Chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè nắng nóng không khó như lầm tưởng!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hà Nội và các tỉnh thành phố trên cả nước đang trải qua một mùa nắng nóng gay gắt. Vậy, phải làm sao để chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè để bé không bị ốm và các bệnh khác?

Chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè: Kĩ năng dành cho mẹ

Trẻ sơ sinh là những trẻ còn đang rất non nớt và cần đặc chăm sóc với một chế độ cẩn thận. Trong độ tuổi này, hoạt động cơ bản của trẻ thường chỉ bao gồm bú mẹ, ngủ, đi ngoài và đi tiểu…

Mặc dù vậy, chăm sóc trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên luôn là thử thách đối với nhiều bố mẹ, đặc biệt là những ông bố bà mẹ có trẻ đầu lòng. Chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè có phần vất vả hơn các mùa khác nhưng thực ra, nó cũng không khó như nhiều bố mẹ lầm tưởng.

Dưới đây là một số lưu ý để bố mẹ dễ dàng trong chăm sóc con trẻ nhé.

1. Tắm cho bé sơ sinh

Tắm cho trẻ cần cẩn thận, đặc biệt trong mùa hè

Trẻ sơ sinh nên được tắm từ ngày tuổi thứ 2, và chỉ cần được tắm 2 đến 3 ngày một lần là đủ. Nên tắm cho bé trong môi trường ấm áp. Trước khi đặt em bé xuống nước, luôn luôn kiểm tra nhiệt độ của nước với khuỷu tay của mẹ. Sử dụng xà phòng nhẹ, và khăn lau mềm.

Một số lưu ý khi tắm cho bé:

– Duy trì nhiệt độ phòng khoảng 28 – 30 độ C.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và cắt móng tay gọn gàng trước khi tắm cho bé.

– Sử dụng xà phòng dành riêng cho trẻ em để tránh gây kích ứng da.

 Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh:

– Rửa tay bằng nước và xà phòng, sát trùng lại bằng cồn 90 độ.

– Dùng bông gòn và nước sạch lau rốn, sau đó thấm khô cuống rốn và chân rốn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Sát trùng vùng da quanh rốn bằng cồn 70 độ

– Có thể để hở hoặc băng lại bằng một lớp gạc mỏng, vô trùng

– Quấn tã dưới rốn, tránh để phân và nước tiểu bé làm ô nhiễm vùng rốn.

2. Chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè, mẹ cần đặc biệt lưu ý tới nhiệt độ phòng

Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè như thế nào cho đúng?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khác với người lớn, khả năng điều hòa thân nhiệt của trẻ sơ sinh rất kém, nhất là với những bé sinh non. Mẹ nên chú ý giữ phòng của bé luôn thoáng khí. Trong trường hợp sử dụng máy lạnh, mẹ không nên hạ nhiệt độ quá thấp. Những bé sinh đủ tháng, mặc quần áo đầy đủ có thể chịu được nhiệt độ phòng từ 26-28 độ C. Không nên để bé nằm ngay nơi máy lạnh phả hơi. Đặc biệt, không nên mở quạt trong phòng máy lạnh.

3. Thay tã

Những lưu ý giúp việc nuôi con dễ dàng hơn

Mẹ nên thay tã cho bé sơ sinh thường xuyên, ngay khi nó ướt hoặc bẩn. Ban đầu, mẹ có thể cảm thấy vụng về nhưng sẽ dần quen với công việc này khi thường xuyên làm. Nếu mẹ sử dụng bàn thay tã, hãy đảm bảo nó phải chắc chắn, có dây an toàn, có nhiều ngăn để chứa tất cả các thứ bạn cần để thay cho trẻ. Hãy nhớ không bao giờ quay lưng lại trong khi thay tã cho bé nhé.

- Đối với bé gái: Lau bộ phận sinh dục từ trước ra sau. Trong 4 tuần đầu sau khi sinh, việc các bé gái có chất tiết trắng, màu sữa hay máu là điều bình thường các bạn nhé.

- Đối với bé trai: Làm sạch dưới bìu. Không đẩy hoặc kéo bao quy đầu vào dương vật.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Lưu ý với da của bé

– Thường xuyên lau khô mồ hôi ở những vùng da ở cổ, lưng, khủy tay, bẹn, mông giúp bé không bị cảm lạnh hay rôm sảy. Nếu bé bị rôm, sảy, mẹ có thể tắm cho con bằng thuốc tím pha loãng hoặc nước khổ qua (mướp đắng).

– Sau khi thay tã, nên rửa sạch hậu môn và bộ phận sinh dục cho bé, theo chiều từ trước ra sau, tránh để vi khuẩn từ hậu môn tấn công vùng kín của con.

– Mặc quần áo bằng chất liệu thoáng mát, có khả năng thấp hút mồ hôi.

– Cho bé tắm nắng vào buổi sáng khoảng 30 phút. Thời gian tắm nắng tốt nhất là từ 6h30 đến 7h30

5. Bổ sung thêm nước

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè, quan trọng nhất là phải bổ sung đầy đủ nước. Tốt nhất là cho con bú sữa mẹ thường xuyên để bổ sung thêm cả chất dinh dưỡng.

Trong trường hợp trẻ mắc các bệnh lý có thể gây mất nước cho trẻ như tiêu chảy hay sốt cao, mẹ không nên cho trẻ tự uống nước thêm ở nhà mà nên đến bác sỹ hay cơ sở y tế khám để có lời khuyên hợp lý nhất nhé.

Theo The Asianparent 

Xem thêm:

Bé 2 tháng tuổi và 5 lưu ý quan trọng giúp mẹ chăm sóc con hiệu quả

Bí kíp chăm con để tránh xa 5 dịch bệnh nguy hiểm trong mùa hè này

Mách mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nôn trớ tại nhà

Bài viết của

DAVE