Bí quyết chăm sóc da mặt để mẹ luôn xinh đẹp rạng ngời khi mang thai

Cách chăm sóc da mặt cho bà bầu tại nhà khi bị khô da: Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể thông qua thực phẩm chứa nhiều nước như rau củ, trái cây, các loại quả hạch. Bên cạnh đó mẹ nên dùng sản phẩm chứa acid hyaluronic có tác dụng dưỡng ẩm, các loại dầu dưỡng ẩm giàu omega vào ban đêm…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách chăm sóc da mặt cho bà bầu tại nhà là việc mẹ ko nên bỏ qua khi bầu bí, hãy cùng đọc bài viết dưới đây để sở hữu ngay những bí kíp chăm sóc da mặt cho bà bầu và xử lý những khó chịu về da ngay tại nhà đơn giản mà vô cùng hiệu quả nhé.

Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết về các vấn đề về da của mẹ bầu và cách xử lý:

  • Những vết thâm nám khó chịu trên da
  • Mụn do thay đổi nội tiết tố
  • Làn da nhạy cảm hơn
  • Da mẹ dễ bị mẩn đỏ hơn
  • Da mẹ trở nên khô hơn
  • Không nên sử dụng các thành phần nào khi chăm sóc da mặt cho bà bầu tại nhà?
  • Lưu ý khi điều trị và áp dụng thủ thuật chăm sóc da khi mang thai

Những vết thâm nám khó chịu trên da

Bên cạnh việc da mẹ nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời, nhiều chị em mang thai trải nghiệm sự gia tăng của các hormone kích thích sắc tố - thủ phạm góp phần gây ra những vết nám da khác màu trên mặt. Các vết nám này thường là đặc điểm di truyền và sẽ biến mất sau thời kỳ mang thai, nhưng các chuyên gia về chăm sóc sắc đẹp cũng lưu ý mẹ rằng nhiều hormone liên quan đến thai kỳ vẫn tăng cao trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ và có thể mất 6 – 9 tháng từ khi ngừng cho con bú thì làn da mẹ mới có thể ổn định trở lại. Dù vậy mẹ cũng nên nhớ các vết thâm nám khi mang thai có thể sẽ không biến mất mà còn tồn tại trong thời gian dài hơn.

Mẹ đã biết chưa?

Học ngay 4 cách trị nám bằng lá trầu không chỉ trong 5 phút

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ nên làm gì khi bị thâm nám?

Việc quan trọng đầu tiên cần làm là trong cách chăm sóc da cho bà bầu tại nhà là chống nắng trong cả thai kỳ, sử dung các loại kem chống nắng bảo vệ da khỏi tác động của UVB và UVA. 1 chuyên gia da liễu hàng đầu cho biết mẹ bầu nói riêng và phụ nữ nói chung nên dùng các loại kem chống nắng có khoáng chất, sử dụng oxit kẽm như 1 tấm gương vật lý để bảo vệ da khỏi các tác nhân gây nám và tàn nhang, làm tia UV bị lệch hướng khỏi làn da.

Các nghiên cứu đã cho thấy acid alpha hydroxy (AHA) như acid citric và acid lactic có thể giúp điều trị tăng sắc tố da và an toàn với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên 1 số loại AHA như acid glycolic vẫn chưa được kết luận là có thể dùng khi mang thai, do đó chị em nên cân nhắc hoặc không nên dùng các sản phẩm có chứa thành phần này.

1 lưu ý nhỏ cho chị em là sự biến động hormone trong thai kỳ có thể làm làn da chị em nhạy cảm hơn bình thường nên trước khi dùng bất kỳ sản phẩm chăm sóc da nào, chị em nên thử sản phẩm trên 1 vùng da nhỏ trước để kiểm tra phản ứng.

Mụn do thay đổi nội tiết tố

Mụn khi mang thai là hậu quả của việc thay đổi hormone, sự gia tăng tiết dầu trên mặt, sự lo lắng căng thẳng… Các vùng da dễ nổi mụn thường thấy là xung quanh cằm, 2 bên hàm và 2 má.

Chuyên gia da liễu khuyên mẹ không nên sử dụng các sản phẩm trị mụn có chứa retinol, và acid salicylic (BHA) trong các cách dưỡng da cho bà bầu tại nhà. Mặc dù 2 thành phần này không gây hại cho thai nhi nhưng vì lúc này làn da mẹ đã nhạy cảm hơn nên có thể 1 số tác dụng phụ do acid salicylic gây ra sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Nếu muốn điều trị mụn khi mang bầu, mẹ hãy tìm các sản phẩm dịu nhẹ có thành phần AHA, các loại sữa rửa mặt và tẩy da chết không chứa hương liệu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1 gợi ý khác cho mẹ là dùng sản phẩm chứa acid azelaic. Acid này hoàn toàn an toàn cho phụ nữ mang thai, có tác dụng giảm đáng kể vết thâm nám, làm mờ vết thâm sau mụn và các vết sạm màu khác, cho làn da đều màu hơn.

Làn da nhạy cảm hơn

Trong suốt thai kỳ, hormone làm làn da chị em nhạy cảm hơn bao giờ hết, không chỉ dưới ánh nắng mặt trời mà có khi còn với cả những sản phẩm chị em vẫn đang dùng trước đó. Chuyên gia chăm sóc da mặt hàng đầu Abigail James cho rằng đây là cách cơ thể phản ứng để tự bảo vệ mình và thai nhi khỏi nhiễm trùng và bệnh tật trong giai đoạn này. Tương tự như các nốt mụn, các bệnh da liễu như eczema và rosacea cũng có thể trở nên tồi tệ hơn khi mang thai.

Lời khuyên cho chị em là nhờ đến sự trợ giúp của các loại mặt nạ làm dịu da không chứa hương liệu và paraben 1 lần mỗi tuần. Kinh nghiệm chăm sóc da khi mang bầu là dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không gây kích ứng và tránh tất cả các sản phẩm chứa hương liệu có thể gây viêm.

Da mẹ dễ bị mẩn đỏ hơn

Chắc mẹ đã biết dung tích máu trong cơ thể có thể tăng gấp đôi khi mang thai nên da mẹ rất dễ bị đỏ. Dung tích máu tăng lên ảnh hưởng đến các mạch máu li ti trên mặt, làm nhiều phụ nữ bị nóng bừng mặt và nổi đỏ trên da. Sức nóng cộng hưởng với sự nhạy cảm của làn da có thể làm bệnh rosacea (chứng đỏ mặt: 1 bệnh về da, gây mẩn đỏ ở mặt và thường tạo ra những vết màu đỏ, mụn đỏ hay mụn mủ. Bệnh làm da đỏ ở vùng mũi, cằm, má và trán. Lâu ngày, da sẽ đỏ nhiều hơn và các mạch máu cũng có thể nhìn thấy rõ hơn) của mẹ trầm trọng hơn (nếu có).

Lời khuyên cho mẹ: Cách chăm sóc da mặt cho bà bầu tại nhà là dùng các sản phẩm dưỡng da có thành phần giúp tăng sinh collagen, làm mát, làm dịu da bị kích ứng, cấp nước và chống mẩn đỏ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Da mẹ trở nên khô hơn

Trong khi da mặt nhiều mẹ tiết dầu nhiều hơn thì cũng có những mẹ bị khô da hơn khi mang thai.

Cách chăm sóc da mặt cho bà bầu tại nhà khi bị khô da: Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể thông qua thực phẩm chứa nhiều nước như rau củ, trái cây, các loại quả hạch. Bên cạnh đó mẹ nên dùng sản phẩm chứa acid hyaluronic có tác dụng dưỡng ẩm, các loại dầu dưỡng ẩm giàu omega vào ban đêm…

Có thể bạn chưa biết:

Tiêm filler có hại không? Những biến chứng có thể gặp phải là gì?

Lỡ nhuộm tóc khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Không nên sử dụng các thành phần nào khi chăm sóc da mặt cho bà bầu tại nhà?

Nhiều thành phần cả tự nhiên và tổng hợp mẹ không nên dùng trong thời kỳ mang thai vì có thể mang đến tác dụng phụ không mong muốn cho cả mẹ và bé, có thể kể đến là:

Vitamin A/retinol

1 số nghiên cứu đã tìm ra sự liên quan giữa sản phẩm chứa retinol với dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Chị em tốt nhất nên tránh dùng thành phần này khi mang thai và cho con bú.

Vitamin A cũng không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai vì chúng tăng tốc độ luân chuyển tế bào, làm da càng dễ bị tổn thương bởi ánh nắng mặt trời và dễ bị thâm nám.

Phthalates/formaldehyde/toluene

Đây là các thành phần thường gặp trong nước hoa và sơn móng tay. Dù chưa được kết luận chính thức nhưng tốt nhất chị em không nên sử dụng các loại hóa mỹ phẩm có chứa các thành phần này.

Ammonia

Ammonia được tìm thấy trong 1 số loại thuốc nhuộm tóc, hóa chất này có thể gây ung thư. Phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên nhuộm tóc, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Dihydroxy acetone trong thuốc xịt nhuộm da

Dù là thành phần không độc hại trong các sản phẩm nhuộm da, không thẩm thấu qua da vào trong cơ thể nhưng khi dùng các loại thuốc xịt này, mẹ có thể hít phải dung dịch và chưa có nghiên cứu nào kiểm chứng điều này không gây hại cho thai nhi nên tốt nhất là mẹ tránh xa các sản phẩm tương tự khi bầu bí.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1 số loại tinh dầu

Chuyên gia y tế khuyến cáo mẹ nên thận trọng khi sử dụng 1 số loại tinh dầu nhất định do chúng chứa các phân tử nhỏ có độ bay hơi cao, có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể mẹ. Nhiều loại tinh dầu làm làn da mẹ nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với tia UV, dẫn đến nguy cơ bị nám cao hơn khi mang thai.

Mẹ không nên dùng tinh dầu có chứa húng quế, hương thảo, bách xù, hoa nhài, cây bách và hoa cúc xanh để tránh bị kích thích quá mức và khuyến khích kinh nguyệt. Long não, chiết xuất bạc hà và dầu bạc hà cũng không nên dùng, nhất là các mẹ mang thai những tháng cuối và mẹ có nguy cơ sảy thai cao.

Lưu ý khi điều trị và áp dụng thủ thuật chăm sóc da khi mang thai

Chuyên gia y tế khuyến cáo mẹ mang thai hoặc đang có ý định mang thai không nên chỉnh sửa thẩm mỹ. Dù chưa có bằng chứng y khoa nào kết luận phụ nữ mang thai hoặc cho con bú tiêm botox hay chất làm đầy (fillers) là không an toàn nhưng suy cho cùng mẹ không nên tiêm bất cứ chất lạ nào vào người để ngăn ngừa tối đa nguy cơ có thể xảy đến cho thai nhi. Bất cứ can thiệp y tế nào cũng tiềm ẩn rủi ro, ngay cả các biện pháp can thiệp không tiêm như lột da sâu và lăn kim cũng vậy.

Không ít chị em mang thai khi thấy làn da bị nổi mụn xấu xí thì rất lo lắng và tìm đủ mọi cách để điều trị cho hết mụn. Tuy vậy, vì làn da mụn đang rất nhạy cảm cộng thêm việc đang mang thai nên nếu điều trị tùy tiện rất dễ dẫn tới những nguy cơ tiềm ẩn và không an toàn cho thai nhi.

Vậy mang thai có được nặn mụn không? Khi có thai, mẹ bầu không nên nặn mụn vì động tác nặn mụn sẽ kích thích vết mụn viêm sưng to hơn. Làn da cũng sẽ lên sẹo và thâm rất khó chữa sau khi hết mụn.

Mẹ bầu nên cân bằng lại nội tiết tố bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giàu axit béo, omega-6, omega-9, omega-3 (Trong cá hồi, cá thu, dầu hướng dương, các loại hạt…)

Theo harpersbazaar

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi