Chuẩn bị cho con vào lớp 6 là điều quan trọng khi con đã bước vào môi trường học tập hoàn toàn mới. Ngoài chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập,… ba mẹ còn phải giúp trẻ làm quen với thầy cô, bạn bè và tìm kiếm phương pháp học tập phù hợp với môi trường THCS. Chính vì vậy ngay từ trong hè này, các bậc phụ huynh cần đồng hành cùng con để bước vào năm học sắp tới.
- Chuẩn bị tâm lý cho con bước vào lớp 6
- Giúp con hoà nhập với môi trường mới như thế nào?
- Chuẩn bị cho con vào lớp 6: Tìm ra phương pháp học cho trẻ
- Thường xuyên học cùng con
Chuẩn bị tâm lý cho con bước vào lớp 6
Trẻ bước vào lớp 6 là bước ngoặc mới cho sự chuyển cấp học của con. Giai đoạn này, các em sẽ cần học cách thích nghi với môi trường học tập hoàn toàn mới. Nếu ba mẹ không chuẩn bị tâm lý đầy đủ cho con có thể dẫn đến trẻ bị lo lắng, không bắt nhịp kịp dẫn đến tình trạng học tập bị sa sút.
Ngoài ra, các nội quy của cấp THCS sẽ khắt khe hơn so với cấp tiểu học, như đi muộn, không có phù hiệu trên áo, không đeo khăn quàng, quên mang dép có quai hậu… sẽ bị phạt, các trường hợp vi phạm nghiêm trọng hơn có thể bị trừ điểm hạnh kiểm. Điều này có thể làm trẻ trở nên lạ lẫm và áp lực, dẫn đến tình trạng các em rụt rè, mất tự tin. Vì vậy trong thời điểm này, phụ huynh cần ở bên cạnh động viên và chỉ dẫn cho con để đảm bảo tâm lý vững vàng.
>>Bài viết liên quan
Giúp con hoà nhập với môi trường mới như thế nào?
Cô Phạm Thị Thúy Ngọc, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Trung Tú (Hà Nội) cũng chia sẻ thêm về vấn đề này: “Lên lớp 6 con sẽ phải làm quen với rất nhiều cái mới, đó là môi trường học tập, thầy cô, bạn bè mới.
Trong giai đoạn quan trọng này, cha mẹ cần chú trọng đến việc chuẩn bị cho con về mặt tâm lí và trang bị kỹ năng giao tiếp để con sẵn sàng tiếp nhận với cái mới, nhanh chóng hòa đồng với thầy cô, bạn bè cũng như làm quen với môi trường để học tập tốt hơn”.
Do đó, việc trang bị kỹ năng giao tiếp để con làm quen với bạn bè mới và thầy cô là vô cùng quan trọng. Bởi đây là những người sẽ ảnh hưởng tới con trong suốt thời gian học tập, tạo cho con niềm vui khi đến trường và quyết định đến chất lượng học tập của con.
Ngoài ra, để “chống sốc’’ cho con ở năm học đầu cấp thì cha mẹ hãy dành thời gian trò chuyện với con nhiều hơn, dạy con cách bày tỏ quan điểm trước đám đông để giúp con thoải mái và tự tin khi hòa nhập với môi trường mới.
Chuẩn bị cho con vào lớp 6: Chọn phương pháp học cho trẻ
Song song với đó cha mẹ cũng cần chuẩn bị các phương pháp học tập để hỗ trợ kiến thức cho trẻ. Do khi bước vào lớp 6 các em sẽ được giảng dạy theo cách hoàn toàn mới so với cấp tiểu học.
Ở môi trường THCS, mỗi tiết học sẽ kéo dài 45 phút và mỗi thầy cô chỉ dạy 1 môn khác nhau. Các học sinh cũng không được thầy cô chủ nhiệm theo sát như cấp tiểu học. Nếu các em không hiểu bài, không chép bài kịp cũng phải tự xoay sở cho kịp kiến thức đã được thầy cô truyền đạt.
Vì thế, các phụ huynh nên hướng dẫn cho con cách xây dựng thời khoá biểu học tập tài nhà theo các môn học cụ thể cho từng ngày, từng tuần, từng tháng. Song song với đó, hãy nhắc nhở con chăm chỉ làm bài tập về nhà, cũng như soạn bài mới cho buổi học hôm sau để tự tin hơn khi đến lớp.
Một số phụ huynh còn cho con đi học Hè để được bổ trợ thêm kiến thức các môn học ở lớp 6, điều này cũng là cách hay để giúp bé tiếp thu bài học hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu bố mẹ lo lắng con phải đi lại quá nhiều giữa trời nắng nóng và ảnh hưởng đến sức khỏe trước tình hình lây nhiễm tình hình dịch bệnh thì việc tham gia các khóa học Hè trực tuyến là giải pháp tốt nhất.
>>Bài viết liên quan:
Kinh nghiệm dạy con lười học từ các chuyên gia cha mẹ nên tham khảo
Thường xuyên học cùng con
Do còn bỡ ngỡ với môi trường học tập hoàn toàn mới, cha mẹ nên thường xuyên theo dõi và quan tâm tới việc học tập của con nhiều hơn.
Hãy dành những lời động viên nhẹ nhàng để bé cảm nhận được năng lượng tích cực khi bước sang cấp THCS. Tránh tối đa việc xỉ vả, mắng nhiếc khi con không hoàn thành bài vở tốt hay bị thầy cô than phiền. Vì ở tuổi này là giai đoạn bắt đầu dậy thì, các em rất dễ bị tự ái.
Khi trẻ bước vào lớp 6, ba mẹ cũng nên dạy cho trẻ cách tự giác trong việc học tập. Đây là khởi đầu để giúp trẻ có cảm giác được tin tưởng vào khả năng của bản thân và thực sự hứng khởi với việc học, chứ không phải là ép buộc trẻ học theo nhu cầu của cha mẹ.
Tất nhiên, ba mẹ vẫn cần giao cho trẻ một số yêu cầu nhất định để trẻ phát huy hết năng lực và học tập nghiêm túc. Vì vậy ba mẹ hãy thường xuyên học cùng con sẽ bổ trợ kiến thức cho con ở trường, vừa tiết kiệm thời gian học thêm ở ngoài.
Song song với đó hãy lắng nghe con và làm bạn cùng con là việc nên làm ba mẹ nhé!
Xem thêm:
Phương pháp kỷ luật con đúng đắn để con phát triển nhân cách tốt
Bố mẹ nên kết nối với giáo viên của con như thế nào?
Kinh nghiệm dạy con lười học: Lấy độc trị độc mới thành công!
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!