Trẻ em hay nháy mắt là bệnh gì? Khi nào thì cần điều trị và cách điều trị nháy mắt ở trẻ nhỏ như thế nào? Trẻ em hay nháy mắt thường là có 4 vấn đề là tâm lý, sức khỏe, bẩm sinh và do môi trường xung quanh. Vậy mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
- Trẻ em hay nháy mắt là bệnh gì?
- Nguyên nhân khiến trẻ nháy mắt liên tục
- Rối loạn Tic có nguy hiểm không?
- Cách điều trị nháy mắt ở trẻ nhỏ
- Chăm sóc mắt trẻ đúng cách
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Câu hỏi: Trẻ em hay nháy mắt là bệnh gì? Lưu ý giữ gìn đôi mắt khỏe mạnh cho bé, giúp con không bị tật khúc xạ là gì? Có thực phẩm nào giúp mắt sáng khỏe dành cho trẻ em hay không?
Trả lời:
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh:
Trẻ em nháy mắt liên tục tục có thể xảy ra trong các trường hợp như: thiếu ngủ, căng thẳng thần kinh, thiếu máu, mắc các tật khúc xạ cận thị – viễn thị – loạn thị, rối loạn điều tiết mắt, viêm kết mạc,… Tùy vào từng bệnh cảnh của trẻ mà có cách khắc phục cụ thể.
Để trẻ có đôi mắt khỏe mạnh, ba mẹ cần lưu ý chăm sóc mắt trẻ ngày từ nhỏ. Trước khi trẻ 5 tuổi nên cho trẻ đi khám mắt để kiểm tra thị lực, các tật bẩm sinh, sau đó kiểm tra định kì mỗi 6 tháng/ 1 năm. Ba mẹ cần dạy trẻ giữ tư thể đúng khi ngồi học, bàn học phải ở nơi đủ ánh sáng, cho mắt nghỉ ngơi sau 60 phút làm việc, giữ vệ sinh cá nhân tốt, che chắn cho mắt khi ra ngoài, không cho trẻ tiếp xúc màn hình tivi và điện thoại quá lâu.
Trẻ cần được bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C, vitamin E, beta-caroten, lutein, selenium có trong cá hồi, cà rốt, khoai lang, súp lơ xanh, cà chua, dâu tây, cam, hạnh nhân…
Trẻ em hay nháy mắt là bệnh gì?
Cùng với sự phát triển về tư duy và thể chất quá trình hình thành thị giác cũng đóng vai trò rất quan trọng của trẻ nhỏ. Hơn 80% những thứ trẻ học được trong những năm đầu đời thông qua việc quan sát. Như vậy nếu không phát hiện sớm và điều trị những bệnh liên quan đến mắt thì tất cả những sinh hoạt hằng ngày và học tập sẽ bị ảnh hưởng. Trẻ em hay nháy mắt tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng nếu bị lâu ngày thì bố mẹ nên lưu ý tính trạng và đưa con đi khám. Để hiểu chi tiết hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bệnh nháy mắt ở trẻ là gì nhé.
Nháy hoặc chớp mắt là phản xạ tự nhiên của mắt khi làm việc quá tải, co thắt cơ mi hoặc cần tiết ra nước mắt vì mắt khô. Trường hợp trẻ nhỏ nháy mắt liên tục, nguyên nhân có thể là do trẻ đã mắc hội chứng rối loạn Tic.
Đây là một dạng rối loạn vận động thường xảy ra ở trẻ dưới 18 tuổi, bé trai thường dễ gặp hơn bé gái. Đối với một số trẻ, rối loạn này sẽ biến mất hoàn toàn sau khi lớn nhưng cũng có trẻ sẽ đối mặt với nó đến khi trưởng thành.
Xem thêm >>>>
Thông tin về bệnh lác mắt và cách chữa lác mắt cho trẻ sơ sinh
Nguyên nhân khiến trẻ nháy mắt liên tục
Thông thường, nháy mắt do thói quen sẽ không cần điều trị gì. Sau vài tháng việc nháy mắt này sẽ tự động hết. Nhưng các bậc phụ huynh cũng cần phải chú ý để tham khảo ý kiến của bác sỹ nhi, chuyên khoa mắt về những yếu tố làm cho trẻ hay bị nháy mắt.
Vấn đề tâm lý
- Trẻ thường xuyên rơi vào tâm trạng căng thẳng, lo lắng do áp lực bởi học hành, thi cử
- Trẻ bị trầm cảm, tự kỷ
- Bị ảnh hưởng bởi phim ảnh hoặc các trò chơi điện tử
Vấn đề sức khỏe
- Nguyên nhân trẻ bị rối loạn Tic có thể do bé mắc các bệnh thoái hóa nơron thần kinh như bệnh Huntington, Parkinson, hội chứng Wilson, cơn Hysteria, bệnh tế bào gai thần kinh và nhũn não
- Có bất thường trong não hoặc các chất dẫn truyền thần kinh
- Do đột quỵ, chấn thương đầu, nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A, phẫu thuật vùng đầu,…
- Bị động kinh hoặc có tổn thương dây thần kinh số V, VII
- Bị suy nhược do thiếu máu
- Nháy mắt do tật khúc xạ như cận thị, loạn thị, viễn thị hoặc các bệnh về mắt như mỏi điều tiết, viêm kết mạc dị ứng, viêm giác mạc…
- Trẻ nhìn máy tính, điện thoại quá lâu
- Thiếu ngủ
Bẩm sinh
- Trẻ có thể mắc hội chứng này bẩm sinh do di truyền từ cha mẹ hoặc do người mẹ đã uống rượu hoặc hút thuốc trong thời gian mang thai
- Mắc chứng tăng động giảm chú ý
- Chậm nói, chậm phát triển trí tuệ
Do môi trường xung quanh
Trẻ tiếp xúc với chất gây dị ứng, hóa chất hoặc bị ngộ độc thuốc cũng có thể bị mắc hội chứng rối loạn Tic.
Rối loạn Tic có nguy hiểm không?
Bệnh rối loạn Tic phần lớn chỉ mang tính chất tạm thời và sẽ tự biến mất trong khoảng 1 năm. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có khoảng 20% trường hợp bệnh phát triển nặng sẽ gây ảnh hưởng lớn cuộc sống của trẻ:
- Khiến trẻ tự ti, không hòa đồng
- Không tập trung và hứng thú khi học tập
- Chậm phát triển về ngôn ngữ
- Khó ngủ
- Chán ăn, bỏ bữa nên dễ suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến thể chất
- Không nghe lời người lớn
- Trầm cảm, tự kỷ, tăng động giảm chú ý
Xem thêm >>>>>
Trẻ sơ sinh bị vàng mắt: Liệu có nguy hiểm và ba mẹ cần làm gì?
Cách điều trị nháy mắt ở trẻ nhỏ
Đối với rối loạn Tic tạm thời thì thường ba mẹ không cần phải điều trị vì bệnh sẽ tự hết khi con lớn lên. Tuy nhiên đối với rối loạn tic mãn tính gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của trẻ thì ba mẹ cần đưa con đến bác sĩ để điều trị kịp thời.
Nếu rối loạn tic là do trẻ đang mắc một căn bệnh nào đó thì cách điều trị nháy mắt ở trẻ nhỏ đơn giản nhất là tìm ra nguyên nhân trẻ nháy mắt và loại bỏ nó. Còn đối với trẻ con hay nháy mắt thường do bệnh về tâm lý, các cách điều trị phổ biến gồm có:
Liệu pháp đảo ngược hành vi
Trẻ sẽ được yêu cầu đứng trước gương và thực hiện mô phỏng lại các cử động giống như triệu chứng rối loạn tic của mình, trong trường hợp này là triệu chứng nháy mắt liên tục.
Lâu dần, hành động nháy mắt này sẽ trở thành thói quen mà trẻ có thể chủ động kiểm soát chứ không phải là một rối loạn nữa. Từ đó, trẻ không còn bị nháy mắt nữa.
Sử dụng thuốc
Thuốc tây điều trị rối loạn Tic có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy, ba mẹ cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích và rủi ro khi sử dụng, đồng thời phải tham khảo ý kiến bác sĩ thật kỹ để uống đúng và đủ liều lượng.
Một số loại thuốc điều trị Tic thường được sử dụng hiện nay là: Thuốc chống động kinh, tiêm botox, thuốc giãn cơ, thuốc làm giảm Dopamin, thuốc chống trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế,…
Kích thích não sâu
Phương pháp này khá phức tạp nên chỉ thường được áp dụng khi trẻ không đáp ứng với các phương pháp điều trị trên. Ở phương pháp kích thích não sâu này, một thiết bị chạy bằng pin sẽ được cấy ghép vào não. Các xung điện phát ra từ thiết bị này có tác dụng ngăn cản các dẫn truyền bất thường trong não – nguyên nhân gây ra các triệu chứng tic.
Chăm sóc mắt trẻ em đúng cách
- Không để trẻ sử dụng thiết bị di động, tivi, máy tính quá lâu. Cần bố trí thời gian sử dụng thiết bị công nghệ 1 cách hợp lý và hiệu quả. Tốt nhất là nên hạn chế tối đa việc đưa điện thoại, máy tính bảng cho bé sử dụng
- Thiết lập khoảng cách an toàn khi sử dụng thiết bị công nghệ, không để bé xem tivi ở khoảng cách quá gần, tối thiểu là 3,5m và không nên để trẻ sử dụng thiết bị thông minh trong phòng tối
- Tránh để bé dụi mắt để ngăn ngừa vi khuẩn có hại lây lan, gây ra 1 số bệnh nhiễm trùng như viêm kết mạc
- Không để bé sử dụng các loại đồ chơi kém an toàn, luôn giám sát bé khi ở nhà và không để trẻ chơi đồ chơi sắc nhọn…
- Có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin A, bổ sung nhiều thực phẩm như cà rốt, củ dền, củ cải đỏ, hoa quả màu vàng như đu đủ, xoài, dưa hấu, dưa gang…
- Đeo kính bảo hộ cho bé khi ra đường, đi bơi hoặc tiếp xúc với hóa chất, đeo kính râm khi ra trời nắng, đội mũ…
Kết luận
Vừa rồi là những cách điều trị nháy mắt ở trẻ nhỏ. Tóm lại, hiện tượng nháy mắt ở trẻ nhỏ này thật ra không quá nguy hiểm và không hề gây ra mù lòa. Nếu quá lo lắng, ba mẹ có thể đưa con đi gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời nhé!
Nguồn tham khảo: Nháy mắt thái quá ở trẻ – Khi nào cần điều trị? – Sức khoẻ & Đời sống
Xem thêm:
- Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?
- Chảy nước mắt sống ở trẻ sơ sinh (Epiphora) – Nguyên nhân và phương pháp điều trị
- Tại sao con tôi là nhút nhát thế? Nguyên nhân trẻ nhút nhát
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!