Tìm hiểu cách tính sinh trai hay gái theo cổ học phương Đông

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách tính sinh trai hay gái như thếnào có lẽ là băn khoăn của nhiều cặp vợ chồng đang lên kế hoạch có con. Người xưa có câu “Con cái là của trời cho” hay giới tính của con cái là do lẽ tự nhiên của tạo hóa, việc sinh con trai hay gái chắc chắn không thể tính được chính xác. Các phương pháp tính toán chỉ mang tính dự đoán phần nào giới tính em bé. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các mẹ các cách tính và dự đoán sinh con trai hay gái mang tính chất tham khảo, không nhằm mục đích phân biệt giới tính, cổ xúy định kiến trọng nam khinh nữ vốn có từ rất lâu.

Phương pháp 1: Lấy số tuổi của hai vợ chồng cộng lại với nhau (tuổi âm lịch)

Ví dụ: Chồng tuổi 31, vợ tuổi 25 –>31+25=56.

Nếu tổng lớn hơn 40 thì đem trừ 40, trừ đến khi nào có kết quả nhỏ hơn 40 ( nếu tổng nhỏ hơn 40 thì không thực hiện bước này).

Kết quả 56, ta lấy 56-40=16

Lấy kết quả đò trừ đi 9, rồi lại trừ 8, rồi tiếp tục trừ cho 9…lặp lại như thế cho đến khi được hiệu là số nhở hơn hoặc bằng 8,9 thì dừng.

16-9=7 (dừng lại, không phải trừ nữa).

Kết quả cuối cùng:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Nếu kết quả cuối cùng là chẵn: Bạn có bầu trong năm và sinh cùng năm đó thì sẽ có bé trai. Ngược lại, muốn sinh bé gái thì có bầu năm trước, sinh trong năm sau.
  • Nếu kết quả cuối cùng là lẻ: Bạn có bầu trong năm và sinh trong năm thì sẽ có bé gái. Ngược lại, nếu có bầu năm ngoái và sinh trong năm thì sẽ có bé trai.

Phương pháp 2: Chẵn trai, lẻ gái

Cách tính sinh trai hay gái được xác định từ bài đồng dao có nội dung:

“49 từ xưa đã định rồi

Cộng vào tháng đẻ để mà chơi

Trừ đi tuổi mẹ bao nhiêu đấy

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thêm vào 19 để chia đôi

Tính tuổi trăng ròn cho thật chuẩn

Chẵn trai, lẻ gái đúng mười mươi”

Nếu như đặt tuổi âm lịch của mẹ là B và tháng sinh của con theo âm lịch là A thì:

(49+A-B+19)/2–> Ta có :(68+A-B)/2

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi tính, bạn chỉ cần thay tuổi mẹ vào B, thay tháng sinh của con vào A. Nếu kết quả cho ra số lẻ thì sinh con gái, số chẵn thì trong năm mẹ sẽ sinh con trai.

Ví dụ: Tuổi âm của mẹ là 29 tuổi, tháng 7 là tháng dự sinh của con theo âm lịch. Áp dụng vào công thức trên, thì mẹ được (68+7-29)/2=23. Số23 là số lẻ nên mẹ sẽ mang thai bé gái.

Phương pháp 3: Sử dụng lịch Vạn Sự Trung Quốc để tính sinh trai hay gái

Sau khi bạn đã có tuổi mẹ và tháng thụ thai rồi thì có thể theo dõi bảng lịch Vạn Sự từ Trung Quốc ngày xưa để tính sinh con trai hay gái theo ý muốn.

Các cột dọc từ 18 đến 40 là số tuổi âm lịch của mẹ, cột ngang bên trái là tháng thụ thai. Dóng tương ứng dọc và ngang, nếu vào ô có dấu “+” nghĩa là sinh con trai, dấu “O” nghĩa là sinh con gái.

Ví dụ: Tuổi âm lịch của mẹ là 26, tháng thụ thai là tháng 3. Đối chiếu với bảng trên, ta sẽ có dấu “O” nghĩa là có khả năng sinh bé trai.

Phương pháp 4: Kết hợp cả 3 phương pháp trên để tính sinh trai hay gái

3 phương pháp trên có thể được sử dụng kết hợp để tính toán như sau: Dùng phương pháp 1 để tính năm sinh con, phương pháp 2 để tính tháng sinh con và phương pháp 3 để tính tháng thụ thai.

Đầu tiên, hãy dùng phương pháp thứ nhất để xác định năm thụ thai và sinh con; sau đó áp dụng phương pháp thứ 2 để chọn tháng sinh. Sau khi xác định được tháng sinh (lẻ hay chẵn), dùng phương pháp thứ 3 để tính tháng thụ thai theo ý muốn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phương pháp 5: Dựa vào Âm Dương Bát Quái

Âm Dương Bát Quái là gì?

Bát quái là 8 quẻ được sử dụng trong vũ trụ học Đạo giáo, là đại diện cho các yêu tố cơ bản của vũ trụ, được xem như là chuỗi tám khái niệm có liên quan tới nhau. Bát quái bao gồm 8 quẻ đơn: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Các quẻ này lại chia ra 4 quẻ Dương là: Càn, Khảm, Cấn, Chấn và 4 quẻ âm là: Tốn, Ly, Khôn, Đoài, trong đó:

  • Càn là thiên/trời.
  • Đoài là trạch/đầm /hồ
  • Ly là hỏa/lửa
  • Chấn là lôi/sấm
  • Tốn là phong/gió
  • Khảm là thủy/nước
  • Cấn là sơn/núi
  • Khôn là địa/đất

Cách sử dụng bát quái để tính sinh trai hay gái

Ta sẽ lấy tuổi theo âm lịch của cha, mẹ và tháng thụ thai để tính. Nếu khi có bầu, người mẹ (hoặc người cha) ở tuổi chẵn thì ta vẽ 2 vạch ngắn liền nhau (–), nếu ở tuổi lẻ thì ta vẽ 1 vạch dài(_). Đối với tháng thụ thai, ta vẽ 1 vạch dài (_) nếu là tháng lẻ và vẽ 2 vạch ngắn (–) nếu là tháng chẵn.

Trong đó, vạch dài (_) được gọi là hào dương, 2 vạch ngẵn (–) được gọi là hào âm.

Một quẻ có ba vạch tương ứng với tuổi của người chồng ở trên cùng, tuổi của người vợ ở dưới cùng và tháng thụ thai thì ở giữa.

Dựa vào bảng trên, ta có kết quả các quẻ như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • 2 chẵn 1 lẻ sinh con trai (Quẻ Chấn, Cấn, Khảm).
  • 2 lẻ 1 chẵn sinh con gái (Quẻ Tốn, Đoài, Ly).
  • 3 chẵn sinh con gái (Quẻ Khôn).
  • 3 lẻ sinh con trai (Quẻ Càn).

Ngoài các cách tính sinh trai hay gái như đã nêu trên, còn vô số các phương pháp khác được lưu truyền trong dân gian. Tuy nhiên, tất cả các phương pháp tính và tiên đoán đều khó có thể kiểm định tính hiệu quả, chị em chỉ nên tham khảo và hãy nhớ rằng việc sinh con đã là một niềm hạnh phúc rất lớn của người mẹ, dù con giới tính nào cũng không quá quan trọng nhé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

 

Bài viết của

ZinVi