Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Bầu 15 tuần, bạn muốn biết liệu thai nhi có thể thở không? Đối với mẹ, nên nhớ rằng hệ miễn dịch của bạn trong thời này yếu hơn, hãy theo dõi nhé!
Bé đã lớn đế cỡ nào rồi?
Hướng dẫn mang thai tuần theo tuần: Tuần thứ 15 thai kỳ
Sự phát triển của bé
Trong tuần này của cẩm nang mẹ bầu, bạn sẽ biết được rằng:
- Em bé của bạn cuối cùng đã bắt đầu rụng lớp lông mao mỏng và tích tụ thêm chất béo dưới da, còn được biết đến với tên gọi là “chất béo màu nâu”.
- Lông mày và tóc bắt đầu xuất hiện trong tuần này.
- Bé đã có thể nấc cục – và bạn có tin hay không, nhưng hiện tượng này có thể xảy ra trước khi bé thậm chí có thể hít thở. Ở giai đoạn này, bé của bạn không tạo ra bất kỳ âm thanh nào bởi vì khí quản của bé đang chứa đầy nước ối và không khí.
- Thân thể của bé bây giờ có thể phát triển tương xứng hơn một chút.
- Đến cuối tuần này, bé có thể biết nắm tay thành nắm đấm.
Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Sự thay đổi của mẹ khi bầu 15 tuần
Trào ngược thực quản – dạ dày : Cơ thể sẽ dần cảm thấy đói hơn nhiều so với trước, do đó dễ dẫn tới ăn quá nhiều thức ăn một lúc, khiến trào ngược dạ dày – thực quản xuất hiện. Để phòng tránh hiện tượng này, hãy ăn làm nhiều bữa ăn trong ngày để tránh hệ tiêu hóa bị quá tải khi ăn một bữa ăn lớn.
Điều trị trào ngược dạ dày khi mang thai
Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
- Chóng mặt: Nếu cảm thấy chóng mặt, muốn ngất xỉu, hãy nằm xuống ngay lập tức, hoặc ngồi cúi đầu giữa hai đầu gối. Nếu không thể có chỗ có thể nằm hay ngồi xuống, hãy quỳ xuống và cúi đầu xuống phía trước để tránh ngất xỉu và có thể bị thương nếu ngã.
- Thường xuyên đau đầu: Nội tiết tố, mệt mỏi, căng thẳng,… tất cả đều có thể gây ra đau đầu. Để giảm đau, hãy thử ngồi ở nơi tối, yên tĩnh.
- Bộ não khi mang thai: Không thể nhớ những việc bình thường, hay quên đồ vật,… đó chính là sự ảnh hưởng lên não bộ khi mang thai. Hãy sử dụng bất kỳ thứ gì có thể (như giấy ghi chú, điện thoại, máy tính bảng,…) để giúp sắp xếp mọi việc và tránh quên những điều quan trọng.
Triệu chứng thai kỳ
- Bạn có thể thấy rằng bạn dễ bị cảm lạnh và ho hơn, có thể là do cảm cúm. Và đó không phải vì bạn không biết tự chăm sóc mình. Ở giai đoạn này của thai kỳ, khả năng miễn dịch của cơ thể bạn bị giảm để đảm bảo rằng hệ miễn dịch không tự loại bỏ bào thai.
- Lượng máu lưu thông trong cơ thể tăng lên làm cho mao mạch trong mũi và nướu của bạn sưng lên. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu cam và chảy máu chân răng.
- Bạn có thể đã tăng được từ 2,2-4,5 kg. Nên theo dõi cân nặng của bạn.
Chăm sóc thai kỳ
- Vì tình trạng hệ miễn dịch của bạn bị suy yếu, bạn càng phải giữ vệ sinh cơ thể một cách kĩ lưỡng hơn.
- Quyết định quan trọng nhất trong tuần này theo cẩm nang mẹ bầu là: hãy nói “không” với những vị khách đến thăm không khỏe. Bạn cần phải tự bảo vệ bản thân khỏi vi rút và vi khuẩn có hại.
Danh sách kiểm tra của bạn
- Tình trạng ham muốn tình dục của bạn có thể gia tăng. Bạn và bạn đời sẽ phải tham khảo các vị trí tình dục an toàn và thoải mái trong thời gian này.
- Bây giờ là thời gian để bạn bắt đầu các thử nghiệm sức khoẻ thai kỳ. Những xét nghiệm, thử nghiệm này thông thường được tiến hành từ tuần thứ 15 đến 18 của thai kỳ.
- Những xét nghiệm máu đơn giản này có thể xác định xem con của bạn có nguy cơ cao mắc hội chứng Down và Trisomy 18 (cả những bất thường của nhiễm sắc thể) hay không, cũng như kiểm tra xem bé có các khuyết tật thần kinh như spina bifida hay không.
Đọc thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!