Chồng bị thủy đậu quan hệ có thai liệu có nguy hiểm?

Nếu người mẹ đã bị thủy đậu trước đó, bạn không cần phải làm gì để bảo vệ thai nhi. Cơ thể của phái đẹp nên có kháng thể bảo vệ bạn khỏi mắc bệnh thủy đậu. Để từ đó, các thiên thần nhỏ của bạn sẽ được bảo vệ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chồng bị thủy đậu quan hệ có thai liệu có gây nguy  hiểm cho thai nhi và người mẹ? Đây là câu hỏi khiến nhiều mẹ lo sợ và thường có nhiều suy nghĩ tiêu cực. Vì thế, điều đầu tiên bạn cần làm là nên thật bình tĩnh.

Sau đó, bạn có thể tham khảo thông tin trực tuyến hoặc ngoại tuyến với nguồn tin uy tín hoặc tham vấn ý kiến của bác sĩ. Bởi hơn ai hết, bạn sẽ người hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân để tìm được biện pháp phòng ngừa phù hợp nhất.

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Bác sĩ Vũ Nhật Nam - Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh

Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu là loại bệnh lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp do nhiễm Varicella zoster virus (VZV), thường phổ biến trẻ em. Thời gian ủ bệnh thực tế là khoảng 2 tuần.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Triệu chứng dễ nhận biết của bệnh thủy đâu là sốt, mệt mỏi, đồng thời cơ thể bắt đầu xuất hiện bóng nước với, đường kính từ 2 – 5mm.

Thông thường, nhiễm trùng sẽ không gây nguy hiểm cho trẻ em. Tuy nhiên, cứ từ 1 đến 2 trong số 10 phụ nữ mang thai (khoảng 10% - 20%) bị thủy đậu sẽ xuất hiện tình trạng viêm phổi nguy hiểm.

Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, tần suất mắc bệnh thủy đậu nguyên phát (mắc bệnh lần đầu) trong thai kỳ khoảng 5/10.000 – 7/10000.

Lý giải cho điều này là do phần lớn các chị em đang mang thai đã từng mắc bệnh khi còn nhỏ hay đã được tiêm chủng ngừa bệnh từ trước đó.

Chồng bị thủy đậu quan hệ có thai có sao không?

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Bệnh thủy đậu lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp chất dịch ở bóng nước của người mắc bệnh. Khi người chồng bị thủy đậu và có quan hệ với vợ, tuy bệnh không lây qua đường tình dục nhưng vẫn có thể lây lan thông qua hô hấp và tiếp xúc với các bóng nước bị bể. Đối với phụ nữ chưa mắc thủy đậu trước đó và chưa được tiêm vắc xin ngừa thủy đậu thì khả năng nhiễm bệnh vẫn có. Và nếu mang thai, bệnh thủy đậu sẽ để lại một số ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu người chồng đang bị thủ‌y đậu, các cặp vợ chồng nên tạm thời kiêng "lâm trận" trong một thời gian ngắn (khoả‌ng 1 tuần đến 10 ngày).

Sau khi đã chữa dứt điểm bệnh thủy đậu, các nàng mới nên cùng người bạn đời tiến hành chuyện "yêu" như bình thường. Bởi với sự tiến bộ của y học hiện nay, căn bện‌h này chữa không mấ‌t quá nhiều thời gian đâu, các cặp đôi nhé.

Bệnh thủy đậu ảnh hưởng trên thai kỳ như thế nào?

Đã từng nhiễm bệnh hay đã tiêm chủng trước khi mang thai

Với trường hợp đã từng nhiễm bệnh thủy đậu trước khi mang thai hay đã được tiêm ngừa bệnh thủy đậu, phái đẹp đã được miễn dịch với bệnh này. Khi đó, cơ thể của bạn đã tồn tại kháng thể chống lại bệnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngược lại, nếu mang thai nhưng chưa từng nhiễm bệnh thủy đậu hoặc chưa được tiêm chủng ngừa bệnh thủy đậu, khả năng bé khi được sinh ra sẽ bị ảnh hưởng.

Một số dị tật thai nhi khi mẹ nhiễm bệnh

Bác sĩ Nam cho biết, đối với những thai phụ bệnh thủy đậu nguyên phát khi mang thai, bệnh có thể lây qua thai nhi và khiến thai mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Các triệu chứng có thể gặp phải ở trẻ sau khi sinh ra là sẹo ở da, tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển tâm thần. Chỉ có khoảng 1-2% trẻ có mẹ bị thủy đậu trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Sau giai đoạn này, các dị tật bẩm sinh rất hiếm xảy ra nhưng một số trường hợp, trẻ có thể gặp vấn đề với hệ thống thần kinh trung ương (não và tủy sống) nếu mẹ bị nhiễm bệnh trong ba tháng thứ cuối thai kỳ.

Cách dự phòng cho mẹ và thai nhi

Nếu người mẹ đã bị thủy đậu trước đó, bạn không cần phải làm gì để bảo vệ thai nhi. Cơ thể của phái đẹp nên có kháng thể bảo vệ bạn khỏi mắc bệnh thủy đậu. Để từ đó, các thiên thần nhỏ của bạn sẽ được bảo vệ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu chưa từng bị thủy đậu trước đó và đang mang thai, các mẹ có thể tham vấn ý kiến của bác sĩ để được tiêm globulin miễn dịch zoster (ZIG) khi tiếp xúc với người bị thủy đậu.

ZIG cần được đưa ra trong vòng 4 ngày kể từ khi mẹ tiếp xúc lần đầu tiên với người nhiễm bệnh. Điều này sẽ được bác sĩ chỉ định nếu phụ nữ mang thai chưa có kháng thể chống thủy đậu.

Chồng bị thủy đậu quan hệ có thai là trường hợp khá nhạy cảm cho phái đẹp, đặc biệt là các chị em đang mang thai hoặc dự định có con. Vì thế, mẹ hãy chờ cho người bạn đời khỏi bệnh để có thể thoải mái "lâm trận" mà không phải lo lắng vì gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi nhé.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.

Bài viết của

Anh Nguyen