Cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể gây ngộ độc

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hiện có nhiều tranh luận về vấn đề có nên cho bé uống nước không. Dân gian Việt Nam và các thế hệ trước đều thường xuyên cho bé uống thêm nước khi bị nấc cụt. Trong khi đó các bác sĩ tại Mỹ và châu Âu lại khuyên mẹ không nên cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng uống nước, dù là nước lọc.

Có nên cho bé uống nước không?

Dựa trên các nghiên cứu khoa học, chuyên gia dinh dưỡng trẻ em và bác sĩ tại Mỹ đã cảnh báo và đưa ra nhiều lời khuyên về việc cho trẻ sơ sinh uống nước. Theo đó, tuy giai đoạn phát triển của trẻ mà không nên hay chỉ nên cho bé uống nước trong liều lượng nhất định. Vì cấu tạo cơ thể trẻ sơ sinh chưa đủ cứng cáp và việc cho bé uống nước cần có sự chú ý.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cung cấp đủ lượng nước

Giai đoạn bé dưới 6 tháng tuổi

Đây là khoảng thời gian không nên cho bé uống nước. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, chỉ cần sữa mẹ hoặc sữa bột pha đúng liều lượng đã đủ cung cấp nước cho cơ thể trẻ. Việc nạp thêm vào một lượng nước nhất định cũng đủ để gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Cụ thể:

Có thể gây suy dinh dưỡng

Dạ dày trẻ sơ sinh có kích thước cực kỳ nhỏ. Nếu cho bé uống nước thêm sẽ làm no sớm, dẫn đến việc uống ít sữa hơn. Trong khi đó, sữa mẹ hoặc sữa bột thay thế lại chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Trong sữa mẹ có đầy đủ chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất, các yếu tố vi lượng giúp tăng hệ miễn dịch, khoẻ mạnh. Việc uống nước làm đầy dạ dày, cản trở hấp thu các dưỡng chất này có thể gây thiếu chất, suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh.

Nên chú ý khi pha sữa bột không quá nhiều nước

Ngộ độc nước

Có vẻ khá kỳ lạ nước, chất lỏng “vô hại” được khuyên uống thật nhiều hàng ngày lại có thể gây ra việc ngộ độc. Nhưng các bác sĩ ở Mỹ lại chứng minh điều này hoàn toàn có thể xảy ra đối với trẻ sơ sinh. Trẻ dưới 6 tháng tuổi vẫn còn trong giai đoạn phát triển chưa hoàn chỉnh các bộ phận cơ thể, trong đó có thận. Nước được lọc qua thận, cho bé dưới 6 tháng nạp lượng nước quá nhiều có thể dẫn đến việc quá tải, thận không lọc kịp.

Rối loạn điện giải

Cho trẻ uống nước nhiều còn làm thận giải phóng luôn cả lượng natri trong máu dẫn đến hạ natri. Dấu hiệu của hạ natri máu có thể làm co giật, sưng phù, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não. Vì thế, các bác sĩ cũng khuyên các mẹ nên chú ý trong trường hợp cho bé bú sữa ngoài thay sữa mẹ. Khi pha sữa bột (sữa công thức) cần tuân thủ đúng hướng dẫn và liều lượng. Không nên pha quá nhiều nước để làm sữa loãng hơn. Việc pha dư nước trong sữa cũng dẫn đến quá tải với cơ thể trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cho bé dưới 6 tháng uống nước sớm gây nguy hiểm

Từ 6 tháng đến 1 tuổi

Khi đã đủ 6 tháng, các bộ phận như thận và dạ dày đã cứng cáp hơn. Nếu hỏi có nên cho bé uống nước không thì ở giai đoạn là nên cho. Lúc này bé đã có thể được bắt đầu tiếp nhận nước cho cơ thể mà không cần phải lo lắng việc ngộ độc nước. Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là có thể cho uống thoải mái mà phải có trình tự và trong giới hạn.

Trong giai đoạn 6 đến 9 tháng, mẹ có thể tập cho trẻ sơ sinh uống vài thìa hoặc vài ngụm nhỏ. Chỉ một lượng ít đủ để cơ thể quá làm quen dần với việc nạp thêm nước. Lúc này nguồn dinh dưỡng chính vẫn là sữa mẹ hoặc sữa bột. Uống quá nhiều nước cũng có thể dẫn đến no, giảm lượng sữa và hạn chế dinh dưỡng hấp thụ cơ thể. Mẹ chỉ nên cho uống lượng nước ít sau khi bé bú hoặc khi nấc cụt, khô môi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ 1 tuổi cũng chỉ nên uống lượng ít nước

Từ 9 tháng trở lên, bé đã cứng cáp hơn một chút. Lượng nước nạp vào có thể tăng lên 100ml/ngày. Chú ý chia làm nhiều lần trong ngày.

Trong các giai đoạn này, bé có thể có biểu hiện của việc mất nước do sữa mẹ không đủ hay pha sữa bột không đúng cách. Các mẹ nên đến gặp bác sĩ thăm khám để được cho lời khuyên chính xác nhất, đừng vội vàng tự ý cho con uống nhiều nước.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

hienpham