Cách tập thở cho người bị Covid giúp phục hồi chức năng phổi

Thổi bóng hết sức: Động tác này cần làm với một quả bóng bay. Đưa bóng lên miệng, lấy hơi sâu tối đa rồi thổi một hơi kéo dài, thở ra hết sức trong một lần thổi để thải hết khí cặn trong phổi, điều này giúp cho phổi khoẻ mạnh, khắc phụ di chứng trên phổi sau khi hết bệnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách tập thở cho người bị Covid được chia thành 7 bài tập nhỏ. Người nhiễm covid thể nhẹ hoặc sau khi đã hết bệnh có lá phổi bị tổn thương nên thường xuyên tập luyện để phổi sớm hồi phục trạng thái bình thường. Ngoài ra, bài viết còn giải thích việc có nên trang bị máy đo nồng độ oxy để theo dõi tình trạng phổi hay không.

  • Cách tập thở cho người bị Covid
  • Có nên trang bị máy đo nồng độ oxy tại nhà?

Cách tập thở cho người bị Covid 

Người bị nhiễm Covid ở thể nhẹ hoặc đã có kết quả âm tính sau thời gian điều trị cần thiết phải hồi phục chức năng phổi đã bị virus ăn mòn trong khoảng thời gian dài. Bài tập này cũng có thể sử dụng khi làm việc liên tục kéo dài, suy giảm chức năng hô hấp mãn tính. Tập luyện hàng ngày sẽ giúp làm giảm các triệu chứng khó thở, lo lắng và trầm cảm qua đó cải thiện thể chất và chất lượng cuộc sống. Mỗi bài tập nên lặp lại khoảng 8 -10 lần.

1. Kỹ thuật thở ra

– Thở ra kéo dài: Hít hơi sâu bằng mũi rồi thở ra kéo dài bằng miệng.

– Thở ra mạnh: Hít vào bằng mũi rồi thở ra thật nhanh và mạnh bằng miệng.

Hai động tác này sẽ giúp khai thông đường thở bằng phản xạ ho ở cuối mỗi kì thở ra.

Xem thêm:

Sau tiêm vaccine Covid-19 lại bị sốt có đáng lo ngại không?

2. Mở lồng ngực và kiểm soát hơi thở

– Động tác 1: Đưa hai tay ra trước, vừa hít vào vừa di chuyển hai tay ra sau tối đa. Sau đó thở ra từ từ đồng thời đưa tay về vị trí cũ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Động tác 2: Đưa hai cùi chỏ ra trước, vừa hít vào vừa cố gắng xoay cùi chỏ tối đa ra sau. Thở ra từ từ đồng thời xoay cùi chỏ về vị trí cũ.

(Nguồn: Hcdc.vn)

3. Tăng cường vận động cơ hô hấp

– Thở ngực: Đưa một tay đặt lên ngực, một tay đặt lên bụng. Hít hơi sâu tối đa cho lồng ngực nở ra rồi thở ra từ từ. Khi hít thở cần phải hóp bụng và giữ cho bụng không phình ra trong lúc hít thở.

– Thở bụng: Đưa hai tay đặt lên bụng, hít hơi sâu vào cho đến khi bụng phình ra tối đa, rồi thở ra cho đến khi bụng xẹp vào tối đa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

(Nguồn: hcdc.vn)

4. Loại bỏ dung tích khí cặn trong phổi

– Thổi bóng hết sức: Động tác này cần làm với một quả bóng bay. Đưa bóng lên miệng, lấy hơi sâu tối đa rồi thổi một hơi kéo dài, thở ra hết sức trong một lần thổi để thải hết khí cặn trong phổi, điều này giúp cho phổi khoẻ mạnh, khắc phụ di chứng trên phổi sau khi hết bệnh.

(Nguồn: hcdc.vn)

5. Tăng cường sức bền

– Cánh chim bay: Chuẩn bị 2 quả tạ vừa cân. Hai tay cầm tạ buông dọc theo thân mình, rồi vừa hít vào vừa nâng hai tay sang ngang. Sau đó thở ra từ từ đồng thời hạ tay xuống vị trí cũ.

– Cánh tay đan chéo: Hai tay cầm tạ đưa sang ngang đồng thời bắt đầu hít vào. Sau đó vừa thở ra vừa đưa hai tay về phía trước.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Cánh tay trên đầu: Hít vào đồng thời đưa hai tay cầm tạ qua đầu, rồi thở ra và hạ tạ xuống.

(Nguồn: hcdc.vn)

6. Tăng dung tích sống từng thuỳ phổi

– Thùy phổi giữa: Dùng một chiếc khăn to. Choàng khăn phía dưới nách, từ sau lưng ra trước ngực. Hai tay đan chéo cầm hai đầu khăn rồi hít vào thật sâu và siết khăn lại, sau đó đột ngột buông khăn và thở ra.

– Thùy phổi dưới: Làm tương tự động tác trên nhưng lần này khăn nằm ở vị trí dưới ngực. Lưu ý buông khăn trước khi bắt đầu thì thở ra.

7. Vũ điệu nhịp thở

– Động tác 1: Ở tư thế đứng thẳng, chân dang ngang bằng vai. Bắt đầu hít vào đồng thời đưa hai cánh tay lên chụm vào nhau. Sau đó vừa thở ra vừa đưa tay về vị trí cũ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Động tác 2: Ở tư thế cúi người, chân dang ngang bằng vai, cánh tay đan chéo. Vừa hít vào vừa vươn người lên với hai cánh tay chụm vào nhau, sau đó thở ra và đưa tay về vị trí cũ.

(Nguồn: hcdc.vn)

Xem thêm:

Mùa dịch đã khổ, ở cữ mùa dịch lại càng vất vả, nhưng mẹ bầu chú ý những điều này

Có nên trang bị máy đo nồng độ oxy tại nhà?

Ngoài học cách tập thở cho người bị Covid, nhiều người nhà của bệnh nhân còn muốn theo dõi tình hình sức khoẻ bằng máy móc. Do đó họ bắt đầu chú ý đến máy đo nồng độ oxy trong máu (SpO2). Thiết bị này có chức năng phát hiện tình trạng thiếu oxy trong máu để kịp thời xử lý khi trở nặng.

Bác sĩ Lưu Kính Khương, Trưởng khoa Gây mê hồi sức – Điều trị đau và Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết việc kiểm tra SpO2 liên tục là biện pháp an toàn và đơn giản để theo dõi người bệnh ở nhà, khi không cần đến sự hỗ trợ của nhân viên y tế. Tuy nhiên, bác sĩ Khương lưu ý, chỉ số đo SpO2 của các thiết bị đang bán trên thị trường có thể không chính xác 100% mà luôn có độ sai số. Nguyên nhân có thể là vì máy đã quá cũ, người bệnh sơn móng tay móng chân khi dùng máy để kiểm tra, bệnh nhân mắc Hemoglobin bất thường vì nhiễm khí CO. Thậm chí người bệnh run rẩy, cử động khi đo… cũng có thể là nguyên nhân gây sai lệch trong kết quả đo.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vì sự sai lệch khó có thể kiểm soát đó mà máy đo SpO2 tại nhà cũng có thể gây nguy hiểm, đặc biệt khi nó có thể khiến người bệnh chủ quan hoặc hoảng hốt quá mức, rồi sử dụng các biện pháp cấp cứu sai. Ngoài ra, nếu máy được sử dụng với bệnh nhân Covid-19, thực tế riêng chỉ số SpO2 không đủ để đánh giá tình trạng sức khỏe.

Tốt nhất người dân không nên tự ý mua những loại máy không rõ nguồn gốc trên thị trường hoặc thậm chí có sử dụng cũng không thể chủ quan hoàn toàn vào kết qủa của máy mà phải được sự theo dõi, tư vấn từ những người có chuyên môn trong việc điều trị bệnh covid tại nhà.

Nguồn thông tin: Bài tập phục hồi chức năng phổi cho người nhiễm COVID-19 – hcdc.vn

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent  Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật  thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

hoanglan