3 kiểu chảy máu sau sinh mẹ nào nghĩ đến cũng phải "rùng mình"
Cơ thể sau sinh vốn nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Vì vậy, mẹ cần đảm bảo mình được chăm sóc hợp lý, khoa học để tránh các biến chứng nguy hiểm do chảy máu âm đạo sau khi sinh
Chảy máu âm đạo sau sinh có thể ở nhiều mức độ và do các nguyên nhân khác nhau. Điều quan trọng là mẹ cần nhận biết kịp thời để phòng tránh biến chứng. Cùng tìm hiểu bài viết để biết:
- 3 tình trạng chảy máu âm đạo sau sinh và cách xử lý
- Những tình trạng băng huyết thường gặp
Thông thường, sản dịch của mẹ bầu sẽ không tồn tại mủ vì sản dịch là môi trường vô trùng. Nhưng khi sản dịch chảy qua âm đạo hoặc âm hộ thì có thể sản dịch sẽ bị các vi khuẩn ở khu vực này tấn công dẫn đến các bệnh như tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn,…
Nếu mẹ bầu sinh con và cho con bú bằng sữa mẹ thì lượng sản dịch còn tồn đọng sẽ được cơ thể mẹ đào thải ra bên ngoài nhanh hơn do tử cung co lại nhanh. Nếu sản dịch của mẹ ra nhiều trong thời gian dài hoặc tiết sản dịch kèm máu đỏ sau đó chuyển sang đỏ tái thì cần đến bệnh viện để theo dõi tình trạng sức khỏe ngay nhé!
3 tình trạng chảy máu âm đạo sau sinh và cách xử lý
Kết thúc công cuộc sinh nở, vừa phải bận rộn chăm bé lại vừa phải chăm sóc cơ thể để thích nghi với các thay đổi sau sinh. Chảy máu ở vùng âm đạo là một trong những điều khiến các mẹ khó chịu hoặc thậm chí có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Chảy máu âm đạo sau khi sinh do sản dịch
Sau sinh ngày đầu tiên, sản dịch sẽ có màu đỏ tươi và như một chất lỏng hoàn toàn gần giống như những ngày mẹ ra nhiều kinh nguyệt. Hiện tượng này thường kéo dài từ 2-3 ngày. Từ ngày thứ 3 trở đi sản dịch sẽ có màu nhạt dần. Tròn 1 tuần sau sinh, sản dịch chỉ còn màu rất nhạt và lượng ra không đáng kể. Thông thường sản dịch sẽ hết hoàn toàn từ 3-6 tuần sau sinh.
Để tránh các hiện tượng viêm nhiễm và sản dịch có mùi, mẹ nhớ:
- Sử dụng băng vệ sinh thấm hút tốt và thay băng thường xuyên từ 2-3 tiếng/lần
- Quan sát màu, mùi và lượng ra của sản dịch
- Tuyệt đối không sử dụng băng vệ sinh đút tampon
- Nếu sau 3 ngày mà sản dịch vẫn ra nhiều và có màu đỏ tươi thì nên khẩn trương đi khám để tránh tình trạng băng huyết.
Bạn có thể xem:
Chảy máu âm đạo sau khi sinh vì rách tầng sinh môn do quan hệ chăn gối
Rạch tầng sinh môn là một trong các thủ thuật phổ biến nhằm giúp cho mẹ sinh nở được dễ dàng hơn. Sau khi sinh, một số sản phụ có thể gặp vấn đề với vết khâu tầng sinh môn này, đặc biệt là với các mẹ vết thương chậm lành hoặc do cách khâu của bác sĩ khiến cửa mình của người mẹ bị thu hẹp. Trong lúc quan hệ vì cố đưa dương vật vào sâu làm cho tầng sinh môn bị rách toạc.
Chảy máu, đau đớn và nhiễm trùng vết thương là điều mà nhiều mẹ sẽ phải đối mặt với vấn đề này. Do vậy mẹ cần lưu ý:
- Tốt nhất là hãy “nhịn” chuyện ấy cho đến khi khám hậu sản và lấy ý kiến tư vấn của bác sĩ về sức khỏe của mẹ. Chỉ bắt đầu quan hệ sau sinh khi vết thương đã phục hồi hoàn toàn. Trung bình cần 4-6 tuần để cơ thể người phụ nữ trở về trạng thái bình thường.
- Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn cẩn thận, thay băng vệ sinh thường xuyên và lau rửa thật sạch sẽ sau mỗi lần đi vệ sinh.
- Nếu xuất hiện các hiện tượng như sốt, đau đớn, ra máu nhiều hoặc máu cục thì cần đi khám sớm nhất có thể.
Chảy máu âm đạo vì băng huyết sau sinh
Đây là hiện tượng ra máu nhiều một cách bất thường sau khi công cuộc sinh nở đã hoàn tất. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, băng huyết có thể đe dọa tới tính mạng của người mẹ do mất nhiều máu.
Bạn có thể xem:
Những tình trạng băng huyết thường gặp
Băng huyết nguyên phát
Tình trạng mất nhiều máu trong 24 giờ đầu tiên sau sinh nở do tử cung co thắt bất thường. Những mẹ đau đẻ lâu, sinh đôi, dư ối, u xơ tử cung, v.v. thường phải đối mặt với biến chứng này.
Băng huyết thứ phát
Sản phụ bị chảy máu với một lượng lớn trong vòng 12 tuần đầu tiên sau khi sinh nở.
Nếu mẹ có các biểu hiện như ra rất nhiều máu đỏ tươi, sốt đi kèm và đau bụng dưới (đau nhẹ hoặc dữ dội) thì có thể mẹ đang lâm vào nguy cơ băng huyết sau sinh.
Các phương pháp điều trị cho sản phụ phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân của tình trạng băng huyết như:
- Nếu tử cung co bóp yếu, bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc kích thích để tử cung trở về vị trí bình thường.
- Trường hợp băng huyết vì rách vết thương, tiến hành tiểu phẫu để khâu lại là điều cần thiết.
Một số sản phụ bị biến chứng quá nặng, không thể cầm máu được thì phẫu thuật động mạch chủ hoặc cắt bỏ tử cung là một trong các giải pháp phổ biến để đảm bảo mạng sống cho người bệnh.
Cơ thể sau sinh vốn nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Vì vậy, mẹ cần đảm bảo mình được chăm sóc hợp lý, khoa học để tránh các biến chứng nguy hiểm do chảy máu âm đạo sau khi sinh nói trên.
Xem thêm
- “Chuyện ấy” sau sinh – giải đáp những thắc mắc thầm kín từ chuyên gia dành cho bố và mẹ
- Bật mí 8 sự thật này với mẹ về chuyện kinh nguyệt sau sinh mổ
- Quan hệ tình dục sau sinh con, những vấn đề mà các cặp đôi cần phải biết