Cho con bú đúng cách, không phải mẹ nào cũng biết!

Cho con bú vốn là bản năng của người làm mẹ, nhưng đôi khi không phải ai cũng biết cách cho con bú thích hợp nhất. Tham khảo một số ý kiến chuyên gia để công cuộc cho con bú của các mẹ diễn ra thuận lợi hơn nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cho con bú thế nào là đúng cách?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên hoàn hảo nhất dành cho bé trong những tháng đầu đời. Sữa mẹ có chứa các kháng thể tăng cường miễn dịch và các enzym có lợi mà chưa nghiên cứu khoa học nào có thể bào chế ra được. Cho con bú giúp bé nhận ra hơi mẹ, cảm nhận được về mẹ ngay từ khi mới lọt lòng.

Nuôi con bằng sữa mẹ là giải pháp tối ưu hoàn hảo cho bé yêu của mẹ. Tuy nhiên, có khá nhiều bà mẹ còn gặp lúng túng trong những lần đầu tiên cho con bú. Vậy làm thế nào để cho con bú đúng cách giúp mẹ và bé yêu trải nghiệm quá trình nuôi con bằng sữa mẹ một cách trọn vẹn nhất?

Thời điểm cho con bú thích hợp nhất

Bé cần được bú mẹ sau khi chào đời càng sớm càng tốt. Trẻ sau khi sinh khoảng đã có phản xạ tìm vú và bú mút tự nhiên. Sữa non là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá, giàu năng lượng, dễ tiêu hóa và chứa nhiều chất đề kháng. Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến khích các bà mẹ nên cho bé bú trong vòng một giờ đồng hồ sau khi sinh.

Nhu cầu bú của bé trong tháng đầu đời là khoảng từ 8 đến 12 lần một ngày tùy thuộc vào từng bé. Những tháng sau đó số lần bú của bé sẽ ít hơn và khoảng cách giữa những lần bú là lâu hơn nhưng mỗi cữ bú sẽ kéo dài hơn.

Tư thế đúng khi cho con bú

Hãy chắc chắn rằng mẹ đang ngồi thoải mái và có chỗ dựa lưng và kê tay chắc chắn.

Cởi bớt quần áo của bé khi cho bé bú, sự tiếp xúc da thịt giúp quá trình bé bú trở nên tự nhiên và thuận lợi hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ôm bé vào lòng, để mặt bé đối diện với ngực và cằm tiếp xúc với đầu ti của mẹ là tư thế tiếp xúc chuẩn nhất.

Để bé nằm nghiêng trong tư thế thoải mái nhất.

Tay mẹ nâng bầu ngực của mình từ bên dưới.

Một tay đỡ đầu và cổ bé, tay còn lại dùng ngón tay kẹp vào quầng vú hoặc núm vú, ngón tay cái bên trên và ngón trỏ bên dưới, để giúp bé có thể ngậm ti môt cách thoải mái nhất.

Chạm nhẹ đầu ti mẹ vào môi của bé để kích thích khả năng bé tự tìm vú mẹ, từ đó mở rộng miệng để ngậm ti mẹ. Hãy khuyến khích con ngậm cả bầu vú mẹ thay vì chỉ ngậm đầu ti, điều này giúp bé bú được nhiều hơn và mẹ không bị đau đầu ti.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hướng đầu ti mẹ vào miệng chứ ko đẩy sâu vào vùng lưỡi của bé.

Mẹ tiếp tục nâng bầu vú của mình cho đến khi bé bú và nuốt sữa mẹ một cách nhịp nhàng.

Nếu mẹ bị đau khi bé bắt đầu nuốt, hãy đưa núm vú ra ngoài và làm lại.

Hãy để bé bú cạn một bên vú rồi mới chuyển sang bên vú kia nhằm đảm bảo bé được bú đủ cả sữa trước và sữa sau. Sữa sau có nhiều chất béo và năng lượng hơn, nếu bé không bú đến phần sữa này thì sẽ không đủ no và mẹ có nguy cơ bị tắc tia sữa hoặc viêm tuyến vú. Khi cho bé bú bên vú còn lại mà bé chỉ bú một chút thì mẹ nên vắt phần sữa còn lại ra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu nhận biết bé bú đã đủ no

Mẹ thường có cảm giác căng ngực trước lúc sắp cho bé bú. Khi cho bé ti mẹ xong, bầu ngực mẹ trở nên mềm và nhẹ nhõm, như vậy có nghĩa là sữa của mẹ đã được bé tận dụng triệt để.

Sau khi bú no, bé bắt đầu nhịp bú chậm lại và sâu hơn, đôi khi còn nhai bầu vú mẹ.

Âm thanh bé nuốt sữa phát ra từ cổ họng bé có thể nhỏ hoặc lớn. Nếu mẹ nghe thấy tiếng nuốt này nhiều trong quá trình bú nghĩa là bé đã nhận được nhiều sữa mẹ.

Vẻ mặt bé thể hiện sự hài lòng, vui vẻ và không có dấu hiệu muốn bú tiếp nữa.

Những lưu ý khi cho con bú

Hãy nhớ rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể gặp nhiều khó khăn hơn nếu mẹ hạn chế cho con bú, cho bé uống thêm sữa bột khi bé chưa sẵn sàng hoặc cho bé sử dụng núm vú giả quá sớm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong vòng 6 tháng đầu đời, không nên cho bé uống nước hay sữa ngoài mà hãy cho bé bú mẹ hoàn toàn. Vì bé bú mẹ càng thường xuyên thì mẹ sẽ càng có nhiều sữa hơn.

Hãy cổ vũ và tận dụng sự hỗ trợ từ bố bé và những thành viên khác trong gia đình để việc cho con bú thêm thuận lợi.

Nếu mẹ còn gặp khó khăn trong việc cho bé bú, đừng vội nản chí hay từ bỏ. Hãy thử lặp lại từng bước một và cố gắng tìm ra cách thoải mái nhất cho cả mẹ và bé cho cả quá trình.

Hãy cho bé bú theo nhu cầu của mình. Mẹ hãy để bé tiếp tục bú cho đến khi no bé sẽ tự bỏ vú mẹ và rời vú mẹ một cách tự nhiên.

Nên luân phiên thường xuyên thay đổi bên vú bắt đầu bú cho mỗi lần bé bú, việc này sẽ giúp bé làm quen với tư thế bú và giúp sữa về đều ở cả hai bên.

Mẹ có thể thử nghiệm cho bé bú ở các tư thế khác nhau để tìm được những tư thế  đem lại sự thoải mái nhất cho cả hai mẹ con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hãy nghiên cứu các thực đơn vừa giúp có nhiều sữa cho con bú mà không làm mẹ tăng cân.

Một điều khá quan trọng là các mẹ cần giữ tâm trạng thoải mái, đừng vội nản lòng nếu chưa thành thạo việc cho con bú. Cho con bú vốn là bản năng của người làm mẹ, đôi khi không cần quá khắt khe khi áp dụng các phương pháp nói trên. Có thể bé yêu sẽ chủ động tìm ti mẹ và khiến công cuộc cho con bú trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Theo: https://vn.theasianparent.com

Xem thêm các bài viết khác:

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.

Bài viết của

Mecoca