Cẩm nang mẹ bầu - Những điều cần mẹ cần biết để có thai kỳ khỏe mạnh

Cẩm nang mẹ bầu - Những điều cần mẹ cần biết để có thai kỳ khỏe mạnh

Trong thời gian trước và trong khi mang thai, mẹ bầu nên tìm hiểu và trang bị cho mình thật kĩ kiến thức cơ bản về những điều cần biết khi mang thai để có sức khỏe tốt nhất và đem đến một thai nhi khỏe mạnh nhất.

Cẩm nang mẹ bầu sẽ gợi ý những việc cần làm trong thai kỳ, giúp mẹ chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe bản thân sẽ giúp thai nhi khỏe mạnh mỗi ngày. Để có thai kỳ hoàn hảo thì các mẹ nên quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe bản thân ngay từ trước và suốt thai kỳ theo mọi cẩm nang mẹ bầu khuyến cáo.

Những việc làm đơn giản nhưng lại có hiệu quả to lớn mà không phải mẹ nào cũng biết. Hãy cùng theo dõi những điều mẹ bầu cần biết và chú ý:

  • Tiêm phòng trước khi mang thai
  • Khám thai định kỳ
  • Dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ
  • Chế độ làm việc và nghỉ ngơi
  • Tránh xa các chất kích thích
  • Đề phòng và xử lý những biến chứng trong thai kỳ
  • Quan hệ khi mang thai
  • Tập thể dục khi mang thai
  • Lưu ý sức khỏe
  • Kết nối với con yêu
  • Du lịch khi mang thai

Tiêm phòng trước khi mang thai

Một trong những điều cần biết khi mang thai mà mẹ bầu cần biết là tiêm phòng trước khi mang thai. Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường, nguy cơ nhiễm bệnh vì thế mà tăng lên. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo tất cả phụ nữ có dự định mang thai nên tiêm phòng trước ít nhất 3 tháng để ngừa một số bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và bé như: Rubella, thủy đậu, viêm gan siêu vi B, viêm màng não, cảm cúm…

cam-nang-me-bau

Khám thai định kỳ

Đây là một trong những điều cần biết khi mang thai cực quan trọng các mẹ cần lưu ý. Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ mang thai nên đi khám thai ít nhất 3 lần. Tốt nhất, với một thai kỳ bình thường, mẹ nên khám thai 8 lần theo khuyến cáo.

Khám thai định kỳ giúp mẹ có thể theo sát sự phát triển của thai nhi, phát hiện sớm nguy cơ dị tật hay các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Đặc biệt, có 3 mốc khám thai quan trọng, mẹ bầu không nên bỏ qua: Khám thai tuần 11-13 của thai kỳ để đo độ mờ da gáy, tuần 21-24 chẩn đoán khuyết tật bẩm sinh và giai đoạn tuần 30-32 của thai kỳ để “chốt” trước khi sinh.

Dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, những gì mẹ ăn trong thời gian mang thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu luôn là mối quan tâm hàng đầu. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bầu nên đảm bảo thực đơn đủ các nhóm sau:

Nhóm tinh bột

Tinh bột có vai trò chính là cung cấp năng lượng, giúp duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, tốc độ chuyển hóa từ tinh bột sang mỡ rất nhanh. Bầu cần cẩn thận khi bổ sung nhóm này trong chế độ ăn. Các thực phẩm tốt cho bà bầu như bánh mì (loại làm từ bột mì thô), ngô, yến mạch, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt…

Nhóm chất đạm và chất béo

Nhóm chất có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi, tham gia vào quá trình tạo máu và hình thành nhau thai. Mỗi ngày mẹ bầu cần cung cấp ít nhất 70g protein và 40g chất béo. Lưu ý không nên dùng quá nhiều, bởi trong quá trình chuyển hóa đạm có thể sinh ra các chất không tốt cho mẹ và bé.

Không chỉ chứa nhiều sắt và các loại vitamin nhóm B, thịt bò còn là nguồn cung cấp đạm dồi dào cho cơ thể. Cá cũng là một trong những thực phẩm chứa nhiều đạm, hơn nữa omega-3 trong cá cũng có tác động rất tốt đến quá trình phát triển não bộ của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn cá ngừ, cá mập, cá thu lớn, cá kiếm… vì chúng có hàm lượng thủy ngân rất cao, không tốt cho thai nhi.

cam-nang-me-bau

Nhóm vitamin và khoáng chất

Giàu vitamin, khoáng chất cũng như một lượng chất xơ phong phú, các loại rau củ quả là thành phần không thể thiếu trong thực đơn mỗi ngày của mẹ.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, thực đơn dinh dưỡng của mẹ chắc chắn sẽ không thể thiếu rau xanh và trái cây

Một số loại rau xanh mẹ bầu không nên bỏ qua như: Rau chân vịt, cải bó xôi, súp lơ xanh, cải bẹ xanh có nhiều axit folic giúp hạn chế dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Các loại trái cây có nhiều múi như cam, quýt, bưởi có hàm lượng lớn vitamin C giúp tăng sức đề kháng, giảm bớt sự khó chịu của những cơn ốm nghén.

Chế độ làm việc và nghỉ ngơi

Mẹ bầu cần nhớ, khi mang thai không nên làm những việc nặng nhọc, không làm trong môi trường độc hại hay những việc làm phải đứng lâu, cúi nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

cam-nang-me-bau

Bà bầu cần duy trì chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày và dành khoảng 30 phút cho giấc nghỉ trưa. Tránh thức quá khuya. Song song với ngủ nghỉ, bầu cũng nên vận động thường xuyên, vừa giúp tinh thần thoái mái vừa giúp lưu thông máu. Những bài tập thể dục hợp lý cho bà bầu: bơi lội, đi bộ, yoga…

Tránh xa các chất kích thích

Điều quan trọng cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng trong danh sách những điều cần biết khi mang thai dành cho các bà bầu là phải tránh xa ma túy, thuốc lá, các loại thức uống có nồng độ cồn như rượu, bia, ngay cả thức uống chứa cafein như trà, cà phê, nước ngọt bà bầu cũng nên hạn chế tối đa.

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác hại của ma túy, thuốc lá, hay rượu bia đối với sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe mẹ bầu. Caffeine nếu tiêu thụ ở lượng vừa phải, dưới 200 mg caffeine mỗi ngày, tương đương 1,5 cốc cà phê pha phin hoặc 2 cốc cà phê hòa tan. Nếu là một “tín đồ” của cà phê, bầu nên lưu ý giảm bớt lượng cà phê nạp vào một cách từ từ. Cắt giảm đột ngột ngược lại có thể làm bạn cảm thấy đau đầu, khó chịu, mất tập trung.

Đề phòng và xử lý những biến chứng trong thai kỳ

Không phải mẹ bầu nào cũng suôn sẻ trong suốt 9 tháng “mang nặng”. Chuẩn bị trước những kiến thức cơ bản giúp mẹ bầu biết cách ứng phó trước những biến chứng không mong đợi khi mang thai.

Nhau thai bám thấp

Chỉ có 5% thai phụ gặp phải tình trạng này. Để tránh trường hợp ra máu quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và con, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm và xác định liệu bạn có nên sinh mổ để an toàn hơn.

Tiểu đường thai kỳ

Vào tuần thứ 24 -28 của thai kỳ, có khoảng 3-8% phụ nữ mang thai có mức đường huyết lên cao quá mức quy định. Thông thường, các trường hợp này sẽ tự động hết khi kết thúc quá trình mang thai. Mẹ bầu cần đặc biệt chú ý chế độ dinh dưỡng, tránh những món ngọt hoặc quá nhiều đường. Một số trường hợp cơ thể không sản sinh đủ insulin, bác sĩ có thể kê toa để bạn được tiêm bổ sung.

Tiền sản giật

10% phụ nữ mang thai bị ảnh hưởng bởi tiền sản giật trong thai kỳ của mình. Đặc biệt, những thai phụ có tiền sử cao huyết áp có nguy cơ bị tiền sản giật khá cao. Sinh mổ là lựa chọn được cân nhắc trong các trường hợp bị tiền sản giật.

Thiếu ối

Tại các thời điểm khác nhau trong thai kỳ, có 4% mẹ bầu gặp phải tình trạng thiếu ối. Nếu gặp trường hợp này, mẹ bầu cần được theo dõi cẩn thận để đảm bảo bé cưng vẫn có thể phát triển một cách bình thường.

Quan hệ khi mang thai

Trừ một số trường hợp kiêng cữ theo yêu cầu của bác sĩ, quan hệ khi mang thai vẫn rất an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé. Thậm chí nhiều mẹ vẫn có thể “yêu” cho tới ngày cuối cùng trước khi “lên thớt”. Khác với suy nghĩ của nhiều mẹ, hệ thống thần kinh của bé vẫn chưa đủ nhạy cảm để nhận thấy bất cứ điều gì trong giai đoạn này.

Hai bạn có thể tự nhiên, không cần phải lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên lưu ý tư thế “yêu” khi mang thai, nên tránh những tư thế tạo áp lực lên bụng của bạn. Hãy chú ý cẩm nang mẹ Bầu này nhé.

Tập thể dục khi mang thai

Tập thể dục đều đặn khi mang thai là cách đơn giản giúp bạn duy trì cân nặng và ổn định sức khỏe. Không chỉ vậy, một số bài tập trong thai kỳ có thể giúp bạn giảm bớt khó chịu, thậm chí góp phần giảm bớt đau đớn khi sinh. Mẹ bầu nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, phụ hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.

Lưu ý sức khỏe

Với sức đề kháng kém hơn bình thường, mẹ bầu trở thành đối tượng tấn công của nhiều loại virut. Bị bệnh khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho bé nếu không được điều trị hợp lý. Mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc mà chưa có sự cho phép của bác sĩ. Tốt nhất, để tránh những tác động xấu của một số căn bệnh, mẹ bầu nên tiêm phòng trước khi mang thai đầy đủ.

Cẩm nang mẹ bầu - Những điều cần mẹ cần biết để có thai kỳ khỏe mạnh

Việc thay đổi hormone khi mang thai có thể gây viêm nhiễm và ngứa ngáy cho “cô bé” của bạn. Điều này rất bình thường, bạn không cần ngại ngùng, nên nói với bác sĩ để được điều trị sớm. Viêm nhiễm khi mang thai nếu không được điều trị hợp lý có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu, thai chết lưu, sinh non, thậm chí nhiễm trùng sơ sinh với tỷ lệ tử vong cao.

Kết nối với con yêu

  • Nói chuyện với… bụng bầu: Các nhà khoa học chứng minh rằng, em bé có kích thích với âm thanh và biết liên lạc ngay cả khi bé chưa chào đời. Nói chuyện với bé trong bụng giúp bé cải thiện thị giác, thính giác, phát triển ngôn ngữ và vận động, tăng sự tự tin và thậm chí làm bé ngủ ngon hơn.
  • Nhận biết sự chuyển động của bé: Nếu bé di chuyển ít hơn thường lệ hoặc ngừng chuyển động thì bạn nên đi khám ngay. Bạn có thể cần học cách ghi chép số chuyển động của bé, thường là 10 cử động trong một khoảng thời gian để đảm bảo bé vẫn khỏe mạnh.
  • Nghe nhạc thai giáo: Giúp mẹ giảm stress và bồi dưỡng con những tiềm năng về trí thông minh.

Du lịch khi mang thai

Nhiều mẹ bầu thắc mắc liệu mang thai có được đi du lịch hay không. Giải đáp vấn đề này, Bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Trong giai đoạn những tháng đầu của chu kỳ mang thai thì việc đi du lịch sẽ không ảnh hưởng nhiều, hơn nữa du lịch còn đem lại cảm giác thư giãn và thoải mái cho mẹ bầu. Tuy nhiên có thể có những rủi ro khi gần tới ngày dự sinh của mẹ bầu nên khi ở những tháng cuối thai kỳ mẹ bầu nên hạn chế di chuyển xa để tránh trường hợp chuyển dạ bất ngờ.

Vì vậy, một số hãng hàng không không cho phép phụ nữ mang thai hơn 36 tuần đi máy bay. Nếu việc đi lại của mẹ bầu là không thể tránh khỏi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước và thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi cần thiết. Đôi khi chứng nhận bởi bác sĩ là điều kiện tiên quyết để mẹ bầu được đi du lịch. Một số trường hợp tình trạng sức khỏe của mẹ bầu khi mang thai sẽ được khuyên hạn chế đi du lịch. Do đó, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định lên kế hoạch đi chơi xa nhé!

Trên đây là những vấn đề mà mẹ bầu nhất định phải nhớ trước và trong quá trình mang thai để đảm bảo cho bé yêu phát triển khỏe mạnh nhất, cũng như giữ sức khỏe của chính mình.

Nguồn tham khảo: Cẩm nang dành cho mẹ bầu: 18 điều cần lưu ý khi mang thai – Youmed.vn

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!