Bốn bí kíp “vàng” để nâng cao EQ cho con có thể bạn chưa biết

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nghiên cứu đã cho thấy rằng trẻ em có EQ (trí thông minh cảm xúc) cao thường có mối quan hệ tốt với các thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và với bất cứ ai mà họ gặp. Vì vậy, làm thế nào để bạn đảm bảo rằng con bạn có trí thông minh cảm xúc cao?

Xưa rồi những ngày mà IQ (trí thông minh lập luận) được coi là quan trọng hơn EQ (trí thông minh cảm xúc) trong việc phát triển tính cách của trẻ. Ở thế hệ của chúng ta, chúng ta đã được dạy cách đọc và viết, và các bậc phụ huynh thường chỉ chuẩn bị để con mình có thể đáp ứng phù hợp với nhu cầu học tập. Thế nhưng có lẽ số ít chúng ta từng có những bài học bổ ích nhằm phát triển trí thông minh cảm xúc của mình.

EQ góp phần thành công của mỗi người

Giờ đây, chúng ta phải cám ơn Daniel Goleman! Ông đã chỉ ra một khía cạnh quan trọng trong tính cách góp phần đưa một cá nhân lên bậc thang thành công. Ông trình bày rằng EQ còn được coi là một chỉ số đo mức độ thành công của mỗi cá nhân. EQ hay Emotional Intelligence có thể được định nghĩa là khả năng nhận thức và quản lý cảm xúc của một người, kĩ năng thấu hiểu được cảm xúc của người khác và đáp ứng một cách thích hợp trong mọi tình huống liên quan đến vấn đề cảm xúc.

Định nghĩa này có thể bị coi là quá chung chung nhưng nó chỉ ra mức độ quan trọng của EQ trong cuộc sống của con bạn. EQ góp phần xây dựng hoàn toàn nhân cách của một đứa trẻ, giúp bé phát triển thành một cá nhân hoàn thiện, toàn diện và có trách nhiệm. Phát triển EQ của trẻ sẽ khiến con thấu hiểu được chính bản thân mình, và trở nên có trách nhiệm và tôn trọng người khác.

Từ đó, con của bạn có thể xây dựng sự tự tin và lòng dũng cảm của mình một cách tốt nhất. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng trẻ có EQ cao thường có những một mối quan hệ tốt với các thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và với bất cứ ai mà họ gặp và gặp. Vì vậy, làm thế nào để bạn đảm bảo rằng con bạn có EQ cao?

4 bí kíp “vàng” để nâng cao EQ cho con có thể bạn chưa biết

Điều thứ nhất

Hãy giúp con của bạn trong nỗ lực của việc tự nhận thức bản thân. Khả năng tự nhận biết bản thân là một quá trình sẽ giúp ích cho con suốt đời – đây là quá trình được bắt đầu xây dựng trong những năm đầu đời của trẻ. Con nên được dạy để nhận thức sở đoản, sở trường, tài năng, năng khiếu và điểm yếu của mình. Ví dụ, bạn có thể giúp con nhận ra khả năng làm việc độc lập của mình bằng cách khuyến khích rằng “Con có thể làm được mà”. Đây là một cách giúp trẻ nhận biết được khả năng của mình. Con của bạn càng biết nhận thức bản thân, thì trẻ lại càng nhạy cảm với nhận thức về những người khác.

Điều thứ hai

Sau khi trẻ đã đạt được một mức độ nhận thức bản thân nhất định, hãy giúp bé chuyển tiếp đến giai đoạn chấp nhận bản thân. Điều này nói dễ hơn làm vì phải mất rất nhiều thời gian để một người có thể chấp nhận những hạn chế và điểm yếu của mình, đặc biệt là những điểm yếu không thể thay đổi được nữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên, biết chấp nhận bản thân sẽ là bước khởi đầu cho bé trưởng thành về mặt cảm xúc. Để làm gương cho con trong việc này, tôi hoặc chồng tôi sẽ nói “Tôi xin lỗi” với con gái của chúng tôi bất cứ khi nào chúng tôi phạm sai lầm. Chính vì thế, con bé đã học đuợc cách chấp nhận sai lầm cũng như những điểm yếu của bé. Vì vậy, khi bé phạm sai lầm hoặc làm tổn thương bất cứ ai, bé sẽ sẵn sàng nói “Tôi xin lỗi”.

Điều thứ ba

Hãy hướng dẫn con cách xây dựng sự tự tin vào bản thân. Sự tự tin liên quan đến khả năng tự tôn trọng và đánh giá cao bản thân mình. Rất khó để có sự tự tin trừ khi cá nhân đó đạt đến một mức nhất định trong hai khả năng trước: tự nhận thức và tự chấp nhận bản thân. Bạn có thể xây dựng sự tự tin của con bạn khi bạn cho phép bé quyết định ăn thức ăn gì, hoặc mặc quần áo gì từ khi còn nhỏ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hoặc bạn cũng có thể tập cho bé cách thực hiện một số nhiệm vụ mà không cần sự giúp đỡ của bạn. Theo quan sát của tôi, con gái lớn của tôi đã phát triển sự tư tin vì tôi liên tục yêu cầu bé quyết định những điều đơn giản hoặc tự làm việc. Đôi lúc bé còn “sửa lưng” tôi hoặc chồng và muốn mọi người gọi đúng tên bé chứ không phải tên của em gái. Rõ ràng, bé đã biết khẳng định giá trị cá nhân của bé như thế nào.

Điều thứ tư

Khuyến khích con bạn xây dựng cái nhìn tích cực về bản thân. Điều này có thể được thực hiện thông qua nhận biết và đánh giá cao những gì con bạn đã làm hoặc đang làm. Chỉ cần nói “cám ơn”, “tốt lắm”, “tiếp tục phát huy nhé”, hoặc “làm lại lần nữa” với con bạn, bạn đã củng cố cho bé một cái nhìn tích cực về bản thân. Do đó, con bạn sẽ tự tin về những gì mình có thể làm.

Bé sẽ có thể làm việc một cách độc lập. Ví dụ, như khi con gái ba tuổi của tôi không thể với được đồ vật vượt quá tầm tay, thay vì khóc lóc và mong chờ chúng tôi giúp đỡ, bé sẽ chủ động kéo ghế và đứng lên đó để với lấy món đồ. Con bé biết giới hạn của bản thân (chiều cao), nhưng bé đã cố gắng tìm ra cách để vượt qua nó, chứ không bỏ cuộc và phụ thuộc vào người khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi con bạn có kiến ​​thức về bản thân, biết tự chấp nhận, tự tin và nhìn nhận bản thân một cách tích cực, trẻ sẽ trưởng thành về mặt tình cảm. Từ đó, bé sẽ có thể biểu hiện sự đồng cảm với người khác, và điều này sẽ giúp xây dựng mối quan hệ tốt với bất cứ ai mà bé gặp. Có những mối quan hệ tốt chính là chất xúc tác khiến bé thành công trong cuộc sống và công việc. Vì vậy, các cha mẹ hãy tập trung bắt đầu nâng cao trí thông minh cảm xúc của con bạn ngay hôm nay, để đảm bảo sự thành công cho con vào ngày mai.

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Michelle Le