Chồng không muốn đeo nhẫn cưới có phải là dấu hiệu của ngoại tình không?

Vì sao chồng không muốn đeo nhẫn cưới? Do lơ đễnh, tránh vướng víu hay vì một lí do nào khác? Các chị vợ thật khó tránh phiền lòng khi ngay cả vật kỷ niệm quan trọng như vậy mà các anh chồng cũng “quên”!

Ý nghĩa của đôi nhẫn cưới

Được du nhập vào Việt Nam từ thời kỳ Pháp thuộc, chiếc nhẫn cưới chiếm một vị trí quan trọng trong đám cưới người Việt. Nó là dấu hiệu “nhắc khéo” chủ nhân của mình là người đã “yên bề gia thất”.

Nhẫn còn là lời nhắc nhớ nguyên tắc trong cuộc sống hôn nhân: lấy chữ “Nhẫn” làm đầu, nhường nhịn để tránh bất hoà.

Không đơn thuần là một món trang sức, chiếc nhẫn cưới thể hiện sự gắn kết vợ chồng và nhắc nhớ trách nhiệm của cả người mang chúng.

4 điều kiêng kỵ khi đeo nhẫn cưới

Thời điểm đeo nhẫn

Không đeo nhẫn trước khi lễ cưới diễn ra để tránh gia đình không hạnh phúc, vợ chồng xáo trộn. Sau khi thắp hương hành lễ gia tiên trước sự chứng kiến của gia đình hai họ, đeo nhẫn cưới mới mang lại hạnh phúc trọn vẹn.

Vị trí đeo nhẫn

Ở châu Âu, bàn tay trái có một mạch máu đặc biệt được gọi mà mạch máu tình yêu. Họ cho rằng nếu đeo nhẫn ngón này thì tình yêu sẽ bền vững. Ngón áp út trong quan điểm của người Trung Quốc là ngón dành riêng cho bạn đời.

Quan điểm “nam tả, nữ hữu” cũng được áp dụng tại Việt Nam: chồng mang nhẫn bên trái, vợ mang nhẫn bên phải.

Hai chiếc nhẫn không giống nhau

Nhẫn cưới thường được làm theo cặp với kiểu dáng giống nhau. Điều này thể hiện sự đồng thuận giữa hai vợ chồng. Đeo hai chiếc nhẫn khác nhau, vợ chồng dễ xảy ra mâu thuẫn. Hạnh phúc không bền vững.

Bán hoặc làm mất nhẫn cưới

Mất nhẫn cưới có thể là điềm dự báo hôn nhân tan vỡ. Nếu nhẫn không còn vừa tay nữa, bạn có thể đem nhẫn đi sửa. Hoặc cất đôi nhẫn ấy làm kỉ niệm và cùng nhau mua đôi nhẫn khác.

Ngoài 4 điều này, việc các anh chồng không muốn đeo nhẫn cưới cũng khiến không khí gia đình bất hoà. “Canh không lành, cơm không ngọt” có thể xuất phát từ những điều tưởng như nhỏ nhặt và vô tình đến thế!

5 nguyên nhân tại sao chồng không muốn đeo nhẫn cưới

Chàng không quen đeo trang sức

Mỗi người đàn ông sẽ có quan điểm riêng về việc đeo trang sức. Có người không thích. Nhưng có người lại rất chuộng dây chuyền, đồng hồ, nhẫn… để tăng giá trị bản thân.

Tuy nhiên, nhẫn không phải là một loại trang sức đơn thuần. Do đó, dù không thích, các anh chồng nên đeo nhẫn cưới để “ngầm báo” tình trạng hôn nhân của mình nhé!

Chồng không muốn đeo nhẫn cưới vì tránh vướng víu

Chị em phụ nữ thường chọn việc công sở, ngồi văn phòng. Nam giới có rất nhiều khi phải va chạm. Nhất là những việc lao động cần đến tay. Đầu bếp, làm bánh, phụ hồ, công trình… những trường hợp này sẽ khá khó khăn khi phải đeo nhẫn cưới.

Không chỉ vướng víu, việc thường xuyên va chạm cũng khiến hình thức chiếc nhẫn bị ảnh hưởng, méo mó hoặc trầy xước không hay.

Hết yêu nồng nhiệt như xưa

“Lúc mới yêu thật vui biết bao nhiêu…” Tất cả những gì bạn làm đều đúng. Say tình, cánh mày râu có thể bỏ qua những lỗi lầm của người yêu. Nhưng khi về chung nhà, nhiều phát sinh không hay xảy ra.

Cảm thấy cuộc sống sau hôn nhân quá khác so với tưởng tượng, đàn ông cảm thấy áp lực mỗi khi về nhà. Chồng không muốn đeo nhẫn nữa. Và họ dần tháo nhẫn cưới ra…

Với đàn ông, việc tháo nhẫn như cởi bỏ áp lực, trút được gánh nặng. Còn những người vợ thì không nghĩ vậy. Cuộc sống gia đình bắt đầu mất dần êm ấm.

Cãi nhau với vợ – chồng không muốn đeo nhẫn cưới

Trong cơn giận, “cái tôi” được bộc phát rõ nhất. Sự nhường nhịn đồng thuận dường như biến mất. Thay vào đó là chủ nghĩa cá nhân được đưa lên hàng đầu. Những món đồ chung bị gạt sang một bên hay cất vào một góc.

Không đeo nhẫn cưới là một trong những phản ứng thường thấy khi vợ chồng cãi nhau.

Muốn có cơ hội tán tỉnh người phụ nữ khác

“Chán cơm thèm phở” là một biểu hiện thường thấy ở nam giới khi có gia đình. Tìm một niềm vui mới là lựa chọn nhất thời của rất nhiều anh chồng. Tất nhiên, khi đi tán tỉnh, chẳng ai dại mà đeo nhẫn cưới vì khác gì “lạy ông tôi ở bụi này”.

Nếu không bị phát hiện, họ có thể lén lút vụng trộm vui vẻ. Nhưng khi bị phát hiện, họ vẫn quanh co được vì “hôn nhân của mình không hạnh phúc”.

Một gia đình hạnh phúc là mơ ước của tất cả mọi người. Để vun đắp và duy trì hạnh phúc ấy, nhường nhịn nhẫn nại là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Chiếc nhẫn cưới như một vật giao ước về hạnh phúc lâu dài của cuộc hôn nhân.

Dù chồng không muốn đeo nhẫn cưới, hai bạn hãy cùng nhau ngồi lại nói chuyện để luôn gìn giữ và nâng niu như nâng niu hạnh phúc gia đình nhé!

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nhi Le