Bụng kêu lục bục khi mang thai là bị làm sao, có nguy hiểm không?

Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, bụng kêu lục bục khi mang thai là do hệ tiêu hóa của người mẹ thường hoạt động kém hơn nên dẫn đến các triệu chứng khó tiêu. Do khó tiêu, thức ăn tiêu hóa chậm nên sinh ra hơi, tạo tiếng kêu lục bục trong dạ dày.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bụng kêu lục bục khi mang thai có thể do mẹ gặp vấn đề tiêu hóa, do cơn gò tử cung hoặc là lúc thai nhi đang đạp. Mẹ hãy tham khảo trong bài viết dưới đây nhé!

  • Bụng kêu lục bục khi mang thai có sao không?
  • Mẹ bầu nên làm gì khi bụng kêu lục bục?

Bụng kêu lục bục khi mang thai có sao không?

Trong suốt 9 tháng thai kỳ, bạn sẽ thấy cơ thể có nhiều biểu hiện khác lạ hơn so với bình thường, bụng kêu lục bục khi mang thai là một trong số đó. Có thể lý giải hiện tượng này theo 2 cách như sau:

Mẹ bầu có vấn đề về tiêu hóa 

Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, khi mang thai, hệ tiêu hóa của người mẹ thường hoạt động kém hơn nên dẫn đến các triệu chứng khó tiêu. Do khó tiêu, thức ăn tiêu hóa chậm nên sinh ra hơi, tạo tiếng kêu lục bục trong dạ dày.

Sôi bụng, bụng kêu lục bục do tiêu hóa thường đi kèm với các triệu chứng khác như cồn cào ruột gan, cảm giác đau bụng có thể giảm khi bệnh nhân trung tiện hoặc đại tiện, chướng bụng đầy hơi, ăn không thấy ngon miệng.

Tuy mang thai bụng kêu lục bục không gây nguy hiểm quá mức tới sức khỏe của thai nhi nhưng những vấn đề tiêu hóa như trên có thể khiến mẹ bầu kém ăn, mệt mỏi và khó chịu.

Bụng kêu lục bục khi mang thai do hiện tượng gò tử cung 

Một số mẹ gặp phải hiện tượng này ngay khi ở tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ. Chẳng hạn có mẹ chia sẻ rằng mình cảm thấy đau lâm râm bụng dưới suốt cả ngày và bị gò liên tục, thỉnh thoảng bụng kêu "lục bục" giống như con đạp.

Với trường hợp bụng kêu khi mang thai như trên, bác sĩ cho rằng mẹ bầu có thể đang bị gò tử cung sớm. Nếu là những cơn gò sinh lý thì mẹ bầu chỉ việc nghỉ ngơi là ổn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mặc dù vậy mẹ bầu cần theo dõi kĩ lưỡng nếu đó là cơn gò chuyển dạ sớm khiến em bé bị sinh non hoặc thai lưu, tình trạng vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe của thai nhi.

Mẹ có thể quan tâm: 

6 nguyên nhân gây nên tức bụng dưới khi mang thai

Thai máy là gì? Em bé đạp trong bụng mẹ bao nhiêu lần một ngày thì tốt?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Phương - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long chia sẻ “Cơn gò tử cung là dấu hiệu báo hiệu mẹ sắp chuyển dạ để gặp con yêu. Tuy nhiên, khi cơn gò đến với mẹ trước 37 tuần có thể là dấu hiệu của việc sinh non. Đặc điểm của cơn gò chuyển dạ sinh non xuất hiện đều đặn, theo chu kỳ thời gian như mỗi 10 - 12 phút trong hơn 1 giờ, cảm giác căng chắt tử cung và bụng sẽ cứng hơn. Mẹ nên thật sự bình tĩnh để theo dõi và đếm cơn gò thật cẩn thận. Nếu cơn gò với đặc điểm nêu trên, mẹ nên đến bệnh viện khám ngay, đặc biệt là nếu có kèm theo chảy máu âm đạo, tiêu chảy hay có nước chảy ra từ âm đạo (vỡ ối) để được theo dõi và xử lý kịp thời đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi”.

Thai nhi đang đạp 

Cảm giác em bé đạp là một trải nghiệm tuyệt vời, đặc biệt với những ai lần đầu làm mẹ. Thai máy như thế nào? Thật khó để giải thích điều này bởi cảm nhận của mỗi người phụ nữ rất khác nhau. Một số mẹ nói rằng, khi em bé cử động thì cảm giác tựa như bướm bay trong bụng. Một số mẹ thì thấy như có gì đó sôi lục bục trong bụng.

Để nhận biết rõ dấu hiệu thai máy, tốt nhất là mẹ nên ăn uống chút gì đó (một cốc nước cam hoặc một chiếc bánh), chọn góc yên tĩnh và nằm xuống. Cách này sẽ giúp mẹ cảm nhận tốt nhất là bé đang chuyển động từ tuần thai thứ 16, 17 trở đi.

Mẹ bầu nên làm gì khi bụng kêu lục bục?

Hệ tiêu hóa hoạt động kém dẫn đến hiện tượng sôi bụng, ợ nóng khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn vào những tháng cuối của thai kỳ. Điều này xảy ra khi thai nhi ngày càng lớn, chèn ép vào thành dạ dày. Để làm giảm bớt khó chịu này, mẹ bầu hãy áp dụng một số cách sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Uống trà gừng 

Gừng có chức năng giúp giảm tiết acid dạ dày và cải thiện co bóp của dạ dày. Bên cạnh đó, tính ấm trong gừng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cải thiện hiện tượng sôi bụng khi mang thai.

Mẹ có thể quan tâm: 

Mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu có phải dấu hiệu nguy hiểm?

Cách làm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Dùng một vài lát gừng đem hãm như trà.
  • Chờ cho các hoạt chất trong gừng hòa tan hết.
  • Sử dụng nước này uống sau bữa ăn 30 phút hoặc uống khi cơn trào ngược xuất hiện.
  • Thực hiện đều đặn, các triệu chứng do bệnh gây ra sẽ được xoa dịu.

Tránh các thực phẩm gây ợ nóng

Các loại thức ăn cay, nóng hoặc quá chua thường dễ khiến mẹ bầu bị ợ nóng. Do đó bạn cần hạn chế ăn những đồ ăn như vậy.

Thay đổi thói quen ăn uống 

Ăn chậm và nhai kỹ chính là nguyên tắc ăn uống giúp bạn giảm tần suất ợ hơi. Sau khi ăn cũng tránh đi nằm ngay mà nên vận động nhẹ nhàng cho đến khi thức ăn đã được tiêu hóa hết.

Nhai kẹo cao su 

Nhai loại kẹo này sau bữa ăn để tăng sự tiết nước bọt. Nước bọt có thể giúp trung hòa lượng axit trong thực quản. Do đó, điều này cũng làm giảm chứng trào ngược axit và các triệu chứng ợ nóng khác bằng cách giảm axit trong thực quản.

Massage bụng bầu

Để massage bụng giảm cơn khó chịu vì bụng kêu lục bục, mẹ hãy dùng tay xoa nhẹ nhành quanh rốn theo chiều kim đồng hồ. Mẹ bầu massage bụng đúng cách đem lại nhiều tác dụng như:

  • Giảm căng thẳng, lo lắng trong thai kỳ
  • Tăng tuần hoàn máu đi nuôi dưỡng thai nhi.
  • Giảm nồng độ hormone gây căng thẳng norepinephrine sinh ra trong cơ thể mẹ bầu.
  • Tránh tình trạng đầy bụng, chướng hơi, sôi bụng.

Lưu ý: bà bầu không nên áp dụng cách này ở 3 tháng đầu hoặc khi vừa ăn xong.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Với những lý giải như trên, hi vọng mẹ bầu đã biết được vì sao bụng kêu lục bục khi mang thai, để từ đó có cách xử lý phù hợp và đảm bảo an toàn cho thai nhi trong bụng mẹ.

Nguồn tham khảo: Hiểu đúng về các cơn gò tử cung - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage ca the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Bài viết của

Minh Hương