Sự thật bất ngờ về Cân nặng của trẻ mà bác sĩ Mỹ sẽ bật mí cho mẹ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ thông thái không đặt nặng vấn đề cân nặng của con

Nhìn con gầy gò, còi cọc hơn các bạn, mẹ hết sức lo lắng và mong muốn tăng cân cho con về mọi cách. Nhưng mẹ có biết, cân nặng của trẻ không phải là yếu tố duy nhất để đánh giá sự phát triển. Vậy khi nào mẹ cần lo lắng về cân nặng của con?

Đừng để cân nặng làm áp lực cho mẹ

Cân nặng của trẻ

Trên thực tế, nhiều người Việt thích con cháu mình tròn tròn, mũm mĩm và hay so sánh các cháu với nhau mà ít khi quan tâm tới tiêu chuẩn cân nặng được khuyến cáo. Điều này sẽ tạo áp lực cho người mẹ và vô tình, mọi người lại lấy sự tròn trịa, mập mạp để làm thước đo tài nuôi con cũng như dự đoán sức khỏe của trẻ.

Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị nhẹ cân là 13,6% trong khi đó, tỷ lệ trẻ thấp còi lên đến 24,6%. Hiện nay, chưa có nghiên cứu cho thấy trẻ cân nặng vượt chuẩn sẽ phát triển khỏe mạnh về sau.

Tiến sĩ Francisco J. Rosales – Giám đốc Y khoa, Phòng nghiên cứu và phát triển Abbott Nutrition (Mỹ) cho biết: “Sự tăng trưởng là chỉ số quan trọng thể hiện tình trạng sức khoẻ và dinh dưỡng tổng thể của trẻ. Trẻ tăng trưởng tốt phải có tỷ lệ chiều cao và cân nặng hài hòa, hợp lý với độ tuổi”.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

So sánh cân nặng giữa các bé cùng độ tuổi là 1 việc làm vô nghĩa

Cân nặng là một phần trong đánh giá tăng trưởng của trẻ. Nó thể hiện mức độ hấp thu chất dinh dưỡng và mức độ phát triển bình thường của các cơ quan. Đồng thời cân nặng cũng là biểu thị phản ánh trạng thái bệnh lý hay bình thường của trẻ.

Tuy nhiên, cân nặng không phải là yếu tố duy nhất để đánh giá về sự phát triển của trẻ. Cân nặng cũng không phải lúc nào cũng tăng đều và gấp đôi như mới sinh. Và hơn nữa, cân nặng giữa các trẻ là khác nhau, sự so sánh cân nặng của trẻ này với trẻ khác là việc làm vô nghĩa. Vì mỗi trẻ sẽ có sự phát triển khác nhau.

Để đánh giá sự tăng trưởng trẻ, các chuyên gia dinh dưỡng Anh dựa vào rất nhiều yếu tố như chiều cao, chế độ ăn của trẻ, hoạt động thể chất của trẻ, phản xạ… Chứ không đánh giá chỉ riêng cân nặng. Ví dụ 1 trẻ có cân nặng dưới chuẩn, nhưng vào thời điểm đó các chỉ số khác trẻ đều ổn định, thì trẻ sẽ và vẫn đang tăng trưởng. Hãy yên tâm, không lâu sau bạn sẽ thấy trẻ sẽ đạt lại tình trạng cân nặng chuẩn mà không cần biện pháp can thiệp nào.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cân nặng của trẻ

Hãy hiểu đúng về cân nặng của trẻ!

Cân nặng so với chuẩn chỉ là 1 yếu tố mang tính chất ước lượng trung bình, không phải tuyệt đối

Lí do là:

  • Trẻ có khả năng tự điều chỉnh cân nặng vào 1 vài thời điểm trước 2 tuổi
  • Nhu cầu của trẻ khác nhau, chênh lệch với chuẩn không lớn thì vẫn được xem là bình thường.
  • Thời gian lệch chuẩn nếu không nhiều hơn 3 tháng

Cân nặng sẽ tự điều chỉnh

Cân nặng nếu đã vượt chuẩn trước đó, thì trẻ sẽ tự điều chỉnh tăng chậm hoặc không tăng. Sự tự điều chỉnh này sẽ làm trẻ tự giảm lượng ăn. Sự tự điều chỉnh này không phải là biếng ăn. Bạn nên tuân thủ nhu cầu trẻ, và đợi 1 vài tuần để điều chỉnh lại lượng ăn ban đầu. Mẹ cũng cần nhận thức rằng, việc điều chỉnh này là có xu hướng có lợi cho sức khỏe của trẻ.

Theo dõi cân nặng của trẻ

Đừng nhìn vào mập ốm, đừng nhìn vào số Kg đầu tháng và cuối tháng. Nên nhìn vào quá trình tăng cân từng tuần. Tỷ lệ tăng cân nặng từng tuần theo độ tuổi như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • 0-3 tháng tuổi: tăng 140 to 210 grams/tuần
  • 3-6 tháng tuổi: tăng 105 -145 gram/tuần
  • 6- 12 tháng tuổi: tăng 70-91 gram/tuần
  • 13-36 tháng tuổi: tăng 50-75 gram/tuần
  • 3-5 tuổi: Tăng 25-37.5 gram/tuần

Trong 5 tuần, nếu số tuần đạt tỷ lệ tăng từng tuần nhiều hơn thì trẻ vẫn đang tăng trưởng bình thường. Việc trẻ không tăng là do trẻ đang điều chỉnh. Như  vậy, tăng cân khỏe mạnh mới là điều cha mẹ nên làm cho bé.

Cân nặng có thực sự quan trọng trong sự phát triển của trẻ?

Cân nặng là một trong những yếu tố đánh giá trẻ khỏe mạnh, thông minh hay không. Nó rất cần thiết nhưng không phải là tất cả. Nếu cân nặng của trẻ phù hợp với những tiêu chí phát triển khác thì cân nặng đó hoàn toàn bình thường.

Cha mẹ nên học cách bình thản với cân nặng của trẻ. Tránh so sánh cân nặng của con mình với con hàng xóm. Mỗi đứa trẻ đều có chuẩn phát triển khác nhau cả về cân nặng, chiều cao, trí tuệ. Khi trẻ từ 1 tuổi trở lên, mỗi tháng trẻ có thể chỉ tăng từ 1 – 2 lạng là bình thường. Trung bình 1 năm trẻ có thể chỉ tăng 1kg – 2kg.

Cha mẹ cần theo dõi xem sự phát triển về giao tiếp, hoạt động xã hội của trẻ như thế nào. Cần cân bằng dinh dưỡng cho trẻ, ăn đa dạng phong phú. Thay vì chỉ tập trung vào chất béo, đạm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ sau này. Như tim mạch, tiểu đường, béo phì, gan, thận…

Chăm con tốt nhờ dinh dưỡng cân bằng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chế độ ăn ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ

Để trẻ tăng trưởng khỏe mạnh, mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ. Giúp tăng cân nặng và chiều cao, cải thiện sức đề kháng. Thức ăn nhanh, đồ chiên rán, bánh kẹo ngọt… nên bị loại khỏi thực đơn hàng ngày. Thay vào đó, trẻ cần ăn cân bằng 4 nhóm chất gồm: tinh bột (cơm, phở, ngũ cốc…), đạm (thịt, cá, trứng, sữa…), béo (cân đối dầu thực vật và mỡ động vật…) cùng vitamin và khoáng chất (rau, củ, quả…).

Đối với trẻ thấp còi, nhẹ cân lại biếng ăn, mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng bằng thức uống. Tuy nhiên, thay vì dùng các sản phẩm tăng cân nhanh. Mẹ nên chọn các sản phẩm uy tín giúp trẻ tăng đều cả về chiều cao lẫn cân nặng và sức đề kháng.

Tổng hợp cho theAsianparent Việt Nam

Xem thêm

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng cho trẻ 2 tuổi

Mẹo tăng cân nhanh không cần ép ăn

Làm thế nào để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ngocanh