Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh có thể gây nhiễm trùng nguy hiểm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bướu huyết thanh thường gặp ở trẻ được sinh bằng phương pháp sinh thường. Vậy bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Cùng theo dõi nhé!

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Bướu huyết thanh là gì?

Bướu huyết thanh là tình trạng da đầu trẻ sơ sinh bị sưng hoặc phù nề, làm xuất hiện cục u hoặc vết sưng ngay sau khi sinh, khi chạm vào có thể làm bé khóc vì đau. Tình trạng này được đánh giá là vô hại và sẽ tự hết khi trẻ lớn hơn, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh được hình thành bởi hiện tượng phù thấm thanh huyết dưới da, vị trí thường ở phần thấp nhất của ngôi thai, giữa lỗ mở cổ tử cung (do bị đường đẻ chèn ép nên máu động mạch đến được nhưng máu tĩnh mạch không về được gây phù). Tình trạng này chỉ xuất hiện sau khi vỡ ối, nó càng to chứng tỏ quá trình chuyển dạ càng kéo dài.

Bướu huyết thanh ở đầu trẻ sơ sinh

Nguyên nhân và triệu chứng, nguy cơ bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân

Vì sao trẻ bị bướu huyết thanh? Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Bướu huyết thanh là tình trạng có thể gặp ở trẻ sơ sinh, da đầu trẻ bị sưng hoặc phù nề, làm xuất hiện cục u hoặc vết sưng ngay sau sinh, có thể làm bé khóc vì đau khi chạm vào. Bướu huyết thanh được tạo thành trong quá trình sinh con qua đường âm đạo, khi có áp lực chèn ép từ thành âm đạo và căng cơ tử cung tác động vào đầu trẻ, khiến các mạch máu rất nhỏ ở da đầu trẻ bị tổn thương hoặc bị vỡ, gom tụ lại thành một khối sưng.

Một trong những nguyên nhân chấn thương phổ biến nhất là khi đầu của trẻ tác động vào xương chậu của mẹ lúc chuyển dạ. Các công cụ hỗ trợ sinh sản như kẹp sản khoa và dụng cụ hút cũng một phần dẫn đến bướu huyết thanh. Các bác sĩ trong phòng sinh sử dụng các thiết bị y tế này với mục đích hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh nở. Do trẻ không thể ra ngoài nhờ các cơn co tử cung của người mẹ. Ngay cả khi các thiết bị này được sử dụng một cách chính xác và với kỹ năng an toàn. Chúng vẫn có thể tạo nên lực đủ mạnh vào đầu trẻ để làm vỡ các mạch máu.

Triệu chứng

Những trẻ em mắc phải hiện tượng này, sau khi sinh ra, có thể nhìn thấy những cục sưng hoặc các bọng trên da đầu. Chỗ sưng thường nằm ở phần phía sau của đỉnh đầu. Lúc này, nếu chạm vào phần bướu sẽ khiến trẻ có cảm giác đau. Một triệu chứng khác chính là các vết bầm tím trên da đầu. Trong một số trường hợp, vết bầm tím cũng xuất hiện trên mặt của trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong quá trình sinh thường, có nhiều áp lực chồng chéo lên hộp sọ của thai nhi, đặc biệt là ở đỉnh sọ. Điều này có thể làm méo đầu trẻ, hiện tượng như vậy thường được gọi là điều chỉnh đầu thai nhi.

Nguy cơ

Bất kỳ trẻ nào được sinh qua đường âm đạo (sinh thường) đều có nguy cơ tạo bướu huyết thanh. Nhưng có nhiều yếu tố khác nhau được biết là làm tăng đáng kể nguy cơ xuất hiện bướu huyết thanh.

  • Thai to hay trẻ có cân nặng lúc sinh lớn hơn bình thường. Trẻ sơ sinh càng lớn sẽ càng gặp nhiều khó khăn khi đi qua khung chậu và âm đạo của mẹ.
  • Gây tê ngoài màng cứng là một phương pháp giảm đau cho người mẹ trong khi sinh. Tuy nhiên, việc gây tê màng cứng làm tê liệt phần dưới cơ thể của người mẹ. Do đó, khiến người mẹ không thể tạo những cơn co tử cung để đẩy trẻ ra ngoài một cách hiệu quả.
  • Dụng cụ hỗ trợ sinh sản: bất cứ khi nào các Bác sĩ sử dụng dụng cụ hút hoặc kẹp sản khoa để đưa trẻ ra ngoài đều tăng nguy cơ xuất hiện bướu huyết thanh.

Phân biệt bướu huyết thanh và bướu máu ở trẻ sơ sinh

  • Bướu huyết thanh: Là hiện tượng phù nề tổ chức phần mềm vùng đỉnh đầu, có kích thước to và có ngay sau trẻ sinh ra đời. Và bướu huyết thanh chỉ tồn tại trong thời gian ngắn rồi tự tiêu biến.
  • Bướu máu: Là khối có hình tròn nằm ở vùng đỉnh đầu và lệch về phía thái dương. Bướu máu cũng được hình thành do áp lực từ xương chậu người mẹ lên hộp sọ em bé khi chuyển dạ. Tuy nhiên, tình trạng này khác với bướu huyết thanh ở chỗ phần dịch thường hình thành ở sâu hơn dưới da đầu và thành phần của dịch chủ yếu là máu từ các mạch máu bị vỡ. Bướu máu có thể tự khỏi sau khoảng 3 tháng sau khi sinh (nếu không có các yếu tố rủi ro hoặc biến chứng).

Bướu huyết thanh ở đầu trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Nhiều cha mẹ rất lo lắng và hoang mang khi sờ vào đầu của trẻ và phát hiện có khối sưng. Bướu có gây nguy hiểm cho bé không? Theo bác sĩ Nam, bướu huyết thanh là tình trạng vô hại và sẽ hết sau vài ngày đến vài tuần mà không cần can thiệp. Tuy nhiên nếu bướu huyết thanh xuất hiện kèm vàng da hoặc xuất huyết não thì có thể gây nguy hiểm cho trẻ do có thể để lại một số di chứng như điếc, bại não,… (trường hợp vàng da nhân não). Bên cạnh đó, bướu huyết thanh cũng có thể để lại một số biến chứng như rụng tóc, thiếu máu do lượng máu tích tụ tại bướu được lấy từ một phần trong hệ tuần hoàn của trẻ hoặc hiếm gặp hơn là nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vàng da

Bướu là một tình trạng hoàn toàn vô hại. Nó có thể biến mất khi trẻ lớn mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bướu huyết thanh có thể dẫn đến các biến chứng không mong đợi khác. Trong đó, thường gặp nhất là bướu huyết thanh gây vàng da. Khi lượng máu trong bướu huyết thanh được tái hấp thu, nó làm cho nồng độ bilirubin trong máu tăng lên. Vàng da là kết quả của lượng bilirubin quá nhiều trong máu. Vậy nên, những trẻ có bướu huyết thanh thì dễ có nguy cơ bị vàng da cao hơn.

Thiếu máu

Trẻ sinh ra với bướu huyết thanh được xem là yếu tố nguy cơ của thiếu máu. Do lượng máu từ bướu sẽ lấy một phần máu ra khỏi hệ tuần hoàn của con bạn. Nếu mất máu nhiều có thể nhanh chóng dẫn đến tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh. Bướu huyết thanh có kích thước lớn hơn sẽ liên quan đến lượng máu mất nhiều hơn . Do đó, nguy cơ thiếu máu ở trẻ sẽ cao hơn. Thông thường, trẻ có thể được điều trị hiệu quả bằng cách truyền máu hoặc các phương pháp khác.

Nhiễm trùng

Một biến chứng hiếm gặp nhưng có khả năng gây nguy hiểm nếu xảy ra là nhiễm trùng. Vị trí sưng có thể bị vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng bởi các tổn thương trên da. Phần lớn các trường hợp nhiễm trùng ở bướu thường xuất hiện trong tuần đầu tiên hoặc thứ hai sau khi sinh. Trẻ có thể có các triệu chứng bao gồm sốt, bướu huyết thanh ở đầu sưng to hơn hay chảy dịch bất thường. Nếu bạn nghi ngờ trẻ có thể bị nhiễm trùng, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán. Nhiễm trùng bướu huyết thanh có thể rất nghiêm trọng và cần được can thiệp kịp thời.

Phương pháp điều trị cho trẻ sơ sinh

Theo bác sĩ Nam: Sau sinh, nếu trẻ có bướu huyết thanh, bạn không nên tự ý hút dịch từ bướu bằng kim tiêm vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn huyết, gây hậu quả xấu cho trẻ. BƯớu sẽ tự biến mất sau vài tuần nên bạn không cần quá lo lắng. Nếu trẻ có vàng da, li bì, co giật hoặc sau khoảng 6 tuần mà bướu không tan, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí phù hợp.

Một phương pháp điều trị khác là liệu pháp mũ bảo hiểm. Trong phương pháp này, trẻ sơ sinh sẽ được đội một chiếc mũ có hình dạng đặc biệt trong 18 – 20 tiếng mỗi ngày cho đến khi đầu của chúng trở về hình dạng mong muốn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng ít được sử dụng.

Qua đây, hi vọng mẹ đã hiểu hơn về bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh rồi. Nếu thấy con có biểu hiện bất thường cũng như đầu bé sưng to và tụ máu thì mẹ nhớ đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra để có thể can thiệp kịp thời nhé. Chúc mẹ và bé luôn khoẻ!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Anh Nguyen