Chăm sóc sức khỏe sau sinh: những dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần lưu ý

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuyệt vời làm sao, cuối cùng bạn cũng được bế trên tay thiên thần bé nhỏ của mình. Nhưng, đừng để niềm hạnh phúc to lớn ấy che mờ đi những dấu hiệu nguy hiểm sau sinh mà bạn cần lưu ý. 6 tuần sau khi sinh là thời gian quan trọng để chăm sóc sức khỏe sau sinh tốt nhất.

Đâu là những dấu hiệu sức khỏe sau sinh nghiêm trọng? 

Trong một vài tuần đầu sau sinh, 9/10 mẹ sẽ cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi, khó chịu và ra máu nhiều. Thế nhưng, một số biến chứng nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện. Ví dụ như xuất huyết sau sinh, huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thậm chí là các vấn đề về tim mạch.


Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu này, hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được kiểm tra và chăm sóc sức khỏe sau sinh kịp thời:

  • Chảy máu rất nhiều, có thể làm đầy băng vệ sinh của bạn chỉ trong một giờ hoặc có cục máu đông lớn
  • Chân đỏ hoặc sưng, có cảm giác nóng hoặc đau khi bạn chạm vào
  • Đau đầu nặng không thuyên giảm sau khi dùng thuốc hoặc đau đầu nặng ảnh hưởng đến thị lực của bạn
  • Sốt từ 38 độ trở lên
  • Vết mổ không lành

Gọi cấp cứu 115 ngay nếu bạn:

  • Đau ngực
  • Khó thở hoặc thở gấp
  • Co giật

Không có gì sai nếu bạn quan tâm đặc biệt đến sức khỏe của mình khi bạn vừa mới sinh xong. Bạn vẫn còn rất nhiều thời gian chăm sóc con yêu của mình. Vậy nên hãy chú ý lắng nghe cơ thể mình và đến gặp bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu bất thường trên.

Nguyên nhân nào gây ra các biến chứng sau sinh

Có rất nhiều nguyên do có thể gây ra các biến chứng sau sinh. Dưới đây là các yếu tố nguy cơ của 3 biến chứng sau sinh thường gặp nhất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các yếu tố nguy cơ đối với vấn đề tim mạch

  • Trên 40 tuổi
  • Béo phì
  • Bị huyết áp cao, bao gồm các vấn đề về huyết áp cao liên quan đến thai kỳ như tiền sản giật
  • Bị tiểu đường thai kỳ
  • Tiền sử hút thuốc
  • Mắc hội chứng tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ
  • Có tiền sử sinh non hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh tim
  • Tiếp xúc với các loại thuốc có tác động đến tim

Các yếu tố nguy cơ xuất huyết sau sinh

  • Các biến chứng khi mang thai. Ví dụ như lộn tử cung, vỡ tử cung, bong nhau thai, nhau tiền đạo hoặc nhau bong non.
  • Vết rách âm đạo hoặc cổ tử cung chưa được sửa chữa.
  • Dùng thuốc hoặc các loại trà thảo mộc có ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Ví dụ như aspirin, ibuprofen, ginkgo biloba hoặc liều lượng lớn vitamin E.

Các yếu tố nguy cơ gây huyết khối tĩnh mạch sâu

  • Có tiền sử gia đình hoặc cá nhân bị huyết khối tĩnh mạch hoặc bị giãn tĩnh mạch nặng
  • 35 tuổi trở lên
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Hút thuốc
  • Bị tiền sản giật, huyết áp cao, bệnh viêm ruột hoặc các bệnh mạch máu khác
  • Đang được chăm sóc đặc biệt trên giường
  • Sinh mổ
  • Bị xuất huyết sau sinh, xuất huyết trong tam cá nguyệt thứ ba hoặc truyền máu
  • Dùng thuốc tránh thai (không phải loại thuốc chỉ chứa progestin).

Làm thế nào để chăm sóc sức khỏe sau sinh?

Thật không may, không có cách nào để ngăn chặn hoàn toàn các biến chứng sau sinh. Nhưng bạn có thể thực hiện những điều sau để chăm sóc sức khỏe của mình. Những việc rất nhỏ nhưng có khả năng giúp bạn giảm thiểu thiểu rủi ro.

Chủ động thảo luận với bác sĩ của bạn về lịch sử sức khỏe của bạn trong quá trình mang thai. Các bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra kế hoạch quản lý mọi vấn đề tiềm ẩn có thể phát sinh dựa trên các yếu tố nguy cơ của bạn.

Không bỏ qua các buổi hẹn khám bệnh sau sinh. Nhất là các mốc kiểm tra sau 3 tuần và 12 tuần.

Giữ liên lạc với bác sĩ của bạn. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào sau sinh, hãy gọi ngay cho bác sĩ của bạn. Sức khỏe của bạn có thể phụ thuộc vào những triệu chứng đó.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cho đến gần đây, hầu hết các cuộc kiểm tra sức khỏe sau sinh được lên lịch từ 4 đến 6 tuần sau khi sinh. Nhưng các hướng dẫn đã thay đổi. Các mẹ nên đến gặp bác sĩ trong vòng ba tuần sau khi sinh. Mẹ sẽ trải qua một cuộc kiểm tra toàn diện trong vòng 12 tuần sau khi sinh.

Tất nhiên, những khuyến nghị này dành cho các cuộc thăm khám định kỳ. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên đến bác sĩ kiểm tra bổ sung khi cần thiết. Bác sĩ có thể đề nghị đến sớm hơn hoặc thường xuyên hơn nếu bạn có một nguy cơ sức khỏe cụ thể. Đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ bất cứ khi nào bạn lo lắng về một triệu chứng sau sinh.

Theo: What to expect

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nhi Le