Gợi ý chế độ ăn uống cho bà bầu theo từng tuần cho thai kỳ khỏe mạnh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chế độ ăn uống cho bà bầu theo tuần thai hợp lý sẽ đảm cho cho thai kỳ phát triển khỏe mạnh. Chăm chút cho thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày không hề phức tạp đâu mẹ nhé!

Chế độ ăn uống cho bà bầu theo tuần thai như thế nào?

Tuần 1 – 4

Trong những ngày đầu thai kỳ, các tế bào lớp trong của phôi sẽ phát triển thành thai nhi. Song song đó, các lớp tế bào bên ngoài sẽ phát triển thành nhau thai. Thai nhi bắt đầu hình thành cấu trúc của mặt và cổ.

Giai đoạn này, mẹ cần bổ sung nhóm thực phẩm giàu protein. Thịt, cá, trứng, các loại đậu và ngũ cốc là những món mẹ không nên bỏ qua.

Axit folic là một dưỡng chất giảm nguy cơ nứt đốt sống. Mẹ sẽ hạn chế nguy cơ dị tật bẩm sinh, sẩy thai và sinh thấp cân.

Những loại thực phẩm giàu axit folic có thể kể đến như:

  • Nguồn tự nhiên: bánh mì, ngũ cốc, súp lơ xanh, rau bina, măng tây, đậu lăng, đậu đen, các loại hạt (như vừng, đậu phộng), thịt gà, vịt, thịt bò, gan, cam (hoặc bưởi)…
  • Thực phẩm chức năng: ít nhất 400mcg/ngày dạng thuốc viên.

Tuần 5 – 12

Đây là thời gian cơn ốm nghén hoành hành. Hormone nội tiết tố tăng lên dẫn đến nhiều sự thay đổi trong cơ thể. Mẹ sẽ thường xuyên buồn nôn, khó chịu trong bụng. Thậm chí, mẹ sẽ bỗng chống thèm một số món nhất định. Một điều khá thú vị là nếu thai nhi thiếu chất gì, mẹ sẽ thèm món ăn có chất đó.

Đồng thời, tay chân, mí mắt và đôi tay bé bắt đầu hình thành hình dáng rõ ràng. Chế độ ăn uống cho bà bầu theo tuần 5 – 12 nên bổ sung kẽm, đạm và vitamin B6. Nhấm nháp trà gừng và ăn các loại hạt sẽ giúp mẹ và bé khỏe hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuần 13 – 16

Chế độ ăn uống cho bà bầu theo tuần 13 – 16 yêu cầu khoảng 300 calo/ngày. Tim, mạch máu, vân ngón tay, ngón chân bắt đầu định hình.

Bổ sung chất xơ với rau và trái cây để tránh bị táo bón. Giảm đồ ăn vặt, thực ăn chế biến sẵn, uống đủ nước và tuyệt đối tránh caffeine nhé. Mẹ bầu nên dùng muối iốt thay cho muối thường.

Tuần 17 – 24

Giai đoạn này, các giác quan của bé phát triển vượt bậc. Bé đã dài khoảng 15,3cm, nặng khoảng 280g. Nhu cầu mỗi ngày của mẹ là 1000 – 1200mg canxi, khoảng 2.600 đơn vị quốc tế (UI) vitamin A, 100g vitamin C.

Thêm cà rốt và ớt vàng vào thực đơn để bổ sung vitamin A nhiều hơn bình thường. Tim và các mạch máu của thai nhi cũng bắt đầu định hình. 450 Kcal với đủ các nhóm thực phẩm giàu đạm, sắt, canxi, chất béo… là yêu cầu trong chế độ ăn uống cho bà bầu theo tuần 17 – 24.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuần 25 – 28

Đến tuần 25, tử cung của mẹ bắt đầu mở rộng để phù hợp với kích thước thai nhi. Thai nhi to lên khiến hệ thống tiêu hóa bị chèn ép. 80% bà bầu bị ợ nóng là vì thế.

Áp lực của thai nhi làm cho dịch axit di chuyển lên thực quản, khiến lồng ngực mẹ có cảm giác bỏng rát. Chia nhỏ các bữa ăn, tránh những món cay hoặc béo, đồ uống có gas, thịt hộp, rượu và cà phê sẽ cải thiện tình trạng khó chịu này.

Chế độ ăn uống cho bà bầu theo tuần 25 – 28 này cần có:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Thực phẩm giàu sắt, canxi: các loại thịt, cá, rau củ quả, các loại đậu, các loại sữa, sản phẩm từ sữa
  • Hạn chế thực phẩm nhiều muối để tránh nguy cơ tiền sản giật
  • Ăn nhiều bữa phụ

Tuần 29 – 34

Đây là thời điểm thai nhi phát triển vượt trội. Mẹ cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Các axit béo cần thiết cho não. Canxi cần cho xương, răng. Sắt để ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Mẹ cũng nên bổ sung dầu cá, các loại hạt, thịt nạc đỏ, đậu, rau lá màu xanh đậm và sữa chua tự nhiên.

Tuần 35 – 40

Đây là thời gian mẹ tích lũy năng lượng cho cuộc chạy marathon mang tên “sinh nở”. Nguồn carbohydrates với gạo nguyên cám, rau củ, bánh mì nguyên cám là những nguồn năng lượng không thể thiếu.

Những thực phẩm cần tránh trong chế độ ăn uống cho bà bầu theo tuần thai

Dù ở tuần thai nào, mẹ cũng cần tránh những thực phẩm không lành mạnh. Cụ thể như:

  • Thịt tái, sống: chứa toxoplasma và một số loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây nguy hiểm cho thai nhi.
  • Khoai tây mọc mầm: khiến mẹ bầu đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy.
  • Sữa chưa được tiệt trùng có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại như Listeria gây ngộ độc thức ăn.
  • Chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
  • Một số rau quả gây nguy hiểm cho thai nhi như đu đủ xanh, dứa, rau răm, rau má, rau sam, cam thảo…
  • Hạn chế đồ ngọt để tránh tăng cân không kiểm soát, tiểu đường thai kỳ và tăng nguy cơ sinh mổ.

Bất cứ mẹ bầu nào cũng muốn thai kỳ của mình khỏe mạnh. Hy vọng những thông tin về chế độ ăn uống cho bà bầu theo tuần thai sẽ giúp mẹ và bé phát triển tốt nhất. Chúc mẹ tròn con vuông nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nhi Le