Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi mẹ nhất định phát biết để bé mau vào nếp ăn ngủ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong 4 tuần đầu tiên khi mới chào đời, bé bỡ ngỡ với môi trường sống mới còn mẹ lóng ngóng khi chưa có nhiều kinh nghiệm chăm con? Sau đây là cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi mẹ nhất định phải biết. Hãy theo dõi nhé!

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi - Điều quan trọng nhất là mẹ con cần hiểu nhau sớm nhất có thể

4 tuần đầu tiên mẹ chưa cần phải áp lực theo một lịch trình sinh hoạt quá cố định hoặc cố gắng luyện ăn luyện ngủ cho con vội.

Đơn giản là, trong khoảng thời gian này, mẹ và bé hãy dành thật nhiều thời gian để làm quen với nhau. Mẹ có thể ghi chép lại các thói quen, nhu cầu của bé, quan sát bé để biết được tính cách bé như thế nào. Thêm vào đó bé cũng cần thời gian để thích nghi, làm quen với môi trường sống mới bên ngoài bụng mẹ.

Thời gian này mẹ tập trung vào giúp con tạo những thói quen tốt làm tiền đề cho việc thực hiên các nếp sinh hoạt chuẩn sau này. Có thể bắt đầu đưa con theo lịch Easy từ tuần thứ 4 khi con có dấu hiệu bước vào kỳ wonderweek đầu tiên – ww5.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Trong 4 tuần đầu mẹ cần lưu ý về cách chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tuần đầu đời như sau:

1. Cố gắng thư giãn, thoải mái để đảm bảo có đủ sữa cho bé

Mẹ tâm lý thoải mái, ăn uống đủ chất, tranh thủ ngủ các giấc ngắn theo con, uống nhiều nước v.v..để đảm bảo có đủ sữa cho con bú. Nếu hút sữa cho con bú bình cần học cách hút sữa hiệu quả, cách massage và vắt tay để tránh tắc sữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Tập cho con bú ĐÚNG KHỚP NGẬM, cho con bú ĐỦ NO THEO ĐÚNG NHU CẦU THỰC TẾ CỦA CON

Đừng quan tâm tới mấy lý thuyết “giãn dạ dày” rồi sợ ko dám cho con bú nhiều, con bú đúng nhu cầu, mình ko ép con ăn nên con còn muốn ăn thì cứ mời thêm để con ăn no, con học được cách ăn no thì mới ngủ sâu, ngủ tốt và phát triển tốt được. Con bú bình cần chọn bình có hỗ trợ thoát khí tốt để đỡ bị đầy hơi.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

3. Giúp con phân biệt ngày đêm

Phân biệt ngày đêm cho bé. Ban ngày con dậy cần làm ồn ào, nói chuyện, lau mặt rửa đít v.v.. để con tỉnh táo hoàn toàn. Giấc ngủ ngày không để con ngủ quá 2h/lần. Ban đêm hạn chế giao tiếp, ồn ào, con dậy cho bú ngay không cần tháo quấn, nếu thay bỉm, quấn lại cũng hết sức nhanh gọn, nhẹ nhàng. Đêm cứ để con ngủ tới khi dậy đòi ăn, không cần đánh thức con dậy ăn theo cữ, những đảm bảo mỗi cữ ăn đêm cách nhau ít nhất 2h.

Mẹ đừng quên phải tách bú và ngủ – ngủ dậy mới bú chứ ko bú rồi ngủ.

Nếp sinh hoạt ban ngày mẹ nên rèn cho bé:

Dậy –> tháo quấn –> lau mặt tỉnh táo –> cho bú no –> ợ hơi kỹ –> rửa đít thay bỉm –> quấn bé –> 4s/5s —> đặt ngủ.

Nếp sinh hoạt ban đêm mẹ nên rèn cho bé:

Dậy cho bú luôn, bú xong vỗ ợ, nếu con ị tháo quấn và thay bỉm nhẹ nhàng, nhanh chóng, hạn chế nói chuyện ồn ào.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chú ý: Đêm tính từ 7h tối đến 7h sáng. (Hoặc 6h tối-6h sáng,8h tối-8h sáng tùy mẹ).

Đi ngủ là quấn quấn và quấn. Nhớ quấn thật chặt, quấn lỏng, quấn quá cao là nguyên nhân khiến con phản đối quấn.

4. Giúp con vỗ ợ hơi để phòng tránh đầy bụng, bé quấy khóc, nôn trớ

Bú xong vỗ ợ hơi thật kỹ. Sau cái ợ to đầu tiên cần vỗ ợ thêm 10-15 phút. Con gồng, cong người là lúc con đẩy hơi lên chứ ko phải con phản đối ợ hơi.

Lúc này mẹ hơi ngả người ra sau, thực hiện xoa lưng con vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, hoặc vuốt dọc sống lưng từ trên xuống dưới giúp con đẩy hơi ra. Khi con mềm người lại thì tiếp tục vỗ.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5. Lưu ý kĩ về các bước giúp con tự ngủ

Thực hiện đầy đủ trấn an khi cho con đi ngủ. Whitenoise bật từ đầu giấc và hết cả giấc. Ti giả có thể mời sau khi con đã bú đúng khớp ngậm nếu ti mẹ trực tiếp. Bé bú bình thì mời ti giả từ đầu được luôn.

Quấn, ti giả, white noise là các công cụ giúp bé trấn an, con lớn hơn thần kinh vững hơn sẽ tự bỏ dần dần, không phải lo con “nghiền”, “phụ thuộc” rồi suốt ngày chăm chăm cắt/cai cho con sớm.

Từ khoảng 20 ngày khi đã đảm bảo được các điểm trên, có thể bắt đầu đưa con dần vào lịch sinh hoạt Easy3 bằng cách tăng dần thời gian thức (waketime) ban ngày của con lên.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Waketime tính từ lúc ra khỏi môi trường ngủ (tháo quấn) tới lúc con ngủ trở lại. Easy3, thời gian thức là 1h nhưng bé thức tầm 45-50p là phải bắt đầu quấn bé và thực hiện trấn an đi ngủ chứ không phải chờ tới 60 phút mới làm thì con sẽ bị mệt, dễ sinh ra gắt ngủ và cuối cùng là ngủ không sâu giấc, khóc nhiều. .

Nguồn bài viết từ Hachun.vn của các tác giả Nuôi con không phải là cuộc chiến

Xem thêm bài liên quan

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương