Cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh rất quan trọng vì nó quyết định độ dễ chịu thoải mái của bé, giúp trẻ cảm thấy an toàn như cảm giác trong bụng mẹ từ đó khiến trẻ ngủ ngon hơn. Nhiều phụ huynh làm bố mẹ lần đầu thường lúng túng trong việc quấn khăn cho trẻ thậm chí là quấn sai cách. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn:
- Điều cơ bản về cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh
- 6 bước chuẩn quấn khăn cho trẻ sơ sinh
- Làm sao để tránh cho trẻ bị nóng khi quấn khăn?
- Những nguy cơ khi mẹ quấn khăn không đúng cách
Điều cơ bản về cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh
Quấn khăn cho bé không chỉ có tác dụng giống như một chiếc tổ kén bao bọc, ủ ấm và cho bé cảm giác an toàn giúp bé ngủ ngon, sâu giấc mà đây còn là phương pháp giúp giữ ấm cơ thể và duy trì thân nhiệt của bé hiệu quả. Một điều quan trọng nữa mà ít phụ huynh nào biết, việc quấn khăn còn làm giảm nguy cơ đột tử bất ngờ ở trẻ sơ sinh (SIDS) và tai nạn khi ngủ gây tử vong, vì phương pháp này giữ cho trẻ luôn nằm ngửa khi ngủ. Phụ huynh nên thực hiện việc quấn khăn này từ khi trẻ mới sinh cho đến khi trẻ bắt đầu lăn (4 – 6 tháng).
Nếu em bé của bạn không thích được quấn khăn hoặc bé hay có xu hướng nằm sấp, hãy thử dùng một chiếc túi ngủ an toàn dành cho trẻ sơ sinh. Điều này cũng có thể giữ trẻ nằm ngửa, làm giảm nguy cơ đột tử và các nguy nhân có thể gây ngạt thở cho bé trong lúc ngủ khác.
Nếu ba mẹ ngủ chung giường với con, đừng đắp mền chung với con vì chúng có thể bị nóng. Điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ đột tử. Nhưng tóm lại các chuyên gia sẽ không khuyến khích việc mẹ ngủ chung với bé vì có thể gây nguy hiểm cho em bé của bạn.
Xem thêm:
Quấn khăn quanh chân: liệu pháp mới giảm sốt cho trẻ tức thì!
6 bước chuẩn quấn khăn cho trẻ sơ sinh
1. Sử dụng một tắm khăn lớn bằng vải bông nhẹ hoặc vải muslin. Gấp cạnh trên xuống khoảng 20 cm. Đặt vai trẻ ngang bằng với nếp gấp.
2. Đặt một cánh tay của em bé dưới nếp gấp.
3. Di chuyển góc của khăn (phía bên cánh tay đã được chèn dưới nếp gấp) bọc qua cơ thể bé rồi kẹp nó dưới chân em bé như hình dưới:
4. Đặt tay còn lại của bé dưới nếp gấp.
5. Di chuyển mép còn lại của khăn quấn ngang cơ thể em bé sao cho khăn nằm gọn dưới lưng em bé.
6. Gấp phần khăn thừa lên trên và chèn dưới chân của em bé. Quấn khăn chắc chắn, nhưng đảm bảo rằng quấn không quá chặt để em bé có thể duỗi thẳng chân ra. Quấn chân và ngực quá chặt có thể dẫn đến các vấn đề về hông và hô hấp.
Xem thêm:
Hướng dẫn cách quấn khăn cho bé sơ sinh chuẩn không cần chỉnh cho ba mẹ!
Làm sao để tránh cho trẻ bị nóng khi quấn khăn?
Khi thời tiết ấm áp, hãy mặc cho bé một chiếc áo nhỏ và tã lót trước khi quấn khăn. Nhiệt độ quá nóng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đột tử đau lòng. Vì vậy hãy cố gắng giữ cho em bé mát mẻ và thoải mái trong khi ngủ.
Khi thời tiết mát mẻ, hãy mặc cho bé một bộ áo liền quần mỏng nhẹ dưới lớp vải bọc. Không sử dụng thảm hoặc chăn hình thỏ – nó có thể làm tăng nhiệt. Điều khiển nhiệt độ phòng ngủ để khu vực ngủ của bé không quá nóng, đặc biệt nếu em bé bị ốm.
Quán khăn quá cao có thể khiến em bé bị quá nóng và cũng có thể gây tắc thở cho em bé. Vì vậy không được để khăn che mặt, đầu, tai hoặc cằm của bé.
Những nguy cơ khi mẹ quấn khăn không đúng cách
Cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh rất quan trọng vì nếu mẹ quá lạm dụng hoặc áp dụng cách quấn khăn không đúng thì có thể gây ra những nguy hại và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
1. Ảnh hưởng đến sự phát triển của xương
Khi mẹ quấn khăn quá chặt có thể khiến trẻ bị loạn sản xương hông, trật khớp hoặc sai khớp… Các em bé bị quấn khăn quá chặt từ khi mới sinh sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp cao gấp 10 lần những đứa trẻ khác. Ngoài ra, phần hông của bé cũng bị ảnh hưởng nhiều, nghiêm trọng nhất là làm gia tăng nguy cơ đột tử ở trẻ, nhất là khi bé ngủ trong tư thế nghiêng hay nằm ngửa.
2. Tăng nguy cơ viêm phổi ở trẻ
Quấn khăn sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể bé, làm bé bị bí và toát mồ hôi. Nếu mẹ không xử lý kịp thì mồ hôi sẽ ngấm thấm ngược trở lại cơ thể của bé làm bé bị lạnh và gây ho, viêm phế quản hoặc phổi. Vì thế việc quấn khăn sai cách có thể gây ảnh hưởng nghiên trọng đến khả năng hô hấp của trẻ sơ sinh, thậm chí gây viêm phổi ở trẻ. Những em bé bị quấn khăn không đúng cách sẽ có nguy cơ viêm phổi gấp 4 lần bé khác.
Ba mẹ cần học cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh đúng cách để hạn chế các nguy cơ có thể gây ra cho trẻ. Đồng thời luôn phải theo dõi nhiệt độ xung quanh trẻ để chắc rằn trẻ không bị bí bách khi bị quấn khăn.
Nguồn thông tin: Wrapping a baby: in pictures – Risingchildren
Xem thêm:
- Quấn chũn cho bé đến mấy tháng thì dừng mà con vẫn ngủ ngon?
- Cùng tìm hiểu nguyên nhân trẻ hay quấy khóc về đêm
- Trẻ sơ sinh rụng tóc vành khăn có phải dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!