Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chồng khớp sọ và cách điều trị

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chồng khớp sọ có 2 loại là trẻ bị bệnh bẩm sinh hoặc thứ phát. Do đó, dấu hiệu nhận biết trẻ bị chồng khớp sọ sẽ phụ thuộc vào việc trẻ bị bệnh loại nào.

Bệnh chồng khớp sọ là gì?

Thông thường, hộp sọ của trẻ sơ sinh được cấu tạo bởi nhiều xương. Giữa các xương có các khớp và có thóp trước, thóp sau. Đây là nơi hội tụ, tiếp nối của các xương sọ với nhau. Khi trẻ lớn lên thì các khớp này cũng giãn ra tương ứng với kích thước hộp sọ tăng lên để thích ứng với sự phát triển của não, sau đó liền dần. Mốc cơ bản để các khớp này cài vào nhau là khoảng thời gian 2 – 4 tuổi và chỉ dính thật sự sau 20 tuổi.

Một em bé bị chồng khớp sọ là khi có hiện tượng các khớp sọ bị dính lại với nhau thay vì chỉ khớp ngậm. Nếu nhìn hoặc sờ sẽ thấy có một gờ xương nhô cao dọc theo đường khớp. Khi ấn vào hai xương ở hai bên đường khớp sẽ không di chuyển được.

Do thể tích não tăng nhanh 1,5 đến 2 lần trong vòng 12 tháng đầu đời của trẻ trong khi các khớp sọ bị liền sớm làm hộp sọ không thể giãn ra tương ứng. Não bị chèn ép lâu dễ gây các biến chứng như thiểu năng trí tuệ hay chèn ép dây thần kinh khiến mắt lồi, nhìn kém, mù, ...

Ngoài ra bệnh còn có thể ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý trẻ, mức độ tùy thuộc vào dị tật gây biến dạng vùng sọ mặt nhiều hay ít.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chồng khớp sọ

Để biết được trẻ có bị chồng khớp sọ hay không thì cha mẹ cần phải hiểu về các loại chồng khớp sọ. Bệnh được chia thành 2 dạng là:

  • Chồng khớp sọ bẩm sinh. Các khớp sọ của trẻ bị dính từ trong bào thai, đây được coi là 1 loại dị tật bẩm sinh và các bác sĩ chưa tìm ra nguyên nhân. Những trường hợp dị tật bẩm sinh thế này rất ít gặp, tỉ lệ là 6/10.000 trẻ
  • Chồng khớp sọ thứ phát, trẻ bị bệnh vì các lý do bệnh lý trong quá trình sinh cũng như khi lớn lên

Với các trường hợp bẩm sinh, dấu hiệu nhận biết bệnh rất rõ ràng vì cha mẹ có thể nhận ra ngay sự bất thường của hộp sọ và các cơ quan lân cận.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Còn với chồng khớp sọ thứ phát, đòi hỏi người chăm sóc trẻ cần theo dõi vòng đầu và hình dáng hộp sọ con qua từng tháng theo các chỉ số sau:

  • 0 tháng tuổi – 34,8 cm
  • 3 tháng tuổi – 40 cm
  • 6 tháng tuổi – 42,4 cm
  • 12 tháng tuổi – 45 cm
  • 15 tháng tuổi – 45,8 cm
  • 18 tháng tuổi – 46,5 cm
  • 21 tháng tuổi – 47 cm
  • 24 tháng tuổi – 47,5 cm
  • 27 tháng tuổi – 47,8 cm
  • 30 tháng tuổi – 48,2 cm
  • 33 tháng tuổi – 48,4 cm
  • 36 tháng tuổi – 48,6 cm

Khi đo, cần thực hiện theo cách là:

  • Dùng dây đo co giãn quấn vòng quanh phần rộng nhất của trán của bé, ở ngay sát trên tai và điểm giữa của phía sau đầu
  • Tiến hành đo đều đặn như vậy mỗi tháng một lần vào một ngày cố định

Chu vi vòng đầu của trẻ phát triển không bình thường là khi quan sát thấy vòng đầu của bé không tăng nhanh hoặc không nằm trong phạm vi an toàn. Cha mẹ cần đo vòng đầu của trẻ sơ sinh thường xuyên cho đến khi trẻ lên 3 tuổi. Nếu chu vi vòng đầu của trẻ không tăng trong vòng 2 tháng thì nên đưa bé đến bác sĩ để theo dõi kỹ lưỡng.

Cách điều trị dành cho trẻ

Ngay khi thấy con có dấu hiệu của bệnh chồng khớp sọ, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ở các cơ sở chuyên môn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kinh nghiệm của một người mẹ đã từng có con bị chồng khớp sọ cho biết:

"Các mẹ có thể đưa con đến khám chuyên khoa thần kinh của các bệnh viện có chuyên khoa này, tuy nhiên nên chọn bệnh viện uy tín và trình độ của bác sĩ cao 1 chút vì cái này nó ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ của con nếu không được can thiệp kịp thời".

Việc thăm khám và chữa trị cho trẻ bị chồng khớp sọ thường được tiến hành theo các bước dưới đây

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1. Tiến hành chụp MRI hoặc chụp CT cho trẻ (bé cần phải nhịn ăn 6 tiếng trước khi chụp)

2. Bệnh lí chồng khớp sọ bẩm sinh nguyên phát và thứ phát loại 1 có thể can thiệp bằng hình thức phẫu thuật. Lứa tuổi phẫu thuật tốt nhất là 3 – 6 tháng tuổi, khi các xương sọ trẻ còn mỏng, dễ uốn nắn và sự biến dạng chưa nhiều

Tuy nhiên, trường hợp trẻ chỉ bị dính 1 khớp với mức độ nhẹ và mức độ dính không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của hộp sọ, não bộ cũng như các cơ quan lân cận thì thường không cần phải can thiệp gì. Các khớp này có thể tự giãn ra hoặc nếu dính nó sẽ chỉ là 1 tật nhỏ, thông thường sẽ không gây hại gì cho trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage ca the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Bài viết của

Minh Hương