn cùng trang lứa.
Nhưng không phải tất cả các đứa trẻ có bố mẹ ly hôn đều như vậy. Vẫn có nhiều trẻ được nuôi dạy tốt với một tương lại xán lạn dù bố mẹ đã ly hôn.
Nói gì thì nói, bố mẹ phải cân nhắc thật kỹ, có nên ly hôn khi còn con nhỏ không. Đừng chỉ vì ích kỷ cá nhân của hai người mà làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các con.
Bố mẹ có nên ly hôn khi con còn nhỏ hay cả hai cùng cố gắng hàn gắn?
Nếu trẻ phải sống trong một gia đình chỉ có cãi nhau, không khí luôn căng thẳng thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và kết quả học tập. Mà khi làm cha làm mẹ thì ai cũng mong cho con có một một sống hạnh phúc trọn vẹn.
Do đó, trước khi bố mẹ có quyết định có nên ly hôn khi con còn nhỏ hay không. Cả hai cần nhìn lại bản thân, đánh giá tình trạng hôn nhân và xem còn cách nào hàn gắn. Không nên vội vã đưa ra quyết định trong lúc nóng giận hay mất bình tĩnh.
Còn nếu bắt buộc phải ly hôn thì sao? Bố mẹ nên tìm cách làm thế nào để hạn chế sự ảnh hưởng tới tâm lý của con. Trẻ luôn cần sự quan tâm chăm sóc của cả bố và mẹ để phát triển một cách toàn diện.
Do đó, dù có ly hôn nhưng bố mẹ vẫn phải tạo một môi trường sống thật tốt để trẻ không cảm thấy thiếu thốn.
Xem thêm:
- Bố mẹ ly hôn con sẽ bị ảnh hưởng về tâm lý thế nào?
- Người mẫu Ngọc Quyên ly hôn chồng Bác Sỹ Việt Kiều sau 4 năm kết hôn!
- Ly hôn chỉ sau 3 phút kết hôn chỉ vì chú rể chế giễu cô dâu ngu! Các chú rể hãy cẩn trọng!