Hậu quả khôn lường nếu mẹ cai sữa sai thời điểm và lưu ý giúp mẹ cai sữa cho bé đúng cách

Việc cai sữa là quá trình khó khăn mà mẹ nào cũng phải trải qua. Tuy nhiên nguyên tắc quan trọng nhất khi bắt đầu cho bé cai sữa là chọn thời điểm thật thích hợp để tránh những điều không mong muốn có thể xảy ra. Cũng như hãy tham khảo biện pháp cai sữa đúng cách sẽ giúp mẹ đạt hiệu quả cao hơn nữa nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cai sữa sai thời điểm có thể gây ra những hậu quả khó lường, làm ảnh hưởng nguy hiểm đến tâm lý và sức khỏe của bé. Bé đã quen với việc được cung cấp dinh dưỡng từ sữa mẹ thơm ngon mỗi ngày nên cai sữa chính là giai đoạn khó khăn cho cả mẹ và bé mà mẹ cần tìm hiểu kỹ. Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Cai sữa sai thời điểm sẽ ảnh hưởng đến bé ra sao?
  • Nên cho bé cai sữa khi nào?
  • Một số lưu ý giúp mẹ cai sữa cho bé đúng cách, cách cai sữa mẹ không đau

Cai sữa sai thời điểm sẽ ảnh hưởng đến bé ra sao?

Nếu mẹ cai sữa sai thời điểm khi trẻ chưa sẵn sàng hấp thụ các loại dinh dưỡng từ việc ăn dặm thì có thể dẫn tới tình trạng sụt cân hoặc chậm phát triển chiều cao, cân nặng ở bé. Thậm chí khi con quấy khóc đòi bú nhưng không được đáp ứng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý trẻ khi cai sữa. Ngoài ra, khi mẹ cho bé cai sữa quá muộn sẽ khiến bé bỏ qua giai đoạn ăn dặm, không thể hấp thụ thực phẩm. Việc này sẽ khiến bé bị còi cọc, thiếu dưỡng chất để phát triển thể chất và trí não so với những trẻ khác.

Mẹ đã biết chưa?

Nên chọn thời điểm cai sữa thích hợp nhất để cai sữa cho bé

Vì thế mẹ không nên cai sữa cho bé vào các thời điểm sau đây:

  • Không nên cai sữa cho các bé dưới 6 tháng tuổi.
  • Thời điểm tốt nhất để cai sữa cho các bé là vào mùa xuân và mùa thu. Tránh chọn các tháng vào mùa đông hoặc hè. Bởi thời tiết nóng bức hoặc giá lạnh dễ gây khó chịu cho bé, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá và biếng ăn ở trẻ. Lâu ngày có thể gây còi xương, suy dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
  • Chỉ nên cai sữa khi bé thực sự khoẻ mạnh. Không nên cai sữa khi trẻ đang ốm hoặc mới ốm dậy. Vì trong thời điểm này bé cần phải được bổ sung nhiều dưỡng chất để hồi phục sức khỏe.

Nên cho bé cai sữa khi nào?

Việc cai sữa cho bé là một quá trình không mấy dễ dàng đối với mẹ. Bởi việc bú sữa đã trở thành thói quen khó bỏ của bé trong suốt thời gian vừa lọt lòng. Vì thế mẹ nên chọn thời điểm thích hợp nhất để cai sữa cho bé thật đúng cách.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thời điểm cai sữa cho bé tốt nhất là khi trẻ từ 18 – 24 tháng tuổi. Nhưng nếu bé ở giai đoạn này vẫn ăn các loại thực phẩm khác thì có thể trì hoãn lâu cai sữa lâu hơn. Tuy nhiên tốt nhất là không nên để bé quá 2 tuổi mới cai sữa. Trong trường hợp trẻ sinh ra có sức đề kháng yếu, cơ thể không khoẻ mạnh thì mẹ có thể cai sữa cho bé sau 2 tuổi.

Thời điểm thích hợp để cai sữa cho bé là từ 18 – 24 tháng tuổi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bên cạnh đó, mẹ nên cho bé cai sữa vào mùa xuân hoặc mùa thu để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Khí hậu vào thời điểm này thường mát mẻ nên đây là giai đoạn phù hợp nhất. Khi này, bé của mẹ sẽ dễ dàng thích ứng với sự thay đổi này nhanh hơn. Nếu mẹ cai sữa cho bé vào mùa đông hoặc hè sẽ tăng nguy cơ tiêu chảy, cảm lạnh, sốt và các bệnh khác ở trẻ.

Một số lưu ý giúp mẹ cai sữa cho bé đúng cách

1. Kiên nhẫn và thoải mái

Cơ thể mẹ sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nội tiết tố khi cai sữa cho bé. Vì vậy các mẹ thường có cảm xúc lo âu, buồn bã lẫn lộn. Lúc này mẹ cần giữ tâm trạng thoải mái là điều quan trọng để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Ngoài ra, mẹ cần giữ sự kiên nhẫn trong suốt quá trình cai sữa. Bởi phải mất khoảng từ 2-3 tuần để trẻ ngưng bú mẹ. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào tính khí và nhu cầu bú sữa của các bé. Nếu bé của mẹ dễ tính thì việc cai sữa sẽ dễ dàng và nhanh hơn. Nhưng với các bé nhạy cảm, không kịp thích nghi với sự thay đổi này sẽ khó khăn hơn.

Có thể bạn chưa biết:

Xem ngay các bước cai sữa cho trẻ 18 tháng giúp con không quấy khóc, mẹ đỡ vất vả!

4 tuyệt chiêu cai sữa nhanh nhất giúp con ít quấy khóc và mẹ bớt stress

2. Không cho trẻ bú lén

Việc cho trẻ bú lén khi đang cai sữa cho bé sẽ làm phản tác dụng của quá trình. Có rất nhiều mẹ không kiềm được lòng khi thấy con quấy khóc đòi bú nên đã cho con bú lại. Nhưng nếu mẹ không thực hiện nghiêm ngặt thì trẻ sẽ đòi hỏi nhiều hơn ở lần sau. Kết quả là quá trình cai sữa của mẹ sẽ phản tác dụng và càng khó khăn hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong trường hợp này mẹ không được thoả hiệp và chiều theo ý muốn của bé. Mẹ cần xác định rằng việc cho bé bú lén là cách tạm thời nhưng không thể kéo dài mãi.

Mẹ không nên mềm lòng và cho trẻ bú trộm khi bé quấy khóc đòi ti

3. Vắt một chút sữa

Trong quá trình cai sữa có thể bầu ngực mẹ trở nên căng tức vì sự tiết giảm sữa thấp xuống đột ngột. Vì vật nếu mẹ có cảm giác căng tức ngực thì hãy vắt hoặc hút ra một ít sữa. Đây là mẹo chữa căng sữa khi cai sữa cho con. Việc này sẽ tránh sữa bị ứ đọng và viêm tuyến vú. Ngoài ra mẹ có thể dùng sữa đã vắt trữ vào ngăn đông tủ lạnh và hâm nóng cho bé bú bằng bình để bé quên cảm giác ti mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm gì để giảm đau khi cai sữa cho con?

– Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Mẹ hãy dùng khăn sạch hoặc vải mềm ngâm với nước ấm, sau đó vắt khô và đặt lên ngực trong khoảng vài phút. Cách này sẽ giúp làm mềm vú, hạn chế lưu lượng máu đến núm vú, từ đó giúp giảm sản xuất sữa. Chườm lạnh cũng có tác dụng làm giảm tình trạng căng sữa và bớt đau, giúp mẹ dễ chịu hơn.

– Massage giúp hết căng sữa khi cai sữa: Mẹ hãy dùng tay massage ngực ngay sau khi mẹ sờ thấy hai bầu vú nổi cục, là dấu hiệu tắc tuyến sữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Tắm nước ấm với vòi sen: Dùng vòi hoa sen với nước ấm phun trực tiếp lên bầu ngực theo chiều từ trên xuống sẽ giảm tình trạng căng tức ngực, các u sữa cũng mềm ra làm ngực mẹ bớt đau. Khi tắm vòi sen, mẹ hãy dùng tay để xoa bóp “núi đôi” để sữa thừa chảy ra theo dòng nước.

4. Thay thế việc cho bú bằng những thứ khác

Ba mẹ có thể tìm cách để bé bị phân tâm khi đòi bú mẹ. Chẳng hạn như cho bé ăn vặt hoặc ngồi chơi cùng trẻ với cuốn sách hay món đồ chơi yêu thích. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và dễ dàng cai sữa mẹ nhanh hơn.

5. Thay đổi thói quen

Nếu mẹ thường cho trẻ bú trên một chiếc ghế quen thuộc thì có thể thay đổi thói quen này. Hãy thử cho trẻ bú sữa ở một không gian khác cùng với chiếc ghế khác lạ. Hoặc hãy để bố thay mẹ dỗ trẻ trong trường hợp bé đã 1-2 tuổi và thường xuyên bú đêm.

Kết luận

Việc cai sữa là quá trình khó khăn mà mẹ nào cũng phải trải qua. Tuy nhiên nguyên tắc quan trọng nhất khi bắt đầu cho bé cai sữa là chọn thời điểm thật thích hợp để tránh những điều không mong muốn có thể xảy ra. Cũng như hãy tham khảo biện pháp cai sữa đúng cách sẽ giúp mẹ đạt hiệu quả cao hơn nữa nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

haunguyen