Các mũi tiêm chủng bảo vệ cho con cha mẹ nên biết!

Tiêm chủng là cách an toàn để bảo vệ sức khỏe cho mọi người, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sức đề kháng kém, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiêm chủng là cách an toàn nhất để bảo vệ trẻ sơ sinh. Dưới đây là các mũi tiêm chủng bảo vệ cả đời con các mẹ nhất định phải ghi nhớ và cho con tiêm chủng đầy đủ.

Tiêm vắc-xin là đưa vào cơ thể một kháng nguyên kích thích cơ thể sản sinh ra miễn dịch để chủ động phòng tránh sự tấn công của các yếu tố gây bệnh.

Trẻ em mới sinh ra có thể miễn dịch với một số loại bệnh vì nhận được kháng thể từ sữa mẹ.

Tuy nhiên sự miễn dịch này rất ngắn, chỉ kéo dài từ 1 tháng tới khoảng 1 năm và không phải loại bệnh nào trẻ cũng có thể miễn dịch được đặc biệt là bệnh ho gà.

Các mũi tiêm chủng bảo vệ cho con cha mẹ nên biết!

Các mũi tiêm chủng bảo vệ cho con

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lịch tiêm chủng cho trẻ theo từng độ tuổi

Sau khi sinh: Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, trẻ sơ sinh sẽ được tiêm phòng viêm gan siêu vi B.

Dưới 1 tháng tuổi: Tiêm phòng BCG, ngừa bệnh lao phổi

Những mũi tiêm cho trẻ 2 đến 6 tháng tuổi

  • Tiêm phòng Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 1,2,3
  • Viêm gan siêu vi B mũi 2,3,4
  • Tiêm phòng Hib mũi 1,2,3
  • Vắc-xin Rotavirut: ngăn ngừa Rota virut gây bệnh tiêu chảy

6-11 tháng tuổi: Tiêm phòng cúm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các tiêm phòng cho bé 12 tháng đến 15 tháng tuổi:

  • Viêm não Nhật Bản B
  • Thủy đậu
  • Sởi, quai bị, Rubella
  • Viêm gan A mũi 1

16-23 tháng tuổi:

  •  Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 4
  • Hib mũi 4
  • Viêm gan B mũi 4
  • Viêm gan A mũi 2

Các mũi tiêm phòng cho bé trên 2 tuổi (24 tháng)

  • Phòng Viêm màng não mô cầu A+C
  • Viêm não Nhật Bản mũi 3
  • Phòng bệnh viêm mũi họng, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu
  • Tiêm phòng thương hàn, tã

Trên 9 tuổi: Chủng ngừa HPV: ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục.

Cha mẹ cần lưu ý gì khi đưa con đi tiêm?

Các bậc cha mẹ cần phối hợp cán bộ tiêm chủng như:

  • Chủ động thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như đang ốm, sốt hoặc tiền sử dị ứng hay phản ứng mạnh với những lần tiêm chủng trước như sốt cao, quấy khóc kéo dài, hoặc có bất thường gì khác.
  • Nên chú ý đến trẻ hơn và đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu thấy các phản ứng sau tiêm chủng kéo dài trên 1 ngày.
  • Khi trẻ sốt cao các bà mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng phải có chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.
  • Những phản ứng nặng sau tiêm chủng thường hiếm gặp, như sốc phản vệ với tỷ lệ 1/1 triệu liều vắc-xin và sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời.
  • Không nên vì chờ đợi vắc-xin dịch vụ mà bỏ lỡ cơ hội tiêm phòng cho trẻ.
  • Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái … cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế.

Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm. Cha mẹ không nên vì lo lắng chất lượng vắc-xin hay băn khoăn không biết nên tiêm chủng mở rông hay tiêm dịch vụ mà bỏ lỡ cơ hội được tiêm chủng của con mình, sức khỏe của bé mới là điều quan trọng nhất.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

MeKrobis