Biến chứng khi sinh thường: Mẹ có thể phải đối mặt với các nguy cơ này trong quá trình vượt cạn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau 9 tháng 10 ngày mang thai, giờ đây mẹ đang chuẩn bị cho bước quan trọng cuối cùng để chào đón con yêu. Những thông tin về các biến chứng khi sinh thường dưới đây sẽ phần nào giúp mẹ hiểu rõ hơn và chuẩn bị tinh thần cho quá trình vượt cạn trong những ngày sắp tới.

4 biến chứng khi sinh thường mẹ có thể phải đối mặt trong quá trình vượt cạn:

1. Lộn tử cung

Ảnh: Vỡ tử cung là biến chứng khi sinh thường mẹ có thể gặp phải

Đặc điểm của biến chứng này

Lộn tử cung thường xảy ra vào giai đoạn xổ nhau thai. Trong khi nhau thai chưa bong ra hoàn toàn, bác sĩ phụ sản sẽ cố gắng kéo nhau ra. Một số trường hợp, nhau thai bám chặt vào đáy tử cung cũng sẽ bị kéo theo. Do đó, dễ dẫn đến tính trạng tử cung bị lộn.

Triệu chứng và biểu hiện

Ngay khi đáy tử cung bị kéo lộn ra phía bên ngoài, mẹ có thể gặp phải tình trạng bị băng huyết ở mức độ nhiều và nghiêm trọng. Một số sản phụ còn bị co giật (bất tỉnh). Tử cung có thể bị lộn theo nhiều mức độ như đáy tử cung bị lộn ra ngoài gần cổ tử cung, nặng hơn là toàn bộ tử cung bị lộn ra tới ngoài vùng âm đạo.

Các mẹ có nguy cơ gặp phải biến chứng khi sinh thường này bao gồm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Sản phụ đã sinh đẻ nhiều lần và thời gian sinh kéo dài hơn 24 tiếng đồng hồ.
  • Các mẹ bầu có nhau thai bám ở vị trị không bình thường của tử cung.
  • Trong quá trình sinh con mẹ được chỉ định dùng thuốc magie sulfat.

Cách chữa trị đối với biến chứng khi sinh thường này

Trong trường hợp khẩn cấp, bác sĩ sẽ dùng tay đẩy tử cung trở về vị trí cũ, đồng thời truyền đạm và máu để hỗ trợ cho sản phụ bị mất quá nhiều máu. Nếu nhau thai vẫn còn bám ở tử cung, bác sĩ sẽ lấy nhau ra sau khi tử cung trở về vị trí ban đầu.

Với một số trường hợp, mẹ cần được phẫu thuật khoang bụng nếu không thể đẩy được tử cung lại như cũ.

Sau khi tử cung về lại như vị trí ban đầu, bác sĩ thường chèn, ấn bụng để tử cung cố định lại đồng thời mẹ sẽ được sử dụng kháng sinh để phòng chống viêm nhiễm sau sinh.

2. Vỡ tử cung

Trên thực tế, đây là một trong các biến chứng khi sinh thường hiếm gặp. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra vào giai đoạn đau đẻ như tử cung có sẹo do phẫu thuật, quá trình co bóp khi đau đẻ khiến tử cung vỡ ra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Biến chứng này thường gặp với các mẹ trong trường hợp sau:

  • Mẹ đã từng phẫu thuật tử cung trước đó.
  • Các mẹ sinh nở nhiều lần, khiến cho vùng cơ tử cung bị nhão hơn. Mẹ càng sinh nhiều thì nguy cơ này sẽ càng cao.
  • Mẹ bầu sinh đôi.
  • Việc sử dụng thiết bị hỗ trợ sinh như kẹp forceps dễ tác động và làm hình thành vết thương ở tử cung.

Triệu chứng và biểu hiện

Phần lớn biểu hiện đầu tiên của biến chứng vỡ tử cung là sản phụ đau bụng dữ dội trong khi đang sinh. Nhiều mẹ ngất ngay do quá trình tuần hoàn máu không bình thường. Các biểu hiện kèm theo gồm: tim đập nhanh, thở gấp, co giật, … Nếu có các dấu hiệu trên thì phải đi cấp cứu ngay lập tức nếu đang trong quá trình đau đẻ tại nhà.

Cách chữa trị

Với biến chứng khi sinh thường này, chỉ có một cách xử lý duy nhất là phẫu thuật cấp cứu để đưa thai nhi ra và khâu lại tử cung cho mẹ trong thời gian nhanh nhất có thể. Trong trường hợp không thể khâu lại do vết thương quá lớn thì có thể phải cắt bỏ tử cung nếu cần thiết.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Đẻ khó do thai nhi bị kẹt vai

Đây là biến chứng mà quá trình sinh thường không thể diễn ra theo trình tự các bước do vai của thai nhi bị mắc kẹt, bé không thể xoay người để vai ra khỏi bên ngoài.

Biểu hiện của biến chứng này

Quá trình sinh bị dừng lại đột ngột sau khi đầu em bé đã lộ ra ngoài. Đây là một trong các biến chứng rất khó dự đoán đối với bác sĩ đỡ đẻ.

Cách xử lý

Thông thường các bác sĩ sẽ phải dùng thủ thuật rạch sao cho rộng hơn để vai bé có thể đi ra ngoài vùng âm đạo của mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong trường hợp không thể kéo vai bé ra được thì em bé sẽ bị đẩy đầu trở lại vào trong và chuyển sang sinh mổ để phòng tránh các nguy hiểm đối với thai nhi.

4. Thai nhi bị thiếu oxy

Đây cũng là một trong các biến chứng khi sinh thường mà mẹ có thể gặp phải. Trong quá trình sinh, thai nhi có thể bị thiếu oxy do nhiều nguyên nhân như tình trạng sức khỏe của mẹ có vấn đề, nhau thai bị chặn hoặc thắt nút, tử cung co bóp trong một thời gian quá dài, mạch máu của mẹ bị chặn lại, không thể đưa oxy tới cho thai nhi, …

Biểu hiện

Triệu chứng và dấu hiệu của biến chứng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố và mức độ thiếu oxy của thai nhi. Bác sĩ sẽ có máy để kiểm tra và theo dõi hiện tượng này trong quá trình sinh.

Cách xử lý

Ngay khi thấy bé có các biểu hiện bị thiếu oxy, nếu là ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách thở đều đặn để tiếp oxy cho bé trong quá trình sinh. Với các trường hợp nguy hiểm, khẩn cấp, việc mẹ chuyển từ sinh thường sang sinh mổ sẽ là điều tất yếu để giúp bé tránh khỏi những rủi ro từ tình trạng thiếu oxy.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo The Asianparent Thái Lan

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương