Học ngay cách phạt trẻ khôn ngoan khi con mắc lỗi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dạy bảo con cái luôn ngoan ngoãn, chăm ngoan, học giỏi là điều bố mẹ nào cũng mong muốn. Nhưng để làm được điều đó, bố mẹ cần có cách phạt trẻ khi mắc lỗi khoa học để con luôn yêu thương cha mẹ và không có cảm giác mình bị ghét bỏ.

Sự ra đời của kỷ luật để phạt trẻ khi mắc lỗi

Thiết lập giới hạn, củng cố hành vi tốt và hạn chế những hành động không mong muốn có thể bắt đầu khi con bạn còn nhỏ. Theo chuyên gia Judith Myers-Walls, tiến sĩ- PGS về phát triển trẻ em và nghiên cứu gia đình tại Đại học Purdue, bang Indiana, nói: “Có những điều mà ngay cả trẻ nhỏ cũng phải học không làm, chẳng hạn như nhổ tóc của mình”.

Bởi vì các em bé có khả năng hiểu ngôn ngữ và ghi nhớ. Vì vậy, chiến lược tốt nhất để kiểm soát những hành động của trẻ là dạy con từ những bài học thực tế. Bố mẹ có thể đánh lạc hướng con chuyển từ hành động không tốt sang tốt hơn.

Chẳng hạn, nếu đứa con 4 tháng tuổi của bạn phát hiện ra việc vuốt tóc thú vị như thế nào. Bạn có thể nhẹ nhàng gỡ tay ra và hôn con. Sau đó, bạn có thể chuyển con qua một điều gì thú vị hơn hay đồ chơi khác.

Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây cho thấy 39% cha mẹ nghĩ rằng con họ không nghe lời khi liên tục thay đổi các kênh trên điều khiển từ xa. Nhiều phụ huynh trở nên thất vọng khi một đứa trẻ làm như vậy; theo bà Nancy Samalin, tác giả cuốn sách Yêu thương mà không làm hỏng. Cách tốt nhất bố mẹ cần làm lúc này là duy trì sự bình tĩnh và thiết lập cách phạt trẻ khi mắc lỗi. Hoặc có những phương pháp giáo dục để con tránh mắc lỗi.

Bố mẹ nên có cách xử phạt con khi mắc lỗi từ ngay khi con còn nhỏ

Từ 8 đến 12 tháng: Cách phạt trẻ khi mắc lỗi như thế nào?

Khi bé bắt đầu bò, khoảng 8 tháng thì bố mẹ nên nghĩ về việc thiết lập cách xử phạt. Một đứa trẻ ở tuổi này chỉ muốn khám phá. Chúng không có khái niệm về những gì nên hoặc không nên làm. Vì vậy nếu bạn không muốn con chạm vào thứ gì đó thì hãy đặt con ra khỏi tầm với.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bố mẹ có thể lấy một số đồ thân thiện hơn cho con chơi. Theo các chuyên gia, đây là cách tốt nhất để giúp con bạn tránh khỏi rắc rối. Từ đó, việc tuân thủ các quy tắc trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, nhiều ông bố bà mẹ lại bắt con phải làm theo ý của mình. Thật không may, nó không phải là một phương pháp kỷ luật đáng tin cậy cho trẻ em ở độ tuổi này. Con có thể hiểu giọng điệu của bạn rằng “Không” có nghĩa là “Mẹ yêu con”. Nhưng con lại không hiểu ý nghĩa thực sự của từ này. Hơn nữa, con không thể tự mình thực hiện các yêu cầu của bạn.

Khi con 8-12 tháng tuổi thì bố mẹ không thể thực hiện kỷ luật khi con mắc lỗi

Từ 12 đến 24 tháng

Ở độ tuổi này, các kỹ năng giao tiếp của con bạn đang phát triển. Vì vậy, bạn có thể bắt đầu giải thích các quy tắc cơ bản như không kéo đuôi mèo. Bạn cũng có thể bắt đầu sử dụng từ “thận trọng” trong các tình huống nghiêm trọng. Nhưng nếu bố mẹ sử dụng quá nhiều từ này thì có thể phản tác dụng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi con bắt đầu nổi giận thì bố mẹ không nên đưa ra các hình thức xử phạt con. Ví dụ như lấy đi một đặc quyền hoặc phạt con về phòng của mình. Theo chuyên gia phát triển trẻ em Claire Lerner, bố mẹ cần phải biết khi nào con của mình nổi giận. Một số trẻ bình tĩnh nhanh chóng thông qua sự đánh lạc hướng. Còn có những đứa trẻ lại cần một cái ôm của bố mẹ.

Nếu con nổi giận thì bố mẹ cần giúp con bình tĩnh lại bằng một cái ôm

Nhưng nếu cơn giận dữ kéo dài, hãy đưa con bạn ra khỏi tình huống. Bố mẹ cần nhẹ nhàng giải thích những gì đang xảy ra để trẻ bình tĩnh lại. Nhiều trẻ không thể bình tĩnh lại và có thể có những hành động cắn hay đánh. Lúc này, bố mẹ cần chuyển hướng con sang một hành động khác thích hợp. Ví vụ, con bạn đánh bạn khi làm gián đoạn cuộc chơi của con để thay tã. Thì bạn nên đưa cho con một món đồ chơi để bé có thể chơi khi bạn quấn tã cho bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách dạy trẻ từ 24 đến 36 tháng khi mắc lỗi

Hai năm là dấu ấn quan trọng của con với việc đi mẫu giáo và các kỹ năng xã hội. Điều này, đã tạo nên một loạt các vấn đề kỷ luật mới. Ở độ tuổi này rất khó để trẻ có thể hiểu về sự chia sẻ đồ chơi, thời gian và sự chú ý.

Trẻ mới biết đi dễ hiểu các lệnh, sự đồng cảm, nguyên nhân và kết quả. Vì vậy, bố mẹ có thể sử dụng các khái niệm đó khi áp dụng cách phạt trẻ mắc lỗi. Chìa khóa để kỷ luật trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo là giữ cho mọi thứ thật đơn giản. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Susan G. O’Leary, Tiến sĩ, giáo sư tâm lý học tại Đại học Bang New York tại Stony Brook: Những bà mẹ thường khiển trách con sẽ ít hiệu quả hơn việc nói trực tiếp và chỉ trong thời gian ngắn.

Cách phạt trẻ khi mắc lỗi không phải là cứ áp dụng kỷ luật là có hiệu quả. Mà tùy thuộc vào từng độ tuổi và tình huống mà bố mẹ áp dụng cách xử phạt khác nhau. Đừng máy móc phạt con theo ý mình mà không quan tâm đến cảm xúc hay tâm lý của con.

Theo parents

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nguyenthi Huyen