Nếu bạn hay chửi và đánh mắng khi con phạm lỗi thì hãy dừng ngay vì những lý do này!

Cha mẹ phải hiểu rằng việc sử dụng các phương pháp nuôi dạy con cái khắc nghiệt có thể gây hại cho sự phát triển của trẻ. Nhất là ảnh hưởng đến tư duy nhận thức về tình cảm, cũng như sự phát triển trí não của chúng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cha mẹ hay chửi con, đánh mắng con khi trẻ hư hỏng là cách nuôi dạy con khắt nghiệt và phản tác dụng. Theo các nghiên cứu gần đây, hành động này chẳng những không giúp trẻ ngoan hơn mà còn tác động xấu đến sự phát triển của não bộ. Vậy ba mẹ nên dạy con như thế nào để trẻ biết nghe lời và ngoan ngoãn?

  • Tác hại của việc cha mẹ hay chửi con cái
  • Cách dạy con vâng lời ngoan ngoãn không cần đòn roi

Tác hại của việc cha mẹ hay chửi con cái

Năm 2019, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Phát triển và Tâm lý học đã kiểm tra não của 94 đứa trẻ từ 12 đến 16 tuổi. Trong đó chia ra 2 nhóm, một nhóm các bé đã trải qua sự nuôi dạy khắc nghiệt khi chúng còn nhỏ (từ 2 - 9 tuổi) và nhóm còn lại được nuôi dạy theo cách nhẹ nhàng. Kết quả cho thấy những đứa trẻ thường xuyên bị la mắng, đánh đòn có cấu trúc não nhỏ hơn so với các bạn cùng lứa tuổi được lớn lên trong tình yêu thương.

Cụ thể là, những đứa trẻ tiếp xúc thường xuyên với sự nuôi dạy khắc nghiệt của cha mẹ như la hét hoặc đánh đòn sẽ có ít chất xám hơn ở vùng vỏ não trước trán. Điều này làm giảm chức năng não của trẻ và gây tác động lớn khả năng nhận thức liên quan đến tình cảm và tinh thần.

Trưởng nhóm nghiên cứu Sabrina Suffren cho biết: "Cha mẹ phải hiểu rằng việc sử dụng các phương pháp nuôi dạy con cái khắc nghiệt có thể gây hại cho sự phát triển của trẻ. Nhất là ảnh hưởng đến tư duy nhận thức về tình cảm, cũng như sự phát triển trí não của chúng."

Tuy nhiên, những đứa trẻ trong nghiên cứu này không phải là đối tượng bị lạm dụng, hành hạ. Bà Sabrina Suffren nhấn mạnh rằng: "Những bậc cha mẹ thỉnh thoảng quát mắng hoặc quát mắng con cái sẽ không làm tổn thương não bộ của con cái họ. Nhưng nếu những đứa trẻ này phải tiếp xúc với cách nuôi dạy khắc nghiệt trong độ tuổi từ 2 - 9 tuổi và lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời thơ ấu sẽ làm giảm kích thước cấu trúc não. Tương tự như những gì chúng ta thấy ở các nạn nhân của các hành vi lạm dụng nghiêm trọng".

Mẹ có thể xem:

Phương pháp dạy trẻ lì lợm - Mẹo hay trị tận gốc tính bướng bỉnh của con!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dạy trẻ 5 tuổi “thuộc nằm lòng” bảng chữ cái mà không giảm hứng thú học tập

Cách dạy con vâng lời ngoan ngoãn không cần đòn roi

Từ nghiên cứu trên, ba mẹ có thể hiểu rằng việc hay chửi mắng con để răn đe là cách giáo dục hoàn toàn gây hại cho trẻ. Mặc dù nuôi dạy con là một hành trình gian nan và đòi hỏi sự kiên nhẫn của ba mẹ, thế nhưng thái độ tích cực và sáng suốt trong việc lựa chọn phương pháp dạy con đúng sẽ giúp đứa trẻ phát triển tốt hơn.

Thay vì dùng đòn roi hay la mắng trẻ nặng nề, ba mẹ nên nhẹ nhàng hơn trong cách giáo dục con, tôn trọng con nhưng vẫn đủ cứng rắng để răn đe. Hãy nhất quán, nghiêm khắc nhưng không tiêu cực!

Hãy nói con NÊN làm gì, thay vì nói con KHÔNG NÊN làm gì

Rất nhiều bố mẹ ép buột con nghe lời bằng cách cấm đoán con làm điều gì đó. Ví dụ như: "Con không được ăn cái này", "Con không nên làm như thế kia",...

Việc bạn yêu cầu trẻ không nên làm gì đó sẽ khiến trẻ phải xử lý gấp đôi lượng thông tin: "Tại sao không được làm như vậy? - Tại sao phải làm điều đó?". Ngược lại, nếu bạn đưa cho trẻ một lời khuyên hãy làm gì đó thì trẻ chỉ cần tập trung vào ý LÀM GÌ ĐÓ như lời bố mẹ mà thôi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chậm rãi giải thích cho con hiểu tại sao nên làm vậy và khuyến khích con thật nhẹ nhàng

Ngoài ra, việc bạn cấm trẻ không được làm điều đó, nhưng lại không giải thích cho con hiểu và hướng dẫn con cách làm sẽ khiến trẻ dễ lặp lại lỗi sai này. Trong trường hợp này hãy dạy con nghe lời bằng cách thử nói con nên làm gì cụ thể. Ví dụ:

  • Đừng nói “Không được để đồ chơi khắp nhà”, hãy nói  “Con bỏ đồ chơi của con vào thùng nhé”.
  • Thay vì nói "Con đừng đi ra đường", hãy nói "Con chỉ được chơi ở khu vực này thôi nhé."

Nếu con làm đúng như những gì bạn nói, hãy dành cho con một lời cảm ơn để trẻ biết được rằng trẻ vừa làm một điều đúng đắn. Trẻ sẽ có ý thức luôn hành động đúng để nhận được lời khen từ bố mẹ.

Đặt ra những quy tắc và hình phạt rõ ràng

Trọng tâm của phương pháp dạy con không đòn roi là hãy đặt ra các quy tắc rõ ràng với trẻ. Khi ba mẹ đưa ra những nguyên tắc rõ ràng và kiên nhẫn giải thích cho trẻ khi làm sai sẽ giúp bạn giảm đi những lần phải la hét, cáu gắt.

Chẳng hạn như dạy trẻ dọn dẹp sau khi chơi xong, đến thời gian tắm rửa, ăn uống...v.v. Ba mẹ nên giải thích những hậu quả nếu trẻ không làm đúng theo những quy định này, đi kèm với đó là những hình phạt nếu trẻ vi phạm quy tắc.

Ví dụ: "Nếu con không dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi thì con sẽ bị phạt không được chơi vào ngày hôm sau”. Do sự lựa chọn của trẻ sẽ mang lại kết quả, nên trẻ sẽ có xu hướng lựa chọn điều tích cực và làm theo những gì bạn mong muốn. Kết luận là, ba mẹ nên chọn hình phạt có đủ tính răn đe để trẻ hiểu việc mình đang làm là đúng hay sai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết liên quan:

Nếu bạn dạy con với một thái độ tích cực, chắc chắn đứa trẻ sẽ biết điều và ngoan ngoãn hơn. Rất nhiều bố mẹ có hành động cáu giận, la hét khi thấy con làm trái ý là điều không nên. Thay vì như vậy, ba mẹ nên bình tĩnh quan sát bé và đưa ra gợi ý việc nên làm.

Ví dụ, thay vì bảo con “Nhặt đồ chơi lên ngay cho mẹ” thì hãy dẫn dắt “Đồ của con rớt trên sàn kìa, giờ mình phải làm gì bây giờ nhỉ?”. Nếu trẻ chưa biết, bạn hãy hướng dẫn trẻ bỏ đồ vào thùng đồ chơi. Với cách xử lý tích cực này chắc chắn những lần tiếp theo khi bạn hỏi vậy trẻ sẽ tự biết bỏ đồ vào thùng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Điểm quan trọng ở đây là ba mẹ không nên yêu cầu trẻ làm điều đó, mà hãy đưa ra câu hỏi để trẻ chủ động đưa ra câu trả lời. Điều này sẽ giúp con cảm thấy mình được quyền lựa chọn, được mẹ tin tưởng thì trẻ sẽ chủ động làm theo những gì bạn hướng dẫn.

Và luôn nhớ cha mẹ hay chửi con không phải là cách nuôi dạy tốt. Hãy kiên nhẫn khi uốn nắn con và biết khen ngợi, dành lời cảm ơn cho trẻ để mọi thứ trở nên tích cực hơn ba mẹ nhé!

Theo insider.com

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Hailey Nguyen