Giấc ngủ của trẻ sơ sinh và cách trị trẻ khóc đêm hiệu quả

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm chắc hẳn là nỗi lo lắng của hầu hết các bậc phụ huynh, đặc biệt là các cặp đôi lần đầu làm cha mẹ. Bởi chỉ cần nghe đến tiếng khóc của con mình là cha mẹ nào cũng đều trở nên sốt sắng, lo lắng. Trên thực tế, có rất nhiều cách để làm dịu một em bé đang khóc như: thử cho con bú, tiếp xúc da kề da, mở một vài âm thanh êm dịu...

Tuy nhiên, phải làm gì nếu trẻ đột ngột la hét và khóc lóc ầm ĩ vào giữa đêm, thậm chí là ngay giữa giấc ngủ của bé. Do trẻ hay gặp ác mộng hay vì vì điều gì khác? Để giải đáp thắc và tìm ra cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm, chúng ta hãy thử nhìn vào các chi tiết nhỏ như kiểu ngủ bất thường của bé hoặc yếu tố môi trường. Việc tìm thấy nguyên nhân đằng sau việc bé bị gián đoạn giấc ngủ vào nửa đêm sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc tìm ra cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm.

Trẻ sơ sinh thường bị gián đoạn giấc ngủ

1. Cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm mà không phải đánh thức bé

Phản ứng thông thường của mọi người trước trường hợp trẻ la khóc giữa đêm, đa phần đều là cố gắng đánh thức bé dậy và ôm ấp dỗ dành. Tuy nhiên, các chuyên gia lại có lời khuyên rằng mẹ tốt hơn là nên chờ đợi và theo dõi. Vì khi bé gây ồn ào không nhất thiết là một dấu hiệu cho thấy chúng đã sẵn sàng thức giấc. Trẻ thường có thể quấy khóc trong giây lát trong quá trình chuyển từ ngủ nhẹ sang ngủ sâu và trước khi ổn định lại tinh thần. Vì vậy bạn đừng vội mà hốt hoảng khi thấy em bé của mình cất tiếng khóc giữa đêm.

Hoặc nếu bạn không yên tâm, hãy chú ý đến tiếng kêu khóc của con. Một đứa trẻ bật khóc vì chúng ướt, đói, lạnh hay thậm chí là phát bệnh,...tất nhiên sẽ không thể nào tiếp tục giấc ngủ trong một đến hai phút sau đó. Tiếng khóc đó sẽ càng lớn dần để gợi ý cho bạn nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của bé. Trong trường hợp này, hãy bình tĩnh và nhẹ nhàng khi làm những việc như cho bé ăn hoặc thay tã; cố gắng không bật đèn sáng và la hét. Như vậy mới có thể tập cho trẻ thói quen và hiểu rằng ban đêm là để nghỉ ngơi và đi ngủ.

Thông thường, cha mẹ sẽ không cầm lòng và ắm bồng xốc con dậy

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Mô hình giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Trẻ nhỏ, đặc biệt là khi trẻ sơ sinh, nhờ vào việc đồng hồ sinh học của cơ thể chưa hoàn toàn được kích hoạt và hoạt động đầy đủ, dẫn đến việc bé có thể ngủ trong khoảng từ 16 đến 20 giờ mỗi ngày.  Cụ thể, các chuyên gia cho rằng trẻ sơ sinh nên được cho bú từ 8 đến 12 lần mỗi ngày. Và trong giữa các khoảng thời gian được cho ăn, bé có thể sẽ rơi vào giấc ngủ tầm ba đến năm giờ.

Điều này có thể sẽ tiếp tục cho đến khoảng ba tháng, khi trẻ sơ sinh thường bắt đầu ngủ từ tám đến chín giờ vào ban đêm, cùng với một số giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Mặc dù trên thực tế giấc ngủ vào buổi tối có thể bị gián đoạn từ một đến vài lần một đêm.

Trong một số trường hợp bé có thể rơi vào trạng thái não hoạt động mạnh, tạo ra các hình ảnh kỳ lạ. Việc chúng ta mơ cũng nằm trong giai đoạn này. Bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu xuất hiện trên người bé như:

  • Cằm thả lỏng nhưng mặt cũng như các ngón tay, ngón chân lại xoắn vặn.
  • Hơi thở của bé có vẻ không đều và có thể ngừng hoàn toàn trong 5 đến 10 giây (đây là tình trạng gọi là nhịp thở bình thường của trẻ nhỏ), trước khi trở lại đập nhanh như bình thường.

Ở trẻ sơ sinh, tình trạng này thường xuyên xuất hiện giữa các ngủ sâu, vì vậy đó có thể chính là lý do vì sao em bé của bạn tạo ra những tiếng động ban đêm, bao gồm cả khóc, mà thậm chí không thức dậy.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Làm thế nào để biết liệu bé có đang gặp ác mộng?

Chú ý quan sát biểu hiện của con

Nhiều bậc phụ huynh lo lắng rằng lý do đằng sau việc trẻ sơ sinh khóc đêm là do những cơn ác mộng. Tuy nhiên đây lại là một vấn đề khá khó để đưa ra câu trả lời chính xác.

Chúng ta đều không biết được ở độ tuổi cụ thể nào thì ác mộng sẽ bắt đầu xuất hiện với trẻ. Một số bé có thể bắt đầu phát triển chứng sợ hãi ban đêm, ngay từ khi 18 tháng tuổi, mặc dù đây là điều không phổ biến và trường hợp này thường có nhiều khả năng xảy ra ở trẻ lớn hơn (khoảng từ 2-4 tuổi).

Trẻ có thể la khóc, gây rối và ồn ào đến mức bạn cảm thấy phiền phức, nhưng chính bản thân bé cũng không biết có chuyện gì đang xảy ra, thậm chí là quên sạch vào sáng hôm sau. Điều tốt nhất bạn nên là bình tĩnh và bảo vệ an toàn cho bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Khi nào mẹ nên đến gặp bác sĩ?

Có thể có rất nhiều những lý do khác khiến trẻ sơ sinh khóc đêm. Nếu nó ảnh hưởng đến thói quen và hoạt động ban ngày của bé, mẹ hãy nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ. Có thể một cái gì đó đang diễn ra trong cơ thể trẻ như mọc răng hoặc bị bệnh.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

hienpham