Chàm ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm hay không? Làm sao để điều trị?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh thường gặp. Đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng lại khiến bé khó chịu.

Bệnh chàm hay còn gọi là viêm da dị ứng là tình trạng da nổi mụn nước, thường xuất hiện trước khi bé 5 tuổi. Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh nổi ở má và da đầu, đến cánh tay, chân, ngực và bộ phận khác. Lên một tuổi, chàm có thể nổi ở bên trong khuỷu tay, đầu gối, cổ tay, mắt cá chân…

1. Chàm ở trẻ sơ sinh là gì?

Chàm sữa còn có tên gọi khác là lác sữa – giai đoạn đầu tiên của căn bệnh chàm thể tạng. Bệnh này thường có ở trẻ sau khi sinh khoảng sáu tháng tuổi. Chàm xảy ra ngay cả trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Tình trạng phổ biến nhất chính là trẻ lác sữa ở mặt, hai má và lan ra tay chân hay cơ thể. Lúc mới phát bệnh, cơ thể trẻ chỉ xuất hiện nốt hồng rồi chuyển thành mụn nước có màu đỏ. Sau đó, da của tre bị nứt và tiết dịch, có vảy và bong tróc.

Chàm sẽ khỏi khi trẻ được 2 – 4 tuổi. Nếu như đến tuổi này mà trẻ vẫn chưa khỏi thì bệnh sẽ kéo dài, dễ tái phát và phát triển thành chàm thể tạng. Bệnh này ở trẻ tuy không lây lan thế nhưng khó điều trị nếu để lâu.

Chàm ở trẻ sơ sinh

2. Nguyên nhân gây ra chàm ở trẻ sơ sinh

Hiện nay y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể. Thế nhưng theo ghi nhận được có một số nguyên nhân sau đây:

  • Bé mắc lác sữa có thể do ảnh hưởng tử thức ăn của mẹ. Bởi khi trẻ bú mẹ sẽ chịu tác động trực tiếp của thức ăn. Nếu mẹ ăn nhiều thức phẩm giàu đạm mà cơ thể con không thích ứng sẽ khiến sữa mẹ gặp vấn đề và gây ra dị ứng.
  • Ảnh hưởng do các tác nhân bên ngoài. Có thể kể đến thời tiết, môi trường sống, lông của chó mèo. Trong trường hợp đồ chơi của trẻ không vệ sinh cũng dẫn đến.
  • Trẻ sơ sinh có cơ địa bị dị ứng. Cha mẹ có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, nổi mề đay, dị ứng da… thì con sinh ra cũng có nguy cơ mắc bệnh.

3. Cách chữa chàm ở trẻ sơ sinh

Bên cạnh những cách điều trị bệnh chàm ở trẻ sơ sinh, bạn cần chăm sóc da của bé và tránh những chất kích thích có thể giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Tắm và giữ ẩm

Việc tắm rửa hàng ngày đúng cách sẽ góp phần điều trị bệnh chàm ở trẻ sơ sinh. Không nên dùng nước nóng để tắm cho bé. Nó sẽ khiến da bé bị khô nhanh hơn. Nên sử dụng xà phòng để tắm và gội đầu cho bé. Bạn nên tránh để bé ngồi trong nước xà phòng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngay khi tắm xong, bạn nên lau nhẹ những giọt nước còn đọng lại trên da bé bằng khăn mềm. Khi da vẫn còn ẩm ướt, hãy thoa một lượng kem dưỡng ẩm hoặc chất làm mềm lên da bé. Thuốc mỡ chứa các chất làm mềm da nên thường tốt hơn cho bé mắc bệnh chàm. Nên thử trên da của trẻ trước khi dùng, để tránh kích ứng.

Tắm và giữ ẩm cho trẻ

Giữ da luôn mát mẻ

Bạn nên chọn cho bé các loại quần áo làm bằng vải cotton thấm hút mồ hôi tốt. Nên tránh cho bé mặc các quần áo làm bằng vải len hay các chất liệu dễ gây kích ứng da. Đặc biệt, không nên cho trẻ sơ sinh mặc nhiều quần áo khi thời tiết nóng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Để chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm tốt hơn, nếu còn đang cho con bú mẹ, bạn tránh những thực phẩm có thể gây dị ứng như sữa, trứng, đậu phộng, các loại hạt cây, lúa mì, cá, ốc, đậu nành…

Ngăn trầy xước da

Bé có thể gãi lên các vết chàm hoặc chà xát vùng bị ngứa khi ngủ. Mặc dù việc gãi và chà xát có thể làm dịu cơn ngứa, nhưng nó lại khiến cho những vết mẩn ngứa trở nên nghiêm trọng hơn. Khi bé không thể chịu được cơn ngứa và thường xuyên gãi, bạn hãy cho bé sử dụng găng tay hoặc vớ bằng bông. Nếu bé không ngủ được vì ngứa, bạn hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ. Lúc này, bác sĩ sẽ kê thuốc để giúp bé dễ ngủ hơn.

Dùng nước lạnh

Khi cơn ngứa của chàm bộc phát, bạn hãy áp một bình nước lạnh lên vùng bị ngứa. Làm như thế nhiều lần trong một ngày, sau đó thoa kem dưỡng ẩm.

Giặt quần áo với bột giặt/nước giặt

Bạn hãy dùng các loại xà phòng dịu nhẹ, không gây kích ứng. Các sản phẩm không có mùi thơm hoặc các sản phẩm dùng cho da nhạy cảm để giặt quần áo và giường ngủ của bé. Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng các chất làm mềm vải nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách chữa bệnh cho bé bị chàm

4. Những điều cần tránh khi chàm ở trẻ sơ sinh

  • Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm cho các vết chàm trở nên tệ hơn. Vì vậy, bạn hãy chú ý cho bé mặc những trang phục phù hợp với thời tiết.
  • Hãy để bé tránh xa khói thuốc lá.
  • Đừng để bé bị căng thẳng.
  • Nếu bệnh chàm bị kích thích bởi các yếu tố môi tốt nhất là bạn nên hỏi bác sĩ để đối phó với tình trạng này. Ví dụ như trường như dị ứng theo mùa.

Những điều cần tránh khi chàm ở trẻ sơ sinh

5. Mẹ nên làm gì khi bệnh chàm của bé không giảm?

Trước tiên, bạn hãy tìm ra nguyên nhân khiến bé mắc bệnh. Nếu bé đi nhà trẻ, bạn hãy nói cho cô giáo biết rõ tình trạng của con mình.

Nếu bệnh chàm của bé không giảm, bạn hãy đưa bé đến gặp bác sĩ da liễu nhi khoa để dược khám và điều trị. Lúc này, bác sĩ có thể đề nghị dùng các loại steroid bôi tại chỗ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu loại thuốc này không hiệu quả, bác sĩ sẽ kê một loại steroid mạnh hơn. Nếu bé vẫn không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu bị sốt, nhiễm trùng như chảy máu, có mủ màu vàng, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã có thêm được một số kinh nghiệm hữu ích trong việc điều trị bệnh chàm.

Đừng quá lo lắng khi bé đang mắc bệnh này nhé!

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

haunguyen