Cho con ngủ cùng phòng như thế nào cho đúng cách?

Theo AAP, cho bé ngủ trong cùng một phòng (không phải cùng một giường) làm giảm đáng kể nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hướng dẫn về giấc ngủ cho trẻ sơ sinh của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã chỉ ra cách cha mẹ nên bố trí như thế nào nếu cho con ngủ cùng phòng: chung một phòng nhưng không chung giường mà trong một chiếc nôi/nệm riêng.

Nên cho con ngủ cùng phòng như thế nào?

Theo The Huffington Post, đây là lần đầu tiên AAP đưa ra khuyến cáo về cách cha mẹ nên sắp xếp cho con ngủ cùng phòng như thế nào:

Tiến sĩ Lori Feldman-Winter, đồng tác giả của các hướng dẫn trên, nói với The Huffington Post: "Chúng tôi đã có bằng chứng mới và những bằng chứng này thực sự cho phép chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị tân tiến hơn về cách cho con ngủ cùng phòng của các gia đình.”

Những khuyến cáo này chỉ ra sự thật nổi bật rằng ngày nay, càng có nhiều bố mẹ lựa chọn cách cho con ngủ cùng phòng, mặc dù việc làm này trên thực tế vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi trong giới y khoa vì thiếu bằng chứng. Mặc dù AAP không khuyên bạn nên ngủ chung nhưng trong các nguyên tắc mới về giấc ngủ của họ thừa nhận rằng nhiều bậc cha mẹ đang thực hành việc ngủ cùng con. Chính vì vậy, tổ chức cũng đã đưa ra các hướng dẫn giúp những cha mẹ vẫn chọn cách cho con ngủ cùng phòng có thể bố trí phòng ngủ cho bé tốt hơn.

Dưới đây là một số đề xuất quan trọng từ hướng dẫn mới khi cho bé sơ sinh ngủ cùng phòng

Trẻ sơ sinh nên nằm ngửa

Theo hướng dẫn mới, nằm sấp và nằm nghiêng là hai tư thế ngủ không an toàn với trẻ sơ sinh. Nằm ngửa, trong khi đó, không làm tăng nguy cơ nghẹt thở. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nằm sấp và nằm nghiêng làm tăng nguy cơ hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS) cho trẻ từ 0-1 tuổi. Một khi em bé của bạn có thể dễ dàng lật người/ lăn qua một vị trí khác (khi bé trên 1 tuổi), bạn có thể cho phép bé ngủ ở bất cứ vị trí nào.

Bé nên nằm trên bề mặt cứng, chắc và không có bất kì vật mềm nào xung quanh

Bề mặt ngủ của bé cần vững chắc để không lõm theo hình dạng đầu của bé và bít đường thở của bé, vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị nghẹt thở khi con bạn lăn xuống nằm sấp. Không sử dụng gối, chăn và chăn bông để đảm bảo bé không bị nghẹt thở vì những vật này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chuyên gia khuyến nghị mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên

Trừ khi các bà mẹ có vấn đề về đường tiết sữa, họ nên cố gắng cho con bú sữa mẹ hoán toàn hoặc cho con ăn thêm sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu tiên, vì trẻ bú mẹ ít bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh hơn.

Trong vòng ít nhất 6 tháng đầu tiên (tốt nhất là 1 năm đầu tiên), cha mẹ nên cho con ngủ cùng phòng, nhưng trên một bề mặt riêng biệt gần giường cha mẹ chứ không cùng giường

Bằng chứng cho thấy trẻ sơ sinh ngủ trong phòng của bố mẹ - trên một cái giường/ nôi riêng biệt - có nguy cơ mắc chứng đột ít hơn tới 50%. Điều này làm giảm nguy cơ nghẹt thở và siết cổ có thể xảy ra khi em bé ngủ trên giường của cha mẹ.

Khi cho trẻ ăn hoặc dỗ trẻ, cha mẹ nên sử dụng giường riêng của mình thay vì ghế dài hoặc ghế bành

Mặc dù AAP kịch liệt phản đối việc cho con ngủ chung giường, nhưng tổ chức cũng nói rằng nếu cha mẹ cần dỗ con hoặc cho trẻ ăn, cha mẹ nên làm điều này trên giường riêng để đề phòng trường hợp cha mẹ ngủ quên. Lý do là vì đệm ghế hoặc tay ghế bành dễ gây đột tử hơn bề mặt phẳng của giường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi cho trẻ ăn hoặc dỗ trẻ trên giường, bố mẹ cũng nên cất các loại gối mềm hoạc chăn bông to đi, vì những đồ vật nà có thể gây nghẹt thở hoặc siết cổ bé khi bé ngủ. Ngay khi cha mẹ thức dậy, em bé nên được đặt lại trong chỗ ngủ riêng biệt của mình.

Đọc thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Michelle Le