Gợi ý các trò chơi dân gian khuyến khích trẻ vận động và tìm hiểu về văn hoá Việt

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các trò chơi dân gian cho thiếu nhi là một trong những nét đẹp trong văn hoá người Việt xưa, nhưng đang dần bị lãng quên. Tìm hiểu lợi ích của những trò chơi với bé và gợi ý các trò chơi để các bé có thể vui đùa cùng nhau. 

Lợi ích của các trò chơi dân gian đối với các em thiếu nhi

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, trẻ em có nhiều phương tiện hơn trong việc giải trí như máy tính bảng, tivi, điện thoại di động,….Tuy nhiên, mặt trái của nó là khiến cho các em thụ động và không hăng say với các hoạt động ngoài trời và giao tiếp với những bạn khác. Và dần dần, những trò chơi tập thể, trò chơi dân gian bị quên dần.

Dưới đây là những ích lợi khi phụ huynh khuyến khích và dạy các trò chơi dân gian cho trẻ chơi:

  • Bé sẽ học và biết những câu ca dao, tục ngữ, những bài đồng dao và hơn hết là cả đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt xưa.
  • Thúc đẩy sự phát triển thể lực, trí tuệ, tinh thần và sức khỏe của trẻ.
  • Phù hợp với mọi lứa tuổi, trò chơi dân gian cho trẻ mầm non cũng chơi được, và ngay cả người lớn chúng ta cũng có thể hoà chung với các con.
  • Khuyến khích trẻ nói chuyện, giao tiếp xã hội với các bạn và từ đó tạo sự gắn kết.
  • Góp phần tránh xa bạo lực mà nhiều trò chơi điện tử vô tình mang lại.
  • Trẻ sẽ có cơ hội vận động thể chất.
  • Bé sẽ học về tinh thần đoàn kết, hợp tác, chịu trách nhiệm, biết chia sẻ và yêu thương người khác.

Gợi ý các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non học về đồng dao 

Đếm sao

Đây là một trò chơi tập thể và đội nhóm. Với cách chơi như sau:

Tất cả các thành viên sẽ ngồi thành một vòng tròn. Một bé sẽ đứng ngoài vòng, phía sau lưng mọi người.

Trò chơi bắt đầu khi bé đứng bên ngoài bắt đầu vừa đi vừa hát bài hát sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một ông sao sáng
Hai ông sáng sao
Tôi đố anh chị nào
Một hơi đếm hết
Từ một ông sao sáng
Đến 10 ông sáng sao.

Bé sẽ bắt đầu từ một người bất kỳ trong vòng tròn. Với mỗi từ hát ra thì sẽ đập vào vai một người.

Đến từ sao cuối cùng, trúng vào người nào thì người ấy phải đọc một hơi không nghỉ: “Một ông sao sáng, hai ông sáng sao, ba ông sao sáng… Cho đến 10 ông sáng sao.

Yêu cầu phải đếm một hơi không được dừng và phải luân phiên “sao sáng” với “sáng sao” không được lộn. Số lẻ là “sao sáng” và số chẵn là “sáng sao”. Nếu hết hơi hay đọc sai thì sẽ bị phạt.

Dung dăng dung dẻ

Một trong những trò chơi dân gian thiếu nhi phổ biến ngày xưa. Đây cũng là một trò chơi tập thể, yêu cầu nhiều thành viên. Cách chơi như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một người lớn hay quản trò đứng giữa, các bé nhỏ sẽ đứng hai bên, tất cả nắm tay nhau vừa đi vừa đung đưa ra phía trước rồi ra sau theo nhịp bài đồng dao:

“Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến cửa nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Ù à ù ập
Ngồi xập xuống đây.”

Đến câu “Ngồi xập xuống đây” thì tất cả cùng ngồi xuống. Bé nào không kịp ngồi xuống đúng nhịp khi hết câu thì bị coi là phạm quy và sẽ bị phạt.

Một cách chơi thú vị hơn của trò chơi này:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Người quản trò vẽ sẳn các vòng tròn nhỏ trên đất, số lượng vòng tròn ít hơn số người chơi 1 đơn vị. Ví dụ có 10 bé chơi thì sẽ vẽ 9 vòng tròn.
  • Khi chơi, các bạn nắm áo tạo thành một hàng đi quanh các vùng tròn và cùng đọc bài đông dao như trên.
  • Vào thời điểm câu “ngồi sập xuống đây”vang lên, các em phải nhanh chóng tìm một vòng tròn gần nhất và ngồi xệp xuống.
  • Sẽ có một bạn không có vòng tròn để ngồi và bị loại
  • Tiếp tục xoá thêm 1 vòng tròn và chơi như trên
  • Trò chơi sẽ tiếp tục khi chỉ còn 2 người cho đến khi tìm ra người chiến thắng.

Chi chi chành chành

Lại một trò chơi dân gian tập thể nữa giúp các em rèn luyện sự nhanh nhẹn và phản xạ. Cách chơi như sau:

Một bạn là quản trò sẽ đứng xòe bàn tay ra

Các bạn khác giơ một ngón tay trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đang xoè ra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quản trò sau đó sẽ đọc nhanh:

“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương ngũ đế
Chấp dế đi tìm
Ù à ù ập.”

Đến chữ “ập” thì bạn quản trò nắm tay lại, còn mọi người thì phải cố gắng rút tay ra thật nhanh

Ai rút không kịp bị nắm trúng thì sẽ bị phạt và thay thế quản trò xoè bàn tay và đọc đồng dao cho người khác chơi.

Khuyến khích vận động qua các trò chơi dân gian thiếu nhi

Cá sấu lên bờ

Chuẩn bị chơi

  • Vạch 2 đường vạch cách nhau từ 3m trở lên tùy độ tuổi của nhóm chơi làm bờ
  • Oẳn tù tỳ để chọn ra người thua và người này sẽ đóng vai trò là “cá sấu”
  • Những bạn còn lại sẽ toả ra và đứng hai bên bờ

Cách chơi

  • Khi có hiệu lệnh, người chơi làm “cá sấu” đi lại giữa hai vạch tìm bắt người chơi nào ở dưới nước hoặc thò chân xuống nước. Tức là khi người chơi nhảy ra khỏi vạch hoặc thò chân xuống vạch.
  • Để sinh động, người chơi thường đứng trên bờ trọc tức “cá sấu”.
  • Người chơi khi qua sông thì không được nhảy xuống rồi nhảy lên lại, hay đi nửa chừng thì quay lại. Bắt buộc phải chạy từ bờ bên này qua bờ bên kia.
  • “Cá sấu” không được dùng tay kéo người trên bờ xuống sông nếu người đó không thò chân xuống sông hoặc nhảy xuống sông.

Bịt mắt bắt dê

Trò chơi dân gian cho trẻ này sẽ giúp rèn luyện thính giác và óc phán đoán.

Cách chơi:

  • Oẳn tù tỳ hay tay trắng tay đen để tìm tìm ra người thua.
  • Những bé thắng sẽ đóng vai trò là “con dê”, còn bé bị thua sẽ bịt mắt đi tìm dê.
  • Các bé làm dê sẽ phải chạy nhảy xung quanh, nhưng trong khu vực hạn chế, và phải luôn miệng kêu “be, be” hoặc trêu chọc người bị bịt mặt.
  • Bạn bị bịt mắt phải cố gắng nghe tiếng động và định hướng để “vồ bắt” được những con dê kia.
  • “Con dê” nào bị người bịt mắt chụp được sẽ bị phạt và bịt mắt. Để tăng độ khó, người bị bịt mắt sau khi bắt được “con dê” thì phải đoán và nói đúng tên của bạn “dê”. Nếu nói đúng thì người bị bắt bị bịt mắt, nếu nói sai trò chơi tiếp tục như cũ.

Nhảy bao bố

Chuẩn bị:

  • Tổng số người chơi chia làm hai đội, thường mỗi đội nên có từ 2-3 thành viên
  • Bao bố ứng với tổng số thành viên

Cách chơi

  • Mỗi đội xếp thành một hàng dọc và sẽ có một ô hàng dọc để nhảy. Sẽ có hai lằn mức là xuất phát và đến đích.
  • Bé đứng đầu mỗi đội sẽ bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao và đứng ở vạch xuất phát.
  • Khi người quản trò ra lệnh xuất phát, bé đứng đầu mỗi đội sẽ phải nhảy từ vạch xuất phát đến đích rồi lại quay trở lại mức xuất phát , đồng thời đưa lại bao bố cho bé thứ 2.
  • Cứ như vậy lần lượt nhảy cho đến người cuối cùng. Trong quá trình nhảy, người chơi phải giữ bao bố, không để tuột.
  • Xuất phát trước hiệu lệnh của quản trò là phạm luật. Người nhảy chưa đến vạch đích mà quay lại cũng phạm luật. Nhảy chưa về lại đến hết vạch xuất phát mà đã bỏ bao bố ra và đưa cho người kế tiếp cũng phạm luật và có thể bị loại khỏi cuộc chơi.
  • Đội nào về trước đội đó thắng.

Ba mẹ hay người thân trong gia đình cũng có thể chơi cùng các bé. Những trò chơi dân gian này sẽ đưa tất cả thành viên gia đình quay lại tuổi thơ và tạo thêm kỷ niệm vui bên nhau.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu