Nên cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa là hợp lý? Các nhóm dưỡng chất cần thiết trong quá trình ăn dặm của trẻ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bước sang tháng thứ 6, trẻ nên được bắt đầu cho ăn dặm. Nhiều chị em có con lần đầu sẽ thắc mắc nên cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa, vào thời điểm nào trong ngày thì tốt nhất. Theo tư vấn của các chuyên gia, trong giai đoạn đầu trẻ vẫn còn bú mẹ thì việc lựa chọn khung thời gian không quá khắt khe, nên cho trẻ ăn 2 bữa/1 ngày và không quá cách xa nhau. Trong các giai đoạn tiếp theo, khi bé đã thành thục hơn, mẹ có thể tăng lên 3 bữa/1 ngày tùy theo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Khi nào trẻ bắt đầu ăn dặm?

Khi được 6 tháng tuổi, trẻ cần khoảng 700kcal mỗi ngày nhưng sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450kcal. Vì vậy, bắt đầu ăn dặm tại thời điểm này là cần thiết để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho bé phát triển. Ngoài ra, nguồn dự trữ sắt sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên. Nếu cơ thể con không có đủ lượng sắt cần thiết thì sẽ bị thiếu máu. Khoảng thiếu hụt sắt lớn nhất vào lúc trẻ 6 -12 tháng và nguy cơ thiếu máu lớn nhất cũng ở nhóm tuổi này.

Tháng thứ 6 là thời điểm trẻ nên được cho ăn dặm

Trước 4 tháng tuổi, cơ thể trẻ chưa có đủ men amylase để tiêu hóa chất bột. Cho bé ăn dặm trước 4 tháng dễ khiến bé dễ chán sữa mẹ và bú ít đi, dẫn đến tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu từ sữa mẹ, làm giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Mặt khác, bé dễ bị dị ứng thực phẩm do hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện, đặc biệt là những bé có cơ địa nhạy cảm.

Ngược lại, nếu cho bé ăn dặm muộn sau 6 tháng, nhiều khả năng trẻ sẽ đứng cân, tăng trưởng chậm do sữa mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phát triển. Việc bắt đầu ăn dặm cũng rất quan trọng để giúp bé học cách ăn, trải nghiệm vị giác với các loại thực phẩm; giúp phát triển răng và xương hàm, xây dựng các kỹ năng khác…

Nên cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa là hợp lý?

Giai đoạn 6 – 7 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 bữa/ngày vì đây là những ngày đầu tiên giúp bé làm quen với thức ăn mới. Bé sẽ bắt đầu tập sử dụng lưỡi, cơ hàm để nhai, nuốt thức ăn lộm cộm khác với sữa mẹ. Lượng thức ăn đầu tiên chỉ nên ở mức khoảng 15ml/bữa. Mẹ nên xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé với 2 nhóm là chất bột đường, vitamin và chất khoáng có nhiều trong khoai tây, khoai lang, các loại rau, quả như: rau cải, bó xôi, bí đỏ, táo, chuối…

Trẻ 6 tháng chỉ nên ăn dặm 1 bữa/ngày

Từ 8 – 10 tháng cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa?

Lúc này bé đã quen với việc nhai nuốt thức ăn, mẹ có thể tăng ăn dặm lên 2 bữa/1 ngày và giảm còn 5 cữ sữa/1 ngày. Từ tháng thứ 8, ngoài nhóm tinh bột, rau xanh mẹ đã có thể bổ sung thêm nhóm đạm và chất béo vào thực đơn ăn dặm cho bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Từ tháng thứ 8 mẹ nên bổ sung đủ 4 nhóm chất cần thiết

Giai đoạn từ 10 – 12 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, nguồn thức ăn chính là sữa đã được thay thế bằng đồ ăn dặm với tỉ lệ cung cấp năng lượng hơn 60%/1 ngày. Mẹ cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng trong các bữa ăn để con không bị thiếu chất và phát triển toàn diện.

Trẻ 10 – 12 tháng tuổi có thể chuyển sang ăn dặm 3 bữa/1 ngày hoặc 2 bữa chính và 1 bữa phụ. Lượng sữa trong giai đoạn này cần đảm bảo 500 – 600ml/1 ngày để đảm bảo dinh dưỡng.

Lúc này, bé đã có răng cửa nên khả năng cắn, xé, nhai, nuốt thức ăn được cải thiện nhiều hơn trước. Bé có thể cắn cả miếng to và điều chỉnh để phù hợp với khoang miệng của mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé đã có răng nên khả năng xử lý thức ăn tốt hơn

Sau 12 tháng

Việc ăn dặm của trẻ đã trở thành bữa ăn hằng ngày giống như người lớn còn sữa trở thành bữa phụ, thức uống dinh dưỡng bổ sung. Mẹ nên lưu ý bổ sung đầy đủ các nhóm chất và lựa chọn thực phẩm để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của bé.

Các nhóm dưỡng chất cần thiết trong ăn dặm

Theo các chuyên gia, mỗi bữa ăn của trẻ cần phải đầy đủ 4 dưỡng chất cần thiết sau:

Tinh bột

Tinh bột có nhiều trong các loại thực phẩm như gạo, ngô, khoai và các loại đậu… Hãy lựa chọn những thực phẩm này để thêm vào thực đơn ăn dặm cho trẻ. Mẹ cần đa dạng các bữa ăn dặm để kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.

Thực phẩm giàu tinh bột

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chất đạm

Thực phẩm giàu chất đạm thường có trong các loại thịt, cá, trứng, hải sản… Từ tháng thứ 7 trở đi, mẹ có thể tăng cường thêm các loại hải sản, ăn ít nhất là 3 bữa/tuần và 1 bữa cá béo.

Việc ăn quá nhiều đạm sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa và có nguy cơ mắc chứng biếng ăn vì vậy mẹ nên bổ sung đạm với lượng hợp lý.

Chất béo

Chất béo là nguồn thực phẩm rất giàu năng lượng, là thành phần của màng tế bào, mô não… ngoài ra nó là dung môi giúp cơ thể hấp thu tốt các vitamin A, D, E, K.

Chất béo có nguồn gốc từ thực vật như: dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu mè… có các acid béo cần thiết, vitamin E và hoàn toàn không có cholesterol. Đây là loại chất béo được khuyến khích sử dụng trong bữa ăn của trẻ. Chất béo có nguồn gốc từ động vật chủ yếu có các acid béo bão hoà, chứa nhiều cholesterol và khó hấp thu.

Chất béo cung cấp năng lượng cho trẻ

Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin, khoáng chất

Vitamin và chất xơ có nhiều trong các loại rau, củ quả. Đối với những trẻ bắt đầu ăn dặm, chỉ nên cho thêm 1 thìa rau, sau đó tăng lên 2 đến 3 thìa cho 1 bữa ăn là đủ. Mẹ nên bổ sung thêm hoa quả vào các bữa phụ như chuối, táo, đu đủ…

Những điều cần lưu ý khi cho bé ăn dặm

Ép trẻ ăn quá mức sẽ không mang lại kết quả tốt, thậm chí còn có thể phản tác dụng, khiến con cảm thấy sợ mỗi khi đến giờ ăn. Do đó, nếu mẹ thấy con nhè thức ăn, quay đầu đi nơi khác, bặm môi thật chặt hoặc khóc ré lên thì đừng bắt bé ăn nhiều hơn những gì bé muốn. Trẻ sẽ ăn khi đói và dừng lại khi đã no. Một khi hiểu được điều này thì mẹ sẽ tránh được việc ép bé ăn quá nhiều, không có lợi cho bé khi lớn lên.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hãy tạo cho bé cảm giác thích thú với đồ ăn

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần cho con có thời gian thích nghi với thức ăn. Hãy nhớ rằng, mẹ chính là hình mẫu cho bé, con sẽ cảm thấy thích thú với thực phẩm hơn nếu bé thấy người lớn ăn một cách vui vẻ. Tuy nhiên, đừng ép buộc trẻ ăn và đừng dùng đồ chơi làm bé phân tâm khi ăn uống.

Tạm kết

Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm nhiều chị em không khỏi lúng túng trong việc cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa và cách bổ sung các nhóm dưỡng chất cần thiết. Hy vọng, các chị em có thể áp dụng được những kiến thức trên để có một chế độ ăn dặm hiệu quả nhất, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi