Cách dạy con tính nhẩm nhanh trong phạm vi 10 hiệu quả nhất

Việc giúp con làm quen với các con số, các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10 khi bắt đầu bước vào lớp 1 để con cảm thấy thú vị với môn học mới này không hề đơn giản với nhiều bậc phụ huynh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách dạy con tính nhẩm nhanh trong phạm vi 10 giúp bé sớm phát triển tư duy định hình về con số và kích thích ham muốn học hỏi, tìm tòi của trẻ. 

Nội dung bài viết:

  • Cách dạy con tính nhẩm nhanh trong phạm vi 10
  • 1 số lưu ý cho các bậc phụ huynh khi dạy con để đạt hiệu quả tốt nhất

Cách dạy con tính nhẩm nhanh trong phạm vi 10

1. Giúp con hiểu các con số và bản chất của phép tính cộng – trừ

Trước khi dạy phép tính, trẻ cần phân biệt được độ lớn của các con số, so sánh lớn – bé giữa 2 số với nhau và hiểu được phép cộng là thêm vào, còn phép trừ là lấy ra bớt. Hãy tạo cho trẻ cảm giác rõ ràng về các con số và hiểu ý nghĩa của những con số trước khi làm các phép tính cộng, trừ….

Vấn đề này tuy rất đơn giản nhưng có thể sẽ gây khó khăn cho không ít trẻ. Con cần nhớ nằm lòng thứ tự các con số trong phạm vi 10. Sau đó, mẹ có thể gợi ý cho bé phân biệt lớn bé bằng cách: xem số nào nằm trước trong dãy là số bé hơn số kia và ngược lại.

Ba mẹ hãy đưa thêm nhiều ví dụ gần gũi để con hiểu ý nghĩa của phép cộng/trừ là thêm vào hay bớt ra như: “con có 1 quả táo, mẹ cho con thêm 2 quả táo nữa thì con có bao nhiêu quả táo” hoặc “con có 5 cái bánh, con cho bạn A 2 cái bánh thì con còn bao nhiêu cái”. Áp dụng phép tính cộng, trừ bằng những ví dụ thực tế sẽ giúp bé nhanh hiểu và nhẩm nhanh hơn.

Ngoài ra, ba mẹ hãy để bé phát triển tư duy về các con số bằng việc hỏi trẻ các câu hỏi như cần bao nhiêu số để tạo ra số 6. Lúc đầu bé chưa quen thì mẹ có thể gợi ý bằng các cặp số như 0 – 6, 1 – 5… Tương tự như vậy, mẹ sẽ hỏi bé về cách tạo thành các con số khác để bé hiểu được thực tế, tạo tiền đề cho những phép tính về sau.

Có thể bạn chưa biết ===>

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Dạy trẻ đếm cách 2 đơn vị trong phạm vi 10

Khi áp dụng cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm, bạn hãy cho trẻ tập đếm 2, 4, 6, 8, 10 hoặc 1, 3, 5, 7, 9. Những tập hợp số tăng dần này giúp trẻ hiểu về việc cộng thêm thì sẽ bỏ qua số tiếp theo còn trừ đi sẽ cho số trước đó. Đây là cách đếm rất dễ nhớ, dễ thực hiện đối với trẻ.

Đến một lúc nào đó con bạn hiểu được quy luật tạo ra con số, phụ huynh có thể nâng dần phạm vi lên như dạy bé đếm 5, 10, 15… Thông thường, trẻ 6 tuổi có khả năng đếm được đến 100.

3. Sử dụng công cụ hoặc làm toán theo phương pháp kể chuyện

Cha mẹ có thể sử dụng các ngón tay hay các vật liệu khác như bút, que tính… để dạy trẻ làm các phép tính cộng, trừ. Khi bé đã quen và nhớ cách tính, hãy dạy trẻ thêm cách tưởng tượng với những bài toán mang tính trừu tượng hơn như: có 5 con chim đậu trên cành, 1 con bay đi, bạn hãy hỏi xem trẻ tưởng tượng còn mấy con?

Cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm với những ví dụ gần gũi và dễ hiểu như thế này sẽ giúp con nhanh chóng tiếp thu được vấn đề và không bị nhàm chán. Phụ huynh cũng có thể đưa những hình ảnh mà con yêu thích để tạo thêm sự hứng thú.

4. Đố nhanh đơn giản

Đố nhanh là một trong những cách dạy trẻ tính nhẩm nhanh trong phạm vi 10 vừa vui vừa hiệu quả lại rất dễ áp dụng trong các tình huống hay hoàn cảnh khác nhau. Ba mẹ hãy kết hợp các trò chơi đơn giản hay những câu đố nhanh về cộng trừ cho trẻ như: 2 + 3 bằng bao nhiêu, 6 – 4 bằng bao nhiêu…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nên chọn lựa độ khó cho phép tính vừa sức của trẻ, vì trong thời gian nhanh không thể yêu cầu quá cao khiến trẻ phải tư duy nhiều. Những câu hỏi dễ, chủ yếu dựa vào trí nhớ giúp cho trẻ thấy thư giãn, thoải mái vì mình có thể vượt qua một cách dễ dàng. Chơi những trò chơi như vậy sẽ giúp bé củng cố trí nhớ, rèn phản xạ chứ không nên gây áp lực cho trẻ.

5. Sử dụng phần mềm, chương trình toán học trên internet

Việc áp dụng phép tính với các que tính, con vật đôi khi sẽ làm cho bé cảm thấy nhàm chán, thay vào đó ba mẹ có thể tham khảo cách dạy con tính nhẩm nhanh trong phạm vi 10 bằng các phần mềm, chương trình toán học. Hình ảnh minh họa sinh động, thu hút sẽ giúp bé hứng thú hơn với việc học với các con số.

Tuy nhiên, khi cho con học bằng thiết bị điện tử, phụ huynh nên giới hạn thời gian học từ 30 – 60 phút để bé không ảnh hưởng đến thị lực cũng như “nghiện” xem điện thoại, máy tính…

1 số lưu ý cho các bậc phụ huynh khi dạy con để đạt hiệu quả tốt nhất

Để con tính nhẩm nhanh trong phạm vi 10, ngoài việc tìm đúng phương pháp dạy cho con, các bậc phụ huynh cần lưu ý các vấn đề sau để bé phát triển được tư duy, thông minh, sáng tạo và cho con cảm thấy việc học rất thú vị chứ không phải là áp lực.

1. Dạy con bằng vốn từ dễ hiểu 

Với độ tuổi đang học lớp 1 thì vốn từ và tư duy của bé còn ít và chậm nên khi hướng dẫn bé hãy dùng những câu từ đơn giản, ngắn gọn. Tránh dùng những từ khó quá, bé nghe sẽ không hiểu, nghe mãi cũng không hiểu sẽ gây tâm lý chán nản, không muốn học. Những ví dụ minh họa thì nên sử dụng những hình ảnh, sự vật quen thuộc với bé để bé dễ liên tưởng, dễ hiểu và tiếp thu tốt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có thể bạn chưa biết ===>

2. Tạo không gian học thoải mái

Một điều quan trọng nữa là nên có một không gian cho trẻ học thoải mái, yên tĩnh và tập trung. Hãy tạo cho bé 1 góc học tập, trang trí những thứ bé thích một cách gọn gàng và sạch sẽ. Để bé thích chính góc học tập đó, xây dựng cho bé thói quen khi đã ngồi vào bàn học là học nghiêm túc.

Không gian học thoải mái sẽ giúp bé học tập hiệu quả hơn, không chỉ riêng môn toán mà còn rất nhiều môn học khác nữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Không quát nạt trẻ 

Tâm lý chung của rất nhiều bậc phụ huynh hay có xu hướng cáu gắt, quát nạt khi bé làm sai điều gì đó. Thực sự điều này rất không tốt cho trẻ cả về việc học lẫn tinh thần. Càng bị quát nạt, tâm lý bé càng sợ hãi nên sẽ mất tập trung và tiếp tục trả lời sai.

Vậy nên các bậc phụ huynh hãy biết kiềm chế, từ tốn nói hướng dẫn con sửa sai và chú ý để sau không mắc lỗi sai nữa. Cách giáo dục tốt nhất là nhẹ nhàng, tâm lý và thấu hiểu chứ không phải lớn tiếng, nặng lời.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi