11 quy tắc bố mẹ phải tuân thủ tuyệt đối khi chăm trẻ sơ sinh

Có rất nhiều điều mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh, từ giấc ngủ, cữ ăn cho đến việc tắm gội, vệ sinh cho bé. Mẹ nên có đầy đủ kiến thức về từng hành động nhỏ nhất trong quá trình chăm sóc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách chăm bé sơ sinh, đặc biệt với những người lần đầu làm mẹ gặp phải rất nhiều bỡ ngỡ. Mẹ cần chú ý đến rất nhiều yếu tố như thân nhiệt, cách cho bú, cách tắm và vệ sinh cho bé… Đừng lo lắng, mẹ sẽ sớm biết các nhu cầu của bé và làm thế nào để đáp ứng chúng qua hướng dẫn cách chăm bé sơ sinh dưới đây.

  • Dinh dưỡng cho bé sơ sinh
  • Cách bế bé an toàn
  • Cho bé bú đúng cách
  • Giúp bé ợ hơi để không đầy bụng
  • Chăm sóc giấc ngủ của bé
  • Mẹo dỗ bé nín khóc
  • Cách tắm cho trẻ
  • Vệ sinh rốn cho bé
  • Tư thế ngủ
  • Cách thay bỉm cho bé
  • Đo nhiệt độ cho trẻ sơ sinh

1. Dinh dưỡng cho bé sơ sinh phải hợp lý và đáp ứng phù hợp nhu cầu của con

Hầu hết bé sơ sinh được bú sữa mẹ trong những tuần đầu sau sinh. Mẹ nên cho bé bú khoảng 8-12 lần/ngày. Thời gian mỗi bữa ăn thay đổi tùy từng bé. Theo các hướng dẫn chung về lượng sữa cần thiết cho trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi là 150ml sữa mỗi ngày trên mỗi kg cân nặng của bé.

Nên cho bé bú theo nhu cầu (Nguồn ảnh: unsplash)

Mẹ không nên mong đợi bé sẽ bú theo thói quen. Trên thực tế mẹ nên tìm hiểu các dấu hiệu bé đang đói để có thể đáp ứng nhu cầu của con đúng lúc. Khi bé đói sẽ có các biểu hiện khóc, tìm vú mẹ, vùng vẫy khi được bế. Mẹ nhớ cho bé bú thường xuyên vì điều đó sẽ giúp mẹ có nhiều sữa hơn.

Nếu bé bú bình thì thời gian bú cũng sẽ không theo lịch trình. Bé có thể muốn được ăn khoảng 2 giờ/lần. Mẹ nên chia nhỏ cữ bú để bé có thể bú được nhiều và tiêu hóa tốt hơn.

Mẹ có thể quan tâm:

Bé bú mẹ bao nhiêu là đủ – Chuẩn cách tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh mẹ cần tham khảo

2. Cách bế ẵm trẻ sơ sinh an toàn dành cho mẹ

Mẹ có thể chọn một vài cách an toàn và thoải mái để bế một em bé sơ sinh. Dù tư thế mẹ chọn là gì thì mẹ phải luôn đỡ đầu bé vì cổ của bé chưa đủ cứng cáp để có thể giữ được đầu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Bắt đầu bằng cách đặt bé nằm ngửa và dùng hai cánh tay bế bé lên, một tay đỡ phía dưới trong khi tay kia có thể để thoải mái.
  • Dùng cánh tay đỡ đầu bé còn phần bàn tay đỡ phần mông. Cánh tay kia của mẹ bây giờ có thể hỗ trợ hoặc vuốt ve bé nhẹ nhàng.

3. Cho bé bú như thế nào cho đúng

Trẻ sơ sinh thường ăn 3-4 giờ một lần, thậm chí một số trẻ cứ hai tiếng lại ăn một lần. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ ăn thường xuyên hơn trẻ bú bình vì sữa mẹ dễ tiêu hóa. Khi lớn lên, bé sẽ ăn ít hơn nhưng bữa ăn của bé sẽ kéo dài hơn.

Em bé của mẹ sẽ cho mẹ biết khi nào bé đã no, cách dễ nhận thấy nhất là bé từ chối núm vú hoặc bình sữa.

Cho bé bú đúng cách (Nguồn ảnh: vnexpress)

Vì trẻ sơ sinh khỏe mạnh hiếm khi bị mất nước, nên không cần thiết phải bổ sung nước lọc hay nước trái cây cho con. Trên thực tế, lượng sữa mẹ hoặc sữa bình cũng đáp ứng tất cả các nhu cầu nước của trẻ sơ sinh trong vòng ít nhất sáu tháng đầu đời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu mẹ nghĩ rằng em bé của mẹ có thể bị mất nước, hãy xem những dấu hiệu như: hôn mê, đi tiểu ít hơn 8 lần một ngày, từ chối ăn, da khô, sẫm màu… Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, một điểm mềm trũng sẽ xuất hiện trên đỉnh đầu của bé.

4. Giúp bé ợ hơi để tránh con quấy khóc, đầy bụng

Trẻ sơ sinh có xu hướng nuốt không khí trong khi đang bú, khiến các bé bị ợ thức ăn lên hoặc trở nên khó tính nếu không được ợ hơi thường xuyên vì bị đầy bụng. Hãy thử ba phương pháp giúp bé ợ hơi nói chung.

  • Bé đứng em bé dựa vào cổ của bạn. Vỗ nhẹ vào lưng bé bằng bàn tay kia.
  • Để em bé nằm sấp trên đùi của bạn và vỗ nhẹ tay vào lưng bé.
  • Cho em bé ngồi trong lòng, đỡ ngực và đầu rồi vỗ vào lưng bé.

5. Cho bé ngủ ngon giấc không gắt ngủ

Một số trẻ sơ sinh ngủ 10 tiếng một ngày, trong khi những trẻ khác ngủ nhiều tới 21 giờ mỗi ngày. Các bé thường ngủ cả đêm và ngày trong vài tuần đầu tiên. Hơn nữa, hầu hết các bé không ngủ suốt đêm cho đến khi khoảng bốn tháng tuổi. Để điều chỉnh thói quen, mẹ hãy cho trẻ sơ sinh thức vào ban ngày và ngủ vào ban đêm, các mẹ hãy thử những cách dưới đây:

  • Tránh để chỗ ngủ của con có quá nhiều ánh sáng hoặc thay tã ban đêm quá lâu. Hãy chắc chắn đưa bé của mẹ nằm ngủ lại ngay sau khi cho ăn và thay tã vào ban đêm.
  • Nếu con ngủ lâu hơn ba hoặc bốn giờ ban ngày, hãy gọi bé tỉnh dậy và chơi với bé. Vì khi bé ngủ quá nhiều lúc sáng, tối đến bé sẽ khó ngủ hơn.
  • Đặt bé nằm trên một tấm nệm phẳng và chắc. Không để các vật mềm, mịn như gối, thú nhồi bông xung quanh khi bé đang ngủ. Mặc dù có vẻ như vô hại, nhưng các sản phẩm này có thể làm tăng nguy cơ tử vong do ngạt thở.

Chăm sóc giấc ngủ của bé (Nguồn ảnh: unsplash)

6. Dỗ bé nín khóc bằng mẹo hay

Với trẻ sơ sinh, nguyên nhân khiến bé khóc không phải lúc nào cũng rõ ràng. Nếu mẹ đã thay đổi phương pháp mà con vẫn khóc, hãy thử các cách dưới đây.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Cho con ợ hơi thường xuyên, ngay cả khi bé không có cảm giác khó chịu. Nếu mẹ cho con bú, hãy cho bé ợ mỗi lần chuyển bầu ngực. Nếu trẻ bú bình, cho bé ợ hơi sau khi ăn 60 hoặc 90ml sữa bột. Ngưng cho bú nếu bé khó chịu hoặc quay đầu từ chối núm vú hoặc bình sữa.
  • Đu đưa bé trong vòng tay bạn từ bên này sang bên kia. Ca hát, nói chuyện cũng có làm bé ngừng khóc.
  • Hãy đặt con vào xe đẩy và đi dạo. Việc chuyển động cũng có tác dụng làm dịu trẻ sơ sinh.
  • Cho bé tắm nước ấm.

Mẹ có thể quan tâm:

Bí quyết chăm bé sơ sinh 3 tháng đầu đời để con mau lớn, khỏe mạnh và phát triển toàn diện

7. Tắm cho trẻ sơ sinh sạch sẽ mà an toàn

Để tiện dụng, mẹ nên dùng sữa tắm gội 2 trong 1 dành cho trẻ sơ sinh để tắm cho bé. Trước khi tắm cho bé, mẹ cần chuẩn bị:

  • Rửa tay thật sạch. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ nên cắt ngắn móng tay và không nên đeo nữ trang có bề mặt xù xì hay sắc cạnh vì chúng có thể khiến làn da trẻ bị trầy xước.
  • Khăn xô khổ nhỏ, khăn xô khổ lớn, quần áo, mũ, bao tay, bao chân, che thóp…
  • Gạc, bông gòn, tăm bông, băng rốn vô trùng.
  • Nước muối sinh lý 0,9%.

Trước khi tắm cho bé, hãy tắt quạt, tắt máy lạnh (trước ít nhất 15 phút), tiến hành massage cho bé. Dùng nước sạch pha với nước sôi để tắm cho bé. Nước có nhiệt độ khoảng 36 – 38°C là thích hợp để tắm cho trẻ.

Nếu không có nhiệt kế đo nhiệt độ nước tắm, mẹ có thể dùng cùi chỏ tay để thử nước tắm cho bé. Lưu ý là trong khi tắm cho bé, mẹ nên trò chuyện âu yếm với trẻ để trẻ cảm nhận được tình yêu thương của bạn.

Tắm cho bé trong phòng kín gió với nhiệt độ thích hợp (Nguồn ảnh: unsplash)

8. Cách chăm bé sơ sinh – Hãy chú ý đảm bảo rốn con luôn khô ráo

Cuống rốn của trẻ sơ sinh là một vết thương hở, cần được chăm sóc đúng cách. Nếu không sẽ rất dễ bị nhiễm trùng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ cần thực hiện hằng ngày và vệ sinh theo các bước sau:

  • Rửa tay thật sạch, sát trùng tay bằng cồn 90° trước khi chăm sóc rốn bé.
  • Nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn của bé ra.
  • Quan sát mặt cắt rốn và vùng quanh rốn xem rốn có bị viêm đỏ, có mủ, chảy dịch vàng, chảy máu, có mùi hôi hay có bất kỳ bất thường nào khác không.
  • Lau rốn bằng bông gòn và nước chín vô trùng, sau đó thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn.
  • Sát trùng vùng da quanh rốn bằng nước muối sinh lý.
  • Có thể để hở rốn hoặc chỉ cần che rốn bằng một lớp gạc mỏng vô trùng.
  • Quấn tã vùng dưới rốn, tránh để phân, nước tiểu hay bất kỳ thứ gì vấy bẩn vùng rốn.

Nếu phát hiện rốn bé rỉ nước vàng, hoặc có mủ hoặc máu, sưng đỏ…, hãy đưa bé đi khám tại chuyên khoa nhi ngay.

9. Đặt bé ngủ theo tư thế nào tốt nhất?

Khi mới lọt lòng trẻ sơ sinh vẫn giữ nguyên tư thế từ bào thai. Nghĩa là tay chân co lại, trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ sau đẻ nên nằm ở tư thế nghiêng bên phải và đầu thấp xuống, ở dưới cổ đệm một khăn bông nhỏ.

Sau 1-2 giờ đổi tư thế nằm nghiêng sang bên kia nếu không đầu trẻ có thể bị biến dạng do cứ để nằm nghiêng mãi về một phía. Vì lúc mới sinh khớp xương sọ của bé chưa hoàn toàn liền với nhau. Tuy nhiên, nếu bé vừa bú sữa no thì cần lót chăn nằm nghiêng về phía bên phải. Tránh cho bé khỏi nôn trớ.

10. Cách chăm bé sơ sinh – Thay tã/bỉm

Cách chăm bé sơ sinh khi bé chưa rụng rốn, mẹ tuyệt đối không để tã chạm vào hoặc đè lên cuống rốn. Khi vệ sinh cho bé, mẹ cần lau sạch từ trước ra đến phía sau. Đặc biệt là bé gái để tránh nhiễm khuẩn vào vùng kín của bé. Lau khô trước khi đóng tã, bỉm mới cho bé. Nếu thấy bé có dấu hiệu bị hăm da, tấy đỏ cần tháo bỏ bỉm, tã, bôi kem chống hăm cho đến khi bé khỏi hẳn thì mới tiếp tục dùng tã, bỉm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

11. Đo nhiệt độ cho trẻ sơ sinh

Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Thị Cẩm Vân – Bác sĩ sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng cho biết, trẻ sơ sinh nên được đo nhiệt độ hàng ngày. Thông thường thân nhiệt bình thường của bé là từ 36,5-37 độ C.

Khi nhiệt độ ngoài trời cao hơn 37,5 độ thì nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, thông thoáng, không đắp chăn cho trẻ và cho bé bú nhiều hơn

Nếu nhiệt độ cao hơn 38 độ thì nên cho bé mặc thoáng mát, có thể lau mát và nên cho bé đi khám để biết chính xác nguyên nhân.

Cũng cần lưu ý là trẻ sơ sinh có thân nhiệt cao hơn người lớn khoảng 0,5 độ, do đó ba mẹ không nên cho bé mặc quá dày, ấm. Nhiệt độ phòng thích hợp cho bé là từ 25-27 độ C.

Nguồn tham khảo: Chăm sóc trẻ sơ sinh đến khi đầy tháng – Vinmec

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác! 

Bài viết của

ngocanh