Gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường: Nên hay không nên?

Có nên gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường để "đẻ không đau" không? Để thực hiện 1 ca đẻ không đau, trước đó bác sĩ sản khoa luôn cần trao đổi và thăm khám kĩ lưỡng cho các mẹ bầu. Khi nắm rõ về tiểu sử bệnh lý, theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ và tình trạng các cơn co thắt, bác sĩ mới quyết định thể trạng của sản phụ tại thời điểm đó có phù hợp với phương pháp sinh này không.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có nên gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường không? Khi sử dụng phương pháp này, sản phụ sẽ giảm được khoảng 70 – 80% cảm giác đau đớn so với cường độ của cơn đau thật. Tuy nhiên mũi tiêm gây tê ngoài màng cứng giúp “đẻ thường không đau” cũng mang đến không ít tác dụng phụ. Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Tìm hiểu về phương pháp đẻ không đau bằng gây tê ngoài màng cứng
  • Những tác dụng phụ từ mũi tiêm gây tê màng cứng
  • Có nên gây tê màng cứng khi sinh thường?

Tìm hiểu về phương pháp đẻ không đau bằng gây tê ngoài màng cứng

Mẹ sinh thường có nên tiêm mũi gây tê màng cứng? Trước khi quyết định có nên gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường hay không, mẹ cũng nên tìm hiểu về tác dụng của mũi tiêm đẻ không đau đối với sản phụ trong cơn chuyển dạ. Gây tê ngoài màng cứng hay nói chính xác hơn là gây tê vùng là 1 kỹ thuật được sử dụng trong sản khoa nhằm giảm đau cho các mẹ bầu khi sinh nở, hỗ trợ cho quá trình chuyển dạ được dễ dàng hơn.

Khám phá thêm:

Phương pháp này ngày càng được áp dụng phổ biến tại các bệnh viện và cơ sở y tế do bác sĩ gây mê hồi sức có kinh nghiệm đảm nhận. 1 mũi tiêm giảm đau sẽ được thực hiện khi cổ tử cung của sản phụ mở được khoảng 2 – 3cm, vào vùng giữa các đốt sống và dịch tủy sống hay còn gọi là khoang màng cứng. Chỉ sau vài phút, thuốc tê sẽ phân tán đối xứng sang 2 vùng lân cận xung quanh, làm tê liệt 1 vài bộ phận chịu áp lực nhiều nhất trong khi chuyển dạ, chủ yếu là từ rốn tới chân.

Thuốc gây tê ngoài màng cứng chỉ có tác dụng cục bộ nên mẹ vẫn hoàn toàn tỉnh táo và cảm nhận được những cơn co tử cung để có khả năng tự rặn đẻ. Tuy nhiên, sản phụ sẽ giảm được khoảng 70 – 80% cảm giác đau đớn so với cường độ của cơn đau thật. Như vậy, phương pháp “đẻ không đau” bằng cách gây tê ngoài màng cứng không chỉ giúp các mẹ bầu đỡ mất sức, ổn định về thể lực mà còn cân bằng trạng thái tinh thần giúp quá trình sinh nở được thuận lợi hơn.

Những tác dụng phụ từ mũi tiêm gây tê màng cứng

Vì sao các thai phụ thường băn khoăn về việc có nên gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường không? Theo ghi nhận thực tế, đẻ không đau là phương pháp tương đối an toàn, cho hiệu quả cao nhưng cũng như hầu hết các thủ thuật y khoa, xác suất xảy ra tác dụng phụ của gây tê ngoài màng cứng đôi khi là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, để đảm bảo thuận lợi khi thực hiện kỹ thuật này trong sinh nở, thai phụ luôn phải được theo dõi chặt chẽ và cần kiểm soát tốt mọi vấn đề có thể phát sinh.

Hạ huyết áp

Tác dụng phụ thường gặp nhất của gây tê ngoài màng cứng là hạ huyết áp. Nguyên nhân là do thuốc tê ảnh hưởng đến các dây thần kinh chi phối mạch máu, làm giãn mạch máu và dẫn đến hạ huyết áp. Tình trạng này có thể gây buồn nôn, chóng mặt và choáng váng. Nhiều có cảm giác như sắp ngất xỉu, cảm thấy cơ thể nặng nề, thiếu máu lên não.

Huyết áp của bệnh nhân sẽ được theo dõi chặt chẽ trong lúc thực hiện gây tê ngoài màng cứng. Nếu cần thiết, thuốc có thể được truyền qua tĩnh mạch của bệnh nhân để ổn định huyết áp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thời gian chuyển dạ kéo dài

Sau khi gây tê, các cơn co thắt của mẹ bầu thường chậm, yếu hơn so với bình thường, dẫn đến sự cảm nhận của mẹ về các cơn co cũng giảm. Nếu bị ảnh hưởng bởi những tác dụng phụ khá, mẹ sẽ không dồn đủ sức lực để rặn đẻ.

Ngoài ra, gây tê ngoài màng cứng cũng tác động không tốt tới các dây thần kinh vận động. Từ đó làm giảm khả năng co bóp của tử cung cũng như các cơ vùng khung chậu có vài trò quan trọng trong việc đẩy thai nhi ra ngoài. Điều này dẫn đến thời gian chuyển dạ thường kéo dài hơn.

Ngứa da, buồn nôn

Ngứa da và buồn nôn là triệu chứng nhẹ do tác dụng phụ của gây tê ngoài màng cứng đem lại, nhất là đối với những sản phụ có cơ địa nhạy cảm. Tình trạng này chỉ kéo dài đến khi thuốc tê hết tác dụng và không gây nguy hiểm cho quá trình sinh nở.

Mất kiểm soát bàng quang

Dưới tác dụng của thuốc gây tê, trong cơn chuyển dạ, thai phụ sẽ không có cảm giác khi bàng quang căng đầy nước tiểu vì chức năng của các dây thần kinh xung quanh đang bị gián đoạn. Trong trường hợp này, ống thông tiểu sẽ được sử dụng để hỗ trợ tiểu tiện.

Khám phá thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đau lưng

Đau lưng là biến chứng khá phổ biến diễn ra trước và sau khi thực hiện thủ thuật gây tê. Tại vị trí kim đâm vào khoang màng cứng sẽ xuất hiện cảm giác đau nhói do vết kim đâm sống. Mặt khác, có thể các phản ứng dị ứng của cơ thể với thuốc hoặc các dịch được tiêm vào cũng dẫn đến hiện tượng đau lưng.

Cách giảm đau lưng sau sinh cho mẹ bỉm

Tập thể dục nhẹ nhàng: hãy chọn một hình thức tập thể dục nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ. Đi bộ là bài tập an toàn để bắt đầu gần như ngay lập tức sau khi sinh thường hoặc sinh mổ.

Tư thế đúng: Mẹ hãy chú ý thẳng lưng khi đứng và ngồi. Nếu đang cho con bú, mẹ hãy cân nhắc mua một chiếc gối cho con bú đặt xung quanh mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chăm sóc bản thân: Mẹ có thể ngâm mình trong bồn nước ấm, sử dụng túi chườm nóng hoặc túi chườm lạnh đặt trên vùng đau, mát-xa để làm giãn cơ bắp, vai bị căng và đau thắt lưng.

Gặp vấn đề trong việc cho con bú

Do trong thuốc gây tê có chứa fentanyl – một chất có ảnh hưởng không tốt tới giấc ngủ của bé cũng như quá trình nuôi con bằng sữa mẹ nên 1 số nghiên cứu đã cho rằng, những mẹ bầu sau khi thực hiện gây tê thường gặp phải một vài vấn đề trong khoảng tuần đầu sau sinh như: trẻ mất ngủ, mệt mỏi, quấy khóc.

Đau đầu – Tác dụng phụ của gây tê ngoài màng cứng

Khoảng 1/100 – 1/500 mẹ sau sinh thường bị đau đầu do ảnh hưởng của quá trình gây tê ngoài màng cứng, khiến chất lỏng trong cột sống rò rỉ lên não. Tình trạng này xảy ra khi lớp màng tủy sống của sản phụ vô tình bị thủng, rách khiến cơn đau đầu trở nên dữ dội. Lúc này, 1 thủ thuật gọi là vá màng cứng bằng máu tự thân thông qua việc bơm 1 lượng nhỏ máu vào khoang ngoài màng cứng để máu đông lại sẽ giúp bịt kín chỗ thủng và cơn đau đầu sẽ biến mất.

Tụ máu ngoài màng cứng

Khối máu tụ ngoài màng cứng là một biến chứng rất hiếm gặp sau gây tê ngoài màng cứng, xảy ra là do sự tổn thương ở thành mạch máu. Nếu tĩnh mạch bên trong khoang ngoài màng cứng bị đâm thủng, máu có thể tích tụ và hình thành khối máu tụ, gây chèn ép tủy sống của bệnh nhân.

Tình trạng này có thể gây tổn thương thần kinh như liệt chi dưới nhưng rất hiếm khi xảy ra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhiễm trùng

Nếu kim và ông thông đưa vào màng cứng không được vô khuẩn thì khả năng nhiễm trùng có thể xảy ra tại vị trí tiêm trong 1 vài tuần sau khi thực hiện gây tê. Tình trạng này sẽ gây ra áp xe trong khoang màng cứng và làm tổn thương thần kinh nhưng biến chứng này rất hiếm gặp.

Có nên gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường hay không?

Những cơn đau đẻ có thể làm hầu hết các mẹ bầu rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng, thậm chí gây ra tình trạng tăng huyết áp, thay đổi nhu cầu tiêu thụ oxy, ảnh hưởng đến lưu lượng máu tử cung – nhau thai dẫn đến suy thai. Do đó, để quá trình sinh nở được an toàn và suôn sẻ, nhiều thai phụ có mong muốn được đẻ giảm đau khi sinh thường. Vậy nhưng ngược lại, vì e ngại tác dụng phụ của gây tê ngoài màng cứng nên có không ít mẹ vẫn cố gắng sinh thường và chịu đựng cơn đau hoặc chọn phương pháp khác.

Tuy nhiên, việc có nên gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không hẳn là dựa theo lựa chọn của thai phụ. Để thực hiện 1 ca đẻ không đau, trước đó bác sĩ sản khoa luôn cần trao đổi và thăm khám kĩ lưỡng cho các mẹ bầu. Khi nắm rõ về tiểu sử bệnh lý, theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ và tình trạng các cơn co thắt, bác sĩ mới quyết định thể trạng của sản phụ tại thời điểm đó có phù hợp với phương pháp sinh này không.

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, các mẹ bầu không được phép thực hiện đẻ giảm đau bằng phương pháp gây tê màng cứng nếu cổ tử cung đã mở đủ chuẩn để sinh thường (8-10cm) hoặc đang gặp phải những vấn đề về cột sống, huyết áp thấp, rối loạn đông máu, viêm nhiễm da vùng lưng hoặc tình trạng thừa cân, dị ứng thuốc tê…

Tạm kết

Gây tê màng cứng là phương pháp hỗ trợ sinh con hiệu quả ngày càng được nhiều các mẹ bầu quan tâm, tìm hiểu. Mặc dù vậy, tác dụng phụ của mũi tiêm giảm đau có thể khiến mẹ lo lắng,  nhưng thực tế là các biến chứng nghiêm trọng sau gây tê ngoài màng cứng là rất hiếm. Chỉ có khoảng 1/80.000 – 1/320.000 trường hợp gặp phải tổn thương vĩnh viễn khi thực hiện phương pháp này. Do đó, thay vì băn khoăn có nên gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường không, các mẹ bầu nên chăm sóc thai kỳ và giữ gìn sức khỏe thật tốt để hành trình vượt cạn được thuận buồm xuôi gió, mẹ tròn con vuông dù sinh nở theo bất kì phương pháp nào!

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi