Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng như thế nào là an toàn và đảm bảo sạch sẽ? Sau khi rụng rốn con sẽ lồi hay lõm? Có ảnh hưởng đến sức khoẻ con không?
Tìm hiểu về quá trình rụng rốn của trẻ sơ sinh
Trước khi biết cách vệ sinh rốn sau khi rụng, ba mẹ nên hiểu về quá trình dây rốn của con được xử lý như thế nào khi chào đời và quá trình rụng rốn.
Ngay sau khi trẻ chào đời, nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sẽ:
- Kẹp dây rốn khoảng 3 đến 4cm tính từ rốn của bé bằng kẹp nhựa
- Đặt một cái kẹp khác ở đầu kia của dây rốn, gần về phía nhau thai
- Sau đó, dây rốn sẽ được cắt giữa hai kẹp, để lại một gốc dài khoảng 2 đến 3cm trên bụng của bé. Nữ hộ sinh, sản phụ hay người thân đi cùng vào phòng sanh sẽ có thể thực hiện điều này.
Do dây rốn không có dây thần kinh nên khi cắt thì sẽ không gây đau đớn cho sản phụ hoặc em bé.
Màu sắc của dây rốn
Lúc đầu, dây rốn có màu sáng bóng và màu vàng. Nhưng khi khô, nó có thể chuyển sang màu nâu hoặc xám hoặc thậm chí là màu xanh. Từ 5 đến 15 ngày sau khi em bé của bạn được sinh ra, gốc rốn sẽ khô đi, biến thành màu đen và rụng xuống.
Sau khi dây rốn rụng, thì thường mất khoảng 7 đến 10 ngày để rốn lành lại hoàn toàn. Cho đến khi dây rốn xuống và rốn lành hoàn toàn, thì bố mẹ cần phải giữ cho khu vực rốn được sạch sẽ và khô ráo, để tránh nhiễm trùng.
Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng
- Thời điểm dây rốn rụng, ba mẹ có thể bắt đầu tắm cho con trong một chậu nước ấm loại dành riêng cho em bé.
- Mặc dù vào thời điểm này, rốn ít có khả năng bị nhiễm trùng hơn nhưng bạn vẫn nên rửa tay trước và sau khi chăm sóc vệ sinh cho trẻ.
- Chuẩn bị một chiếc khăn mềm, xà phòng loại dịu nhẹ dành cho trẻ sơ sinh và một chiếc khăn để lau khô.
- Đổ đầy nước ấm chậu tắm của con.
- Vệ sinh rốn sau khi rụng cho bé sau khi đã rửa mặt, mắt, tóc và những phần khác trên cơ thể. Lấy khăn mặt, nhẹ nhàng lau trong và xung quanh rốn, rửa sạch vùng này.
- Sau khi tắm bé xong; lau khô người cho con.
- Dùng bông gạc y tế đã được tiệt trùng thấm kỹ, nhẹ tay vùng rốn cho trẻ.
- Mặc quần áo sạch cho con. Lưu ý: khi rốn vẫn chưa lành hẳn thì nên chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát.
- Mẹ có thể dùng kem dưỡng da dành cho trẻ em bôi quanh vùng bụng sau khi rốn lành lặn. Nhưng hãy thoa nhẹ nhàng và tránh sử dụng bất kỳ sản phẩm nào dành cho người lớn nào vì có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm của em bé.
Những lưu ý trong cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng
Ba mẹ phải cần tiếp tục chăm sóc sau khi rốn đã rụng đến khi chân rốn khô không còn dịch tiết.
Tuyệt đối đừng vì tò mò mà sờ vào cuống rốn của bé. Không sờ khi không cần thiết.
Khi có các dấu hiệu sau thì cần đưa trẻ đến bác sĩ hay bệnh viện ngay:
- Chân rốn bị đỏ và sưng;
- Rốn tiết nhiều dịch nhất là dịch có mùi hôi;
- Ấn vùng quanh rốn trẻ quấy khóc;
- Đỏ vùng da xung quanh rốn;
- Rốn chảy máu (Trường hợp trẻ xuất hiện một ít máu khô dính ở chân rốn có thể bình thường cha mẹ không cần quá lo.);
- Dấu hiệu sốt cao trên 38 độ C, thở nhanh nhịp trên 60 lần/phút.
Sau khi rụng rốn con sẽ lồi hay lõm?
Cuống rốn sau khi rụng, lỗ ở thành bụng nơi dây rốn đi qua sẽ tự lành và đóng lại khi trẻ lớn lên, từ đó tạo thành rốn. Và thực chất lỗ rốn là vết sẹo còn lại của dây rốn.
Tuy nhiên, việc 1 lỗ rốn có hình dạng như thế nào, lồi hay lõm, không phải do cách dây rốn bị cắt như thế nào, mà do cách vết sẹo liền lại như thế nào sau đó mà thôi.
Những trẻ có rốn lồi là do bị thoát vị rốn – cuống rốn rụng đi nhưng một phần nội tạng lồi ra khỏi vị trí bình thường trong cơ thể tạo thành một khối lồi tại vùng rốn. Đây không phải vấn đề nguy hiểm và thường biến mất khi trẻ 1 tuổi. Nhưng cũng có những trường hợp thoát vị rốn quá lâu, bé sẽ cần can thiệp bằng phẫu thuật.
Hãy luôn chăm sóc vùng rốn nói riêng và cơ thể con nói chung thật tốt và kỹ càng. Việc rốn con lồi hay lõm chỉ khác nhau về vẻ bề ngoài, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ nên mẹ không cần lo lắng nhiều nhé.
Xem thêm:
- 5 điều bố mẹ đừng “dại dột” làm với rốn của trẻ sơ sinh
- 11 sự thật thú vị về dây rốn sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên!
- Rốn trẻ sơ sinh bị ướt có nguy hiểm không và mẹ phải làm gì để rốn bé không nhiễm trùng?
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!