Mách mẹ cách phòng ngừa các bệnh giao mùa cho bé vào mùa đông

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa đông bao gồm các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa,… do khả năng miễn dịch của trẻ còn kém. Vì thế bố mẹ cần trang bị những kiến thức cơ bản về dấu hiệu nhận biết các bệnh giao mùa thường gặp ở trẻ em để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.

Các bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa đông là gì?

Khí hậu vào thời điểm giao mùa đông xuân ở miền Bắc thường rét, mưa phùn và độ ẩm cao là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây bệnh sinh sôi và phát triển. Trong khi đó trẻ em vốn có hệ miễn dịch còn non yếu, chưa thể thích nghi kịp với sự thay đổi thời tiết. Kèm thêm sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh trong môi trường sẽ khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, hệ tiêu hoá,… cùng nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Trẻ em có hệ miễn dịch còn non yếu nên rất dễ virus gây bệnh tấn công vào mùa đông

Không chỉ có trẻ em, người lớn chúng ta đôi khi cũng chịu ảnh hưởng bởi thời tiết do mùa đông mang khí hậu lạnh cùng những đợt gió bất chợt. Trong số đó, các loại bệnh trẻ em dễ mắc phải trong thời tiết giao mùa này có thể kể đến như: cảm cúm, sốt xuất huyết, quai bị, viêm da,… Vì vậy ba mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu của các bệnh lý này để phòng tránh và điều trị kịp thời là điều hết sức quan trọng.

1. Bệnh cảm cúm

Cảm cúm là bệnh về đường hô hấp mà trẻ nhỏ hay mắc phải, nhất là vào mùa đông thời tiết lạnh giá. Mặc dù bệnh cảm dễ gặp và dễ điều trị tuy nhiên ba mẹ cũng đừng nên quá chủ quan. Bởi bệnh cảm cúm nếu không điều trị đúng cách và dứt điểm có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khoẻ của bé.

  • Dấu hiệu nhận biết: Một số triệu chứng cảm cúm ở trẻ có thể nhận thấy như nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi. Tình trạng chảy nước mũi có thể rõ ràng lúc đầu, nhưng sau đó thường trở nên đặc hơn và nước mũi có màu vàng hoặc màu xanh lá cây.
  • Cách phòng ngừa: Chú ý giữ ấm bàn chân, tay, ngực, cổ, đầu cho trẻ. Thường xuyên cho bé uống nước ấm, không ăn đồ nguội lạnh. Mẹ cũng đừng quên tiêm phòng cúm cho bé trên 6 tháng tuổi mỗi năm một lần. Bên cạnh đó bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu protein, vitamin C từ rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước để nâng cao sức đề kháng.

2. Viêm đường hô hấp

Các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm amiđan, viêm tai giữa,… rất dễ gặp vào mùa đông. Nếu trẻ em mắc bệnh nhưng không được xử lý kịp thời sẽ có nguy cơ làm viêm phế quản. Điều này sẽ gây tình trạng khó thở, thở khò khè mà y khoa thường gọi là bệnh hen suyễn.

  • Dấu hiệu nhận biết: Thông thường bé sẽ có triệu chứng ban đầu là sốt (hoặc không sốt). Sau đó xuất hiện tình trạng chảy nước mũi, ngạt mũi và ho kèm nhiều đờm. Nếu chủ quan không chữa trị sẽ bệnh trở thành mạn tính và tái phát mỗi khi thời tiết thay đổi.
  • Cách phòng ngừa: Để phòng bệnh cho trẻ hãy cho bé mặc đủ ấm và đeo khẩu trang mỗi khi đi đường. Bên cạnh đó, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Lưu ý hạn chế cho trẻ chơi đùa ở những nơi gió lớn, nhất là những ngày nhiệt độ ngoài trời xuống thấp. Tránh các nơi có khí than, khói thuốc lá, tránh tiếp xúc với các lông gia súc, bụi nhà…

3. Rối loạn tiêu hoá

Do trời lạnh và bé ăn phải thức ăn nguội, bị nhiễm khuẩn hoặc mặc chưa đủ ấm sẽ dẫn đến trướng bụng, đầy bụng, tiêu chảy ở trẻ em. Đối với trường hợp bệnh nhẹ thì sẽ tự hết sau vài ngày phát bệnh. Tuy nhiên nếu bệnh đã trở nặng nhưng ba mẹ chủ quan không đưa bé đến các cơ sở y tế sẽ gặp nguy hiểm. Tốt nhất hãy đưa bé đi thăm kháp và có phương pháp điều trị kịp thời. Tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ lâu dài của trẻ bởi hệ tiêu hoá ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn uống của trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Dấu hiệu nhận biết: Trẻ bị sốt cao, tiêu chảy và nôn mửa do không thể tiêu hoá thức ăn
  • Cách phòng ngừa: Ba mẹ nên tránh cho trẻ ăn các thức ăn mang tính chất tanh lạnh. Đồng thời trong mùa đông phải giữ ấm, nhất là vùng cổ và bụng cho bé. Ngoài ra, nên cho bé uống thêm oresol để bù đắp các chất điện giải cần thiết để bé giảm các triệu chứng. Với khả năng làm giảm các triệu chứng tiêu chảy cấp, sốt cao, nôn mửa ở mức độ vừa và nhẹ kịp thời cho bé.

Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ trở nên biếng ăn

4. Hen suyễn

Bệnh hen suyễn là một trong những bệnh lý mãn tính về đường hô hấp. Căn bệnh này sẽ vô cùng nguy hiểm ở cả trẻ nhỏ và người lớn nếu như không được điều trị kịp thời. Ở Việt Nam, theo các ước tính cho thấy có khoảng 10% số trẻ em mắc bệnh hen suyễn. Và con số này sẽ tăng dần vào thời điểm giao mùa và đặc biệt là mùa đông. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh. Chỉ có những loại thuốc hỗ trợ giảm bớt và cắt cơn ho để bé cảm thấy thoải mái hơn.

  • Dấu hiệu nhận biết: Đặc trưng của căn bệnh sẽ khiến trẻ có những con ho khò khè kéo dài và tái phát nhiều lần. Tần suất của các cơn ho thường sẽ có xu hướng tăng dần và nặng nhất sẽ vào đêm khuya và trời gần sáng. Điều nguy hiểm nhất chính là khi trẻ ho ở tần suất nhiều và liên tục sẽ dẫn đến việc khó thở. Nếu như không hỗ trợ kịp thời ngay thời điểm này sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe của bé.
  • Cách phòng ngừa: Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để trẻ có sức khỏe và sức đề kháng tốt hơn. Tìm hiểu các tác nhân ngoại lai gây nên cơn hen suyễn và giúp bé tránh khỏi những tác nhân đó. Ba mẹ nên hạn chế để bé tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm hoặc khói thuốc lá. Hãy đưa bé đi tiêm ngừa vắc xin phòng ngừa bệnh đầy đủ tránh tình trạng bệnh thêm bệnh.

Hiện bệnh hen suyễn vẫn chưa có thuốc đặc trị hoàn toàn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5. Bệnh Quai bị

Bệnh quai bị hiện vẫn đang là một căn bệnh hết sức nguy hiểm đối với trẻ. Hiện bệnh chưa có thuốc đặc trị và chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng và giúp cơ thể tăng đề kháng. Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có khoảng 3000 trẻ mắc chứng quai bị. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông và sẽ bùng phát thành dịch nếu không can thiệp kịp thời. Quai bị có thể biến chứng thành các bệnh viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm tụy cấp tính, viêm cơ tim, viêm não, viêm màng não…

  • Dấu hiệu nhận biết: Trong thời gian ủ bệnh trẻ sẽ không có bất kỳ dấu hiệu nào. Khi bệnh bộc phát, trẻ sẽ số cao liên tục từ 38 đến 39 độ. Kèm theo đó là các biểu hiện như mệt mỏi, chán ăn, đau họng, tuyến mang thai to và đau nhức.
  • Cách phòng ngừa: Do hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị cụ thể cho bệnh. Nên việc tiêm vắc xin cho trẻ là điều cần thiết nhất. Ba mẹ nên theo dõi các khu vực dể bùng dịch như trường học, khu vui chơi,… Từ đó để trẻ tránh xa các khu vực này để hạn chế lây nhiễm.

Tổng kết

Đối với trẻ em, hệ miễn dịch còn non nớt và chưa hoàn chỉnh. Đây chính là tiền đề đề các căn bệnh tấn công sức khỏe trẻ. Đặc biệt, thời gian giao mùa là thời điểm các căn bệnh mạnh mẽ hơn hết. Ba mẹ hãy trang bị cho mình những kiến thức về bệnh giao mùa. Từ đó giúp trẻ tránh xa và hạn chế nhiễm bệnh và có sức khỏe tốt hơn.

Thông qua bài viết hy vọng các ba mẹ có thêm kiến thức về bệnh giao mùa để có những biện pháp đề phòng thích hợp cho con nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

haunguyen