Các bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp và cách điều trị dứt điểm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các bệnh ngoài da ở trẻ em rất khác nhau về triệu chứng và mức độ nghiêm trọng. Hậu quả để lại của những bệnh ngoài ra này có thể tạm thời hay di chứng cả đời. Một số bệnh do điều kiện ngoại cảnh, số khác lại do di truyền.

Bệnh chàm sữa

Chàm sữa, tên tiếng anh là Eczema, là bệnh ngoài da ở trẻ em dưới 5 tuổi rất phổ biến. Đây là bệnh thuộc về cơ địa, mãn tính, hay tái phát và không lây nhiễm.

Biểu hiện chung của bệnh gồm triệu chứng cơ bản là khô da, có vảy. đỏ da và ngứa. Những đám nổi mẩn đỏ, khô da thường xuất hiện trên má, da đầu, khuỷu tay, khuỷu chân, ngực và lưng… Trong trường hợp nặng hơn, trẻ có thể bị khắp người. Trên nền da đỏ có thể xuất hiện các mụn nước nhỏ, chảy dịch vàng.

Bệnh sẽ thường tự hết sau 2-4 tuổi. Nếu sau 4 tuổi trẻ vẫn chưa khỏi, bệnh sẽ tái phát hoặc kéo dài cho đến khi bé lớn.

Bé bị chàm sữa bị nhiều nhất ở vùng hai má

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ba mẹ cần làm lưu ý những việc làm sau khi bé bị chàm sữa:

  • Giữ vệ sinh cơ thể cho bé. Tránh để cơ thể bé đổ mồ hôi ẩm ướt; thay tã lót/quần áo nhiều lần trong ngày.
  • Môi trường sống xung quanh bé thoáng mát. Không quá nóng hay quá lạnh, hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột.
  • Dùng các loại sữa tắm lành tính cho bé.
  • Sử dụng các loại thuốc bôi dưới sự tư vấn của bác sĩ.

Hăm tã (Viêm da do tã lót)

Hầu hết các trường hợp hăm tã ở trẻ là do ba mẹ mặc tã sai quy cách. Ngoài ra còn từ những nguyên do sau:

  • Tã thô ráp chà xát lên vùng da nhạy cảm của bé.
  • Tã bị bẩn nhưng không được thay mới kịp thời hoặc mặc tã quá lâu. Điều này khiến làn da của bé sẽ bị bí, không thông thoáng và ẩm ướt kéo dài. Tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi, tấn công làn da bé, làm cho các vùng da này nổi mẩn đỏ, đau rát.
  • Kích thước tã quá nhỏ so với bé.
  • Mẹ lạm dụng sử dụng phấn rôm quá nhiều.
  • Da trẻ bị kích ứng với chất liệu của loại tã em bé đang dùng. 

Các triệu chứng khi trẻ bị hăm tã:

  • Bé tỏ ra khó chịu, ngủ không thẳng giấc.
  • Phần da tiếp xúc với tã, bao gồm bộ phận sinh dục, các ngấn ở đùi và mông, nổi mẩn đỏ.
  • Phần da dị ứng có thể khô hoặc ướt.
  • Có thể xuất hiện những vết sưng hoặc mụn gây lở loét trên da

Cách trị hăm tã cho trẻ

  • Giữ bé khô thoáng bằng cách thay tã thường xuyên.
  • Thỉnh thoảng không mang tã lót cho bé để da bé thông thoáng khi tiếp xúc với không khí.
  • Không sử dụng khăn lau có chứa cồn. Sử dụng loại có độ pH trung tính, không chứa xà phòng hay cồn, không gây dị ứng và giúp ngừa hăm tã một cách tự nhiên.
  • Mẹ phải rửa sạch tay trước khi thay tã hoặc đụng vào da trẻ.
  • Nếu hăm tã không có dấu hiệu giảm sau vài ngày hoặc thậm chí tệ hơn hay lan đến bụng của bé, hãy đưa bé đi khám bác sĩ.

Thuỷ đậu (chickenpox)

Bệnh thuỷ đậu là một trong các bệnh ngoài da ở trẻ em do virus gây ra và lây theo đường hô hấp. Trẻ từ 2-7 tuổi thường dễ mắc bệnh, ít trường hợp xảy ra với trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những mụn nước thủy đậu thường có hình một khối bán cầu, đường kính trên dưới 5mm, nổi trên mặt da khoảng 2mm, chung quanh có quầng da tấy đỏ độ 1mm. Các nốt này sẽ khô lại vào ngày thứ 5, thứ 6, đóng vảy màu nâu sẫm, và bong vảy vào ngày thứ 8, thứ 9, không để lại sẹo, trừ khi bị gãi loét ra và bị bội nhiễm vi khuẩn.

Nốt thủy đậu có thể mọc khắp nơi, lưng, ngực, bụng, cổ, mặt, cánh tay, đùi, da đầu... trừ gan bàn chân, bàn tay, và mọc nhiều đợt. Thường bệnh sẽ khỏi sau hai hoặc ba tuần lễ (có khi lâu hơn). Sau khi khỏi bệnh, đứa trẻ có miễn dịch vững bền với bệnh, không bao giờ bị mắc lại bệnh này nữa.

Phương pháp chăm sóc trẻ bị thuỷ đậu:

  • Cho trẻ nằm cách ly để phòng tránh lây nhiễm cho người khác.
  • Vệ sinh tay trước và sau mỗi lần chăm sóc trẻ
  • Chỉ sử dụng những loại thuốc bôi hay/và thuốc uống dưới sự chỉ định của bác sĩ.
  • Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi giúp trẻ thoải mái.
  • Đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để tránh xảy ra biến chứng. Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày cho trẻ bằng nước ấm.
  • Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả, ăn nguội nếu trong miệng có các nốt phỏng/ loét.
  • Không gãi và tránh làm vỡ các nốt thủy đậu vì dễ gây bội nhiễm và có thể tạo thành sẹo.
  • Tuyệt đối không sử dụng các phương pháp dân gian như đắp lá cây.

Trên đây chỉ là 3 loại bệnh ngoài da phổ biến nhất trẻ hay gặp. Hầu hết các bệnh ngoài da ở trẻ không quá ở trẻ. Tuy nhiên cha mẹ cần trang bị các kiến thức cần thiết để giúp bé mau chóng hết khó chịu. Đồng thời để tránh biến chứng không đáng có.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu