Có bầu trám răng được không? Cách chăm sóc răng miệng và những lưu ý khi điều trị nha khoa cho mẹ bầu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có bầu trám răng được không? Câu trả lời là được đối với các mẹ bầu đang ở tuần thứ 13-26 (tam cá nguyệt thứ hai). Trường hợp mẹ bầu ở tuần thứ 27 trở đi (tam cá nguyệt thứ ba), việc điều trị và đi lại sẽ trở nên khó khăn hơn.

Hãy đọc bài viết của Bác sĩ Hoàng Trung Hiếu, Founder và CEO của Nha khoa Assuré, Thạc sĩ Cấy ghép tại Loma Linda University và Viện gIDE, LA, Hoa Kỳ, Thành viên của Hội Cấy ghép Quốc tế để biết được:

  • Có bầu trám răng được không?
  • Có nên dùng thuốc tê và kháng sinh trong điều trị nha khoa cho mẹ bầu không?
  • Mẹ bầu có nên chụp X quang khi điều trị nha khoa không?
  • Cách chăm sóc răng miệng cho thai phụ
  • Những lưu ý khi điều trị nha khoa cho mẹ bầu

Bác sĩ Hoàng Trung Hiếu, Founder và CEO của Nha khoa Assuré

Điều trị nha khoa cho mẹ bầu có an toàn không?

Đây là câu hỏi về sức khỏe răng miệng được nhiều mẹ quan tâm trong thời kỳ mang thai. Việc điều trị sớm giúp phòng ngừa và xử lý các bệnh răng miệng kịp thời và an toàn. Trong thời gian mang thai, các hormone của mẹ bầu tăng lên và tác động trực tiếp làm ảnh hưởng tới mô mềm. Các bệnh lý về mô mềm có thể kể đến là sưng/viêm nướu, chảy máu nướu răng,… Thêm vào đó, các thức ăn ở kẽ răng không được vệ sinh kỹ làm vi khuẩn gia tăng nhanh chóng và tấn công răng miệng.

Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng là cách phòng chống các vấn đề về răng miệng hiệu quả để tránh ảnh hưởng đến em bé.

Bạn có thể chưa biết:

Cách điều trị an toàn cho bà bầu bị đau răng khi mang thai tháng cuối

Nguyên nhân mẹ bầu bị ê buốt răng và cách khắc phục

Có bầu trám răng được không?

Có nhiều cách điều trị nha khoa cho mẹ bầu như: trám răng, mão răng sứ, mặt dán sứ (Veneer, Inlay, Onlay, Overlay….) để giảm nguy cơ nhiễm trùng và lây bệnh cho các răng kế cận. Nếu buộc phải điều trị nha khoa trong thời gian này, mẹ có thể làm từ tuần 13-26 (tam cá nguyệt thứ hai). Trường hợp mẹ bầu ở tuần thứ 27 trở đi (tam cá nguyệt thứ ba), việc điều trị và đi lại sẽ trở nên khó khăn hơn.

Trong một số trường hợp khẩn cấp, việc điều trị nha khoa vẫn có thể được cân nhắc để can thiệp. Chẳng hạn, mẹ bầu bị viêm đau tủy răng cấp tính, đau răng nha chu, đau răng khôn,… Đối với các bệnh lý về răng thông thường, thai phụ nên hoãn lại và thực hiện sau sinh (ít nhất là 6 tháng).

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu có thể trám răng khi ở tam cá nguyệt thứ hai

Có nên dùng thuốc tê và kháng sinh trong điều trị nha khoa cho mẹ bầu không?

Hiện nay, có rất nhiều tranh cãi xung quanh việc sử dụng kháng sinh và thuốc tê khi điều trị nha khoa cho thai phụ. Một số loại kháng sinh và thuốc tê có ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Nó làm thay đổi hormone và tác động đến quá trình trao đổi chất dinh dưỡng giữa mẹ và bé.

Nếu cần dùng tới kháng sinh, các mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ. Thai phụ không nên tự mua thuốc và điều trị tại nhà.

Có nên chụp X-quang cho mẹ bầu khi điều trị nha khoa không?

Về vấn đề này thì lời khuyên của tôi là không nên. Việc mẹ bầu tiếp xúc với tia X sẽ không tốt cho thai nhi. Nguyên nhân là do tia X tác động trực tiếp đến quá trình phát triển của em bé và nhau rốn, nơi truyền chất dinh dưỡng từ mẹ bầu đến thai nhi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do đó, để tầm soát các vấn đề về răng miệng, các mẹ nên đi kiểm tra răng miệng trước khi có kế hoạch mang thai.

Bạn có thể chưa biết:

Nguyên nhân mẹ bầu hay bị chảy máu chân răng và cách chữa trị

Chăm sóc răng miệng khi mang thai – Tưởng đơn giản nhưng mẹ bầu đừng chủ quan!

Cách chăm sóc răng miệng và những lưu ý khi điều trị nha khoa cho mẹ bầu

Dưới đây là một số khuyến cáo về điều trị nha khoa cho mẹ bầu (theo hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ):

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng và thời gian biểu ăn uống hợp lý, cân đối
  • Đánh răng đúng cách và tối thiểu 2 lần trong ngày, dùng chỉ tơ nha khoa thường xuyên sau mỗi bữa ăn
  • Đi thăm khám nha khoa tiền sinh sản
  • Đến nha sỹ để vệ sinh răng miệng định kỳ. Nếu đang mang bầu, mẹ cần thông báo với nha sỹ
  • Trì hoãn các tính huống không khẩn cấp đến khi sau sinh (nếu có thể)
  • Các ca điều trị khó về răng miệng nên để sau khi sinh
  • Trong trường hợp phải điều trị khẩn cấp, mẹ bầu nên nằm và để chân ở tư thế thoải mái nhất trên ghế nha khoa. Đồng thời, bạn có thể sử dụng một cái gối mềm, nhỏ cho cổ và lưng để nâng đỡ em bé tốt nhất.
  • Thai phụ có thể sử dụng tai nghe để tận hưởng bài hát mình yêu thích.
  • Ngoài ra, mẹ bầu có thể tăng cường và bảo vệ sức khỏe cho răng bằng fluoride varnish. Đây là một khoáng chất giúp bảo vệ mô men răng trong suốt quá trình mang thai và cho con bú.
  • Sử dụng thêm máy tăm nước (water jet) để chủ động trong việc vệ sinh răng miệng hàng ngày

Mẹ bầu có thể dùng tăm nước để vệ sinh răng miệng hàng ngày

Hi vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích qua bài viết trên. Việc chăm sóc và điều trị răng miệng cho mẹ bầu phải hết sức lưu ý để tránh ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo