Chảy máu cam khi mang bầu 3 tháng cuối có thể khiến mẹ phải sinh mổ!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chảy máu cam ở bà bầu không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng có thể gây băng huyết sau sinh. Đặc biệt là nếu bị chảy máu cam trong 3 tháng cuối, bà bầu có thể phải sinh mổ.

Vì sao bà bầu bị chảy máu cam?

Có khoảng 20% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng chảy máu cam. Vậy nguyên nhân do đâu? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, lượng estrogen và progesterone trong cơ thể mẹ bầu tăng nhanh chóng, lượng máu trong cơ thể cũng tăng lên tạo áp lực lớn lên các thành mạch, khiến các mạch máu mỏng manh ở mũi bị giãn nở và khi chúng bị vỡ sẽ gây ra hiện tượng chảy máu cam.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Nguyên nhân gây chảy máu cam ở bà bầu có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc như aspirin, warfarin, clopidogrel, enoxaparin, thuốc chống viêm không steroid hoặc một số loại thuốc làm thông mũi, các loại thuốc xịt mũi,...

Do thời tiết

Thời tiết lạnh, khô hoặc bà bầu thường xuyên ngồi trong phòng máy lạnh chính là nguyên nhân khiến màng nhầy trong mũi bị khô nứt và vỡ, gây ra hiện tượng chảy máu cam.

Tình trạng sức khỏe

Bà bầu bị chấn thương hoặc mắc một số bệnh lý như tăng huyết áp, rối loạn đông máu cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng chảy máu cam.

Chảy máu cam ở bà bầu có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia bác sĩ, hiện tượng chảy máu cam hiếm khi gây nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi. Bà bầu bị chảy máu cam vài lần trong quá trình mang thai là hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại.

Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy, có khoảng 10% phụ nữ bị chảy máu cam khi mang thai sẽ bị băng huyết sau sinh. Vì vậy, nếu chảy máu cam xuất hiện trong 3 tháng cuối thai kỳ thì bác sĩ sẽ cân nhắc việc mẹ bầu có cần thiết phải sinh mổ hay không.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, chảy máu cam thường xuyên mỗi tuần có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm, mẹ cần tới khám bác sĩ ngay để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng xử lý phù hợp.

Sơ cứu chảy máu cam tại nhà như thế nào?

Máu cam sẽ tự động ngưng chảy sau 20 phút, trong thời gian này, mẹ bầu nên và không nên thực hiện những điều sau:

Nên

  • Cầm máu bằng cách ngồi xuống, bịt chặt mũi trong 10 - 15 phút và thở bằng miệng, không nên kiểm tra tình trạng chảy máu ngay lúc này vì sẽ làm cản trở quá trình đông máu
  • Chườm một túi đá lạnh lên sống mũi để làm hẹp các mạch máu và làm chậm quá trình chảy máu
  • Giảm lượng máu xuống cổ họng bằng cách nghiêng người về phía trước để máu chảy ra ngoài, cách này giúp mẹ hạn chế cảm giác buồn nôn khi máu chảy xuống miệng
  • Nếu chảy máu khiến mẹ bầu bị chóng mặt, hãy nằm nghiêng một bên

Không nên

  • Nằm xuống hoặc nghiêng đầu ra sau, tư thế này có thể khiến mẹ nuốt phải máu gây buồn nôn, trường hợp máu chảy vào họng nhiều có thể gây kích thích đường thở rất nguy hiểm
  • Vận động mạnh, tập thể dục quá sức
  • Ngoáy mũi, dụi mũi mạnh hay thối vào mũi
  • Uống rượu
  • Ăn đồ ăn cay, nóng gây giãn các mạch máu trong mũi

Chảy máu cam ở bà bầu khi nào thì cần đến bác sĩ?

  • Vẫn không cầm được máu sau 30 phút, điều này có thể là dấu hiệu mũi đã bị vỡ các mạch máu lớn
  • Lượng máu chảy quá nhiều
  • Khó thở, mệt mỏi, chóng mặt, mất phương hướng
  • Chảy máu sau khi bị chấn thương đầu
  • Đau ngực
  • Tần suất chảy máu cam diễn ra thường xuyên trong suốt quá trình mang thai

Cách ngăn ngừa chảy máu cam khi mang thai

Để ngăn ngừa hiện tượng chảy máu cam khi mang thai, mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chế độ ăn uống

Bổ sung thực phẩm giàu các chất như:

  • Vitamin K: Hành lá, rau có màu xanh đậm, tỏi, bắp cải, dưa leo
  • Sắt: Thịt đỏ (như thịt bò, thịt cừu,...) ngũ cốc nguyên hạt, hải sản
  • Kali: Cà chua, bơ, chuối để điều hòa chất lỏng trong cơ thể, ngăn ngừa mất nước
  • Vitamin C: Ớt chuông, rau xanh, quả mọng, bông cải xanh, các loại trái cây chua như cam, quýt, bưởi,...

Ngoài ra, mẹ còn cần uống thật nhiều nước để màng nhầy luôn được ẩm, không uống rượu bia hoặc những loại thức uống nóng.

Không gian sống

Điều kiện môi trường khô, lạnh cũng khiến mẹ dễ bị chảy máu cam. Hãy sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà, nhất là phòng ngủ vào mùa đông để mũi không bị khô quá. Ngoài ra, mẹ hãy giữ cho môi trường xung quanh luôn thoáng mát, trong lành, tránh những nơi có nhiều khói thuốc, khói bụi, ô nhiễm môi trường,...

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chế độ sinh hoạt

Làm việc nặng hay tập thể thao quá sức cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chảy máu mũi. Vì vậy khi mang thai, mẹ cần chú ý phải nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý nữa nhé.

Bảo vệ mũi

Khi mang thai, hormone trong cơ thể mẹ bầu thay đổi khiến các mạch máu, đặc biệt là những mạch máu nhỏ ở trong mũi trở nên rất nhạy cảm. Vì vậy, để ngăn ngừa hiện tượng chảy máu cam, mẹ cần chú ý những điều sau đây:

  • Xì mũi nhẹ nhàng, không được xì mũi quá mạnh
  • Nhỏ hoặc xịt dung dịch muối loãng có thể ngăn ngừa chảy máu cam
  • Mở miệng khi hắt hơi để làm giảm áp lực tập trung vào mũi
  • Dùng dầu bôi hoặc sáp để giữ ẩm cho mũi
  • Sử dụng thuốc xịt mũi theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng lung tung vì những loại thuốc này có thể khiến mũi mẹ khô hơn và dễ bị kích ứng hơn

Vừa rồi là những thông tin về hiện tượng chảy máu cam ở bà bầu. Đây là hiện tượng phổ biến trong thai kỳ nên mẹ không cần quá lo lắng. Trường hợp chảy máu quá nhiều và liên tục thì hãy đến khám bác sĩ ngay nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Đỗ Vy