Chuẩn bị mang thai điều quan trọng nhất các mẹ nên làm là khám sức khỏe tổng quát, mẹ có một sức khỏe tốt thì thai nhi mới phát triển ổn định. Từ đó, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ những dưỡng chất cần thiết để bổ sung cho cơ thể, cũng như những loại thuốc, thực phẩm nên tránh.
- Dừng mọi biện pháp ngừa thai
- Tiêm phòng
- Khám sức khoẻ tổng quát – Bước quan trọng cơ bản để chuẩn bị mang thai hiệu quả nhất
- Có chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung vitamin cần thiết
- Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt
- Đọc sách về quá trình mang thai, dạy con
- Tẩy giun
- Khám răng
- Hiểu biết được kiến thức về sex
- Chuẩn bị tài chính
Dừng mọi biện pháp ngừa thai
Nếu bạn đang sử dụng viên thuốc tránh thai, hay đặt vòng thì cần dừng lại ngay khi có ý định có em bé. Sau khi bạn sử dụng biện pháp tránh thai trong một thời gian, cơ thể bạn có thể mất vài chu kỳ để bắt đầu rụng trứng thường xuyên và chuẩn bị mang thai.
Mẹ có thể quan tâm:
Tiêm phòng
Mẹ bầu nên tiêm phòng các mũi Vacxin phòng những loại bệnh sau:
- Rubella
- Sởi
- Quai bị
- Thuỷ đậu
- Cúm
Hiện nay, y học phát triển nên đã có vắc-xin kết hợp 3-1. Chỉ cần 1 mũi là phòng được cả 3 bệnh sởi, quai bị và rubella.
Ngoài ra, mẹ còn có thể xét nghiệm xem trong cơ thể mình đã có kháng thể loại bệnh nào chưa. Nếu có rồi thì có thể không cần tiêm loại vacxin phòng loại bệnh đó nữa.
Khám sức khoẻ tổng quát – Bước quan trọng cơ bản để chuẩn bị mang thai hiệu quả nhất
Một trong những điều cần phải chuẩn bị khi mang thai chính là nên đi khám tiền sinh sản. Tại đây, bác sĩ sẽ tìm hiểu về tiền sử bệnh của bạn, gia đình bạn, các loại thuốc bạn đang sử dụng…
Ngoài ra, những loại thuốc nào bạn đang dùng có khả năng cản trở việc thụ thai cũng sẽ được bác sĩ cho biết. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện kiểm tra di truyền để chắc bạn và chồng không bị mắc các bệnh lý nghiêm trọng về di truyền như bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm.
Trong trường hợp phát hiện bạn bị tiểu đường, hen suyễn hoặc huyết áp cao. Các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị trước khi mang thai.
Nếu trước đây bạn ít đi khám sức khỏe, bác sĩ cũng có thể sẽ đề nghị bạn làm xét nghiệm máu và xét nghiệm tế bào tử cung (smear) để phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Có chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung vitamin cần thiết
Đối với dinh dưỡng chuẩn bị mang thai thì bạn không phải ăn quá nhiều. Nhưng bạn phải ăn những món bổ dưỡng để thai kỳ có thể diễn ra khỏe mạnh. Một chế độ ăn uống lành mạnh của 2 vợ chồng cũng sẽ làm tăng khả năng thụ thai.
Với phụ nữ: Một chế độ dinh dưỡng chuẩn bị mang thai tốt cho phụ nữ là nên ăn nhiều trái cây, rau tươi và ngũ cốc nguyên hạt. Mỗi ngày, uống 2 ly sữa và 1 hũ sữa chua. Ngoài ra, phụ nữ nên bổ sung thêm axit folic vì nó sẽ giúp làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.
Với nam giới: Nên ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm và vitamin E để giúp tinh trùng khỏe mạnh. Có thể ăn nhiều cà rốt vì đây là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A và D.
Cả phụ nữ và nam giới nên tránh tiêu thụ những loại thực phẩm có chứa cafein như cà phê, thuốc lá, rượu bia… Vì hấp thụ nhiều cafein sẽ làm giảm khả năng sinh sản.
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Như Thu Trúc – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang chia sẻ “Bên cạnh nguồn dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hằng ngày, việc mẹ bổ sung vitamin trước, trong và sau khi mang thai cũng rất quan trọng. Trong đó, axit folic và sắt là hai dưỡng chất cần thiết giúp phòng tránh dị tật ống thần kinh và tăng cường nguồn máu cung cấp oxy cho thai nhi, ngăn ngừa tình trạnh thiếu máu và sinh non của mẹ”.
Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt
Hiện nay có rất nhiều ứng dụng tính ngày rụng trứng. Chị em có thể cài ứng dụng “My days”. Sau khi nhập ngày bắt đầu và kết thúc đèn đỏ của vài tháng sẽ tự tính ngày rụng trứng, ngày nào dễ có bầu, con trai hay con gái.
Ứng dụng này cũng cho phép nhập các dữ liệu khác như chất nhầy tử cung, đau lưng, đau bụng, khó ngủ, ngày giao hợp. Các bà mẹ tương lai theo dõi được chu kỳ kinh nguyệt, ngày rụng trứng, thậm chí có thể là ngày thụ thai. Thông tin này sẽ rất quan trọng cho việc theo dõi sự phát triển của thai nhi sau này.
Đọc sách về quá trình mang thai, dạy con
Đọc càng nhiều càng tốt và càng sớm càng tốt. Nhất là những ai làm bố mẹ lần đầu chưa có kinh nghiệm. Thời gian mang thai khá nhàn nhã, chị em hãy bổ sung cho mình các kiến thức cần thiết cho việc làm cha mẹ.
Chị em có thể tham khảo quyển sách bằng tiếng Anh “Cẩm nang cho người lần đầu làm bố” để tích lũy thêm càng nhiều kinh nghiệm càng tốt.
Mẹ có thể quan tâm:
Tẩy giun
Giun thường bám chặt trong ruột và đẻ trứng rất nhiều nên chỉ uống một viên sẽ không ăn thua. Nếu mẹ có giun thì giun sẽ tranh hết chất dinh dưỡng của em bé.
Nên vận động cả bố và những người sẽ tiếp xúc nhiều với em bé tẩy giun. Ít nhất là trước khi em bé chào đời. Tốt nhất tẩy giun ít nhất 2 tháng trước khi có bầu. Một tháng để tẩy giun, một tháng để cơ thể hồi phục.
Khám răng
Mẹ nên đi khám răng tổng quát, giải quyết tất cả lỗ sâu, viêm lợi, các bệnh về răng trước khi có bầu. Vì bệnh viêm lợi trong quá trình mang thai sẽ dễ dẫn đến sảy thai, hoặc thai ốm yếu. Việc khám răng miệng này cũng nên được thực hiện khoảng 2-3 tháng trước khi có bầu.
Hiểu biết được kiến thức về sex
Bạn cũng cần hiểu biết được thời điểm nào thì tốt nhất cho việc quan hệ, tăng khả năng thụ tinh. Để tăng khả năng mang thai thì bạn cần biết cách tính ngày rụng trứng. Hoặc sử dụng que thử rụng trứng để có thể xác định chính xác thời gian trứng rụng. Từ đó giúp tăng khả năng thụ thai.
Cũng như vị trí quan hệ nào sẽ dễ thụ tinh nhất. Theo các nhà khoa học, tư thế nam ở trên, nữ ở dưới sẽ phù hợp nhất. Khi đó âm đạo sẽ dốc xuống, với hai chân người nữ giơ lên sẽ thuận lợi cho việc tinh trùng xâm nhập sâu nhất.
Chuẩn bị tài chính
Một điều không thể thiếu trong danh sách những việc cần chuẩn bị trước khi mang thai chính là vấn đề tài chính. Nếu có ý định mang thai, bạn cần lên kế hoạch chi tiết về tài chính và các vấn đề về bảo hiểm.
Cần tìm hiểu bệnh viện mà bạn muốn sinh nở. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình, bạn hãy lựa chọn bệnh viện phụ khoa phù hợp nhé.
Nguồn tham khảo: Cần chuẩn bị những gì trước khi mang thai? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Xem thêm:
- 8 thực phẩm cần thiết cho mẹ bầu khoẻ mạnh
- Điều nam giới cần làm trước khi thụ thai
- Sớm đón được bé yêu với 5 điều cần thiết này cho quá trình chuẩn bị để có con