Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh không khóc mà mẹ cần biết

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Với những người phụ nữ lần đầu tiên làm mẹ thì việc tắm cho trẻ sơ sinh khá khó khăn. Nỗi băn khoăn cách tắm cho trẻ sơ sinh không khóc sẽ được hướng dẫn ngay bây giờ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách tắm trẻ qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc khi tắm

Nhằm tìm cách tắm cho trẻ sơ sinh không khóc thì mẹ phải hiểu được nguyên nhân vì sao. Qua đó việc giải quyết vấn đề trẻ khóc khi tắm sẽ đơn giản hơn nhiều.

Dầu gội chảy vào mắt bé: Khi tắm mẹ nên chú ý xoa dầu gội cẩn thận tránh vào mắt bé. Bên cạnh đó mẹ cũng nên xoa nhẹ nhàng để không làm bé khó chịu.

Mùi sữa tắm, dầu gội không phù hợp: Có thể một số mùi hương của sữa tắm không phù hợp với bé làm bé sợ, khóc khi tắm. Do đó mẹ nên để ý chọn đổi một vài loại mùi trái cây để phù hợp với bé hơn.

Trẻ bị hăm tã: Việc bị hăm tã có thể xảy ra ở trẻ dưới 9 tháng tuổi. Vùng da hăm có thể đau nhức khi gặp nước làm bé khó chịu. Mẹ nên kiểm tra kĩ xem bé có bị hăm hoặc dính bệnh eczema không nhé.

Nước tắm quá nóng: Mẹ nên kiểm tra nhiệt độ nước tắm vừa đủ ấm cho trẻ. Nhiệt độ nước tắm lý tưởng chỉ cao hơn nhiệt độ cơ thể trẻ 1 độ C. Sau khi nhiệt độ nước tắm phù hợp mẹ nên cho bé làm quen với nước từ từ. Tránh việc tắm ngay làm bé hoảng sợ.

Cảm thấy không an toàn: Có thể những lần tắm trước bé bị trượt trong bồn làm bé lo lắng cho những lần tắm sau. Hoặc có thể mẹ vừa tạo sự thay đổi nào đó trong phòng tắm chẳng hạn một bức tranh mới hay đồ vật mới làm bé hoảng sợ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé đang cảm thấy đói hoặc mệt: Trước khi tắm cho bé mẹ nên cho bé ăn nhẹ và chọn thời điểm tránh rơi vào giờ ngủ. Việc tắm trong khoảng thời gian này làm bé khó chịu quấy khóc.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh không khóc

Bước 1: Mẹ hãy đặt một chiếc khăn to vào đáy chậu để phòng trường hợp bé bị trượt.

Bước 2: Tiến hành pha nước tắm cho bé. Các mẹ nên lưu ý cho nước nóng vào trước và hòa nước lạnh đến khi nhiệt độ phù hợp.

Bước 3: Tạo điều kiện cho bé làm quen với nước trước. Bằng cách cho bé vào chậu tắm từ từ bắt đầu từ phần chân rồi ngâm đến vai bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bước 4: Mẹ rửa mặt cho bé nhẹ nhàng trước tiên. Lưu ý tránh tuyệt đối nước vào lỗ tai của bé.

Bước 5: Dùng một chiếc khăn nhỏ lau sạch các vùng cơ thể của bé. Bắt đầu từ cổ cằm đến sau lưng của bé.

Bước 6: Trẻ sơ sinh thường có những nếp gấp ở bụng, khuỷu tay, bẹn…Mẹ nên chú ý làm sạch những nếp gấp từ trên xuống rồi đến mông và chân bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bước 7: Mẹ bắt đầu gội đầu cho bé. Trước tiên mẹ nên quấn bé bằng khăn khô để giữ ấm. Sau đó mẹ ẳm bé ngửa đầu ra sau để gội đầu với một ít dầu gội rồi rửa sạch. Các mẹ nên chú ý gội sao cho tránh dùng móng tay làm bé đau.

Bước 8: Đặt bé yêu nhẹ nhàng lên thảm hoặc khăn khô lớn trên giường. Tiếp theo lau khô cho bé toàn thân từng ngón tay đến bàn chân.

Những lưu ý khi tắm cho bé

  • Mẹ chỉ nên tắm cho bé khoảng 1 đến 2 lần/tuần
  • Tuyệt đối không để bé một mình trong chậu.
  • Mực nước trong chậu vừa ngập đến vai bé.
  • Nước tắm phải vừa đủ ấm tránh quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ lý tưởng tầm 37-38 độ C.
  • Lựa chọn loại sữa tắm có thành phần tự nhiên tránh kích ứng da bé.
  • Khi gội đầu mẹ nên cẩn thận tránh nước hoặc dầu gội rơi vào mắt bé. Điều này rất dễ làm bé sợ hãi việc tắm ở những lần sau,
  • Trường hợp bé quấy khóc nhiều, các mẹ nên tắm cho bé nhanh tránh ép buộc làm bé sợ hơn ở lần tắm tới.

Trên đây là những chia sẻ cách tắm cho trẻ sơ sinh không khóc mà các mẹ quan tâm. Chúc các bạn lần đầu làm mẹ tắm cho bé yêu được thành công dễ dàng nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Anh Nguyen