Cùng mẹ hóa giải nỗi ám ảnh bị trĩ sau sinh thường

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bị trĩ sau sinh thường là một trong những bệnh lý hậu sản mà có đến 70% các bà đẻ sẽ gặp phải. Đây là căn bệnh gây ra cảm giác khó chịu, ăn không ngon, ngủ không yên nhưng lại là nỗi niềm khó nói khiến mẹ sau sinh khốn khổ đủ đường. Không chỉ là một nỗi ám ảnh đối với các chị em, bệnh trĩ nếu không được nhận biết và điều trị sớm có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật. Hãy cùng theAsianparent Vietnam tìm hiểu phương pháp chữa bệnh trĩ sau sinh hiệu quả cho mẹ, an toàn cho con nhé!

Bệnh trĩ là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ

Bệnh trĩ còn được dân gian gọi là lòi dom là một căn bệnh thuộc phần hậu môn trực tràng, được hình thành do các đám rối tĩnh mạch trĩ ở xung quanh hậu môn bị giãn nở quá mức gây nên viêm nhiễm và sưng. Máu ở phần hậu môn trực tràng không lưu thông được vì phải chịu nhiều áp lực, tích tụ và dần hình thành nên các búi trĩ. Người bệnh có thể sẽ cảm thấy một khối thịt mềm dính vào hậu môn, với kích thước ban đầu như một quả nho khô nhưng sau đó có thể to dần lên.

Hai loại trĩ chủ yếu là:

  • Trĩ nội: xuất hiện bên trong hậu môn, búi trĩ nằm ở phía trên đường hậu môn – trực tràng. Khi bị bệnh này người bệnh có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi sa búi trĩ.
  • Trĩ ngoại: xuất hiện bên ngoài và xung quanh hậu môn, búi trĩ nằm ở phía dưới đường hậu môn – trực tràng. Khi bị trĩ ngoại, da quanh khu vực hậu môn rất dễ bị tổn thương và chảy máu do búi trĩ cọ sát.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ

Tùy thuộc vào từng người, sự xuất hiện của bệnh trĩ có thể có những biểu hiện khác nhau từ ngứa ngáy đến gây đau đớn. Một số dấu hiệu dễ nhận biết khi đại tiện mà chị em có thể nghĩ đến nguy cơ mắc bệnh trĩ sau sinh thường là:

Ngứa ngáy, rát và khó chịu ở hậu môn

Đây là cấp độ 1 của bệnh trĩ và ngứa rát hậu môn là dấu hiệu giúp phụ nữ dễ nhận biết trĩ nhất. Ở mức độ khởi phát, búi trĩ còn nhỏ nhưng cũng đã khiến các chị em thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy, đau rát ở vùng hậu môn khi đi vệ sinh.

Cơn đau này còn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào ngay cả khi các chị em đang thực hiện các sinh hoạt hàng ngày khác. Trĩ càng nặng, ngứa ngáy, đau rát càng nhiều. Cảm giác này rất khó chịu nhưng tuyệt đối không nên gãi hoặc can thiệp bằng các phương pháp ngoại lực mạnh khiến bệnh càng nặng thêm.

Bị táo bón và đi ngoài ra máu

Hiện tượng chảy máu sẽ xảy ra khi búi trĩ bắt đầu có kích thước tăng dần và có sự cọ xát với thành hậu môn hoặc các bộ phận khác. Khi đi vệ sinh, máu có thể kèm lẫn phân giống như hiện tượng táo bón. Máu có thể nhỏ giọt hoặc thành từng tia, ra nhiều hay ít tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng mẹ tiến triển ở mức độ nào.

Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, máu từ búi trĩ bị chảy ra còn có thể bị đọng lại trong trực tràng và đại tiện ra máu cục, nguy cơ nhiễm trùng cao. Thậm chí không cần phải đi vệ sinh mà máu còn có thể chảy thành giọt khi vận động mạnh hoặc ngồi xổm quá lâu.

Sa búi trĩ

Đây là hiện tượng tất yếu khi bị trĩ sau sinh. Sa búi trĩ nội ngoại xảy ra sau một thời gian có hiện tượng chảy máu. Lúc này, búi trĩ đã lớn, cơ vòng hậu môn yếu không thể nâng đỡ khiến cho búi trĩ sa xuống thấp và không thể tự co lên được, thậm chí người bệnh phải dùng tay đẩy búi trĩ vào bên trong hậu môn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lúc nào các mẹ cũng có cảm giác ướt át, ngứa ngáy do búi trĩ tiết dịch gây viêm da xung quanh hậu môn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của các mẹ.

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn chính là hiện tượng những chị em bị trĩ sau sinh ở mức độ nặng gặp phải khi nếp gấp ở hậu môn bị rách, gây chảy máu do búi trĩ quá lớn. Nếu không được điều trị đúng phương pháp để kiểm soát kịp thời thì vùng hậu môn sẽ rất dễ bị vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm.

Dịch nhầy tràn ra ngoài

Khi vùng hậu môn thường xuyên bị ẩm ướt, ngứa rát, khó chịu sẽ kèm theo hiện tượng sưng tấy và có các chất dịch nhầy xuất hiện. Các chất dịch nhầy này có thể lẫn theo phân hoặc bám trên búi trĩ, thậm chí kèm theo máu và theo búi trĩ tràn ra ngoài khiến vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt. Đây cũng là môi trường thuận lợi dẫn đến nguy cơ cao xuất hiện các bệnh viêm trực tràng, viêm phụ khoa, viêm da quanh hậu môn….

Vì sao phụ nữ dễ mắc bệnh trĩ sau sinh thường?

Hầu hết cơ thể phụ nữ sẽ chịu rất nhiều thay đổi từ khi mang thai cho đến khi sinh con. Dù muốn hay không thì bất kì mẹ sau sinh nào cũng có thể phải đối diện với nguy cơ mắc bệnh trĩ nếu không biết cách bảo vệ tốt cho sức khỏe của mình. Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ đối với phụ nữ sau sinh thường:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trọng lượng cơ thể của thai nhi

Trong quá trình mang thai, càng gần ngày sinh, em bé càng lớn và tạo áp lực lên vùng trực tràng hậu môn khiến các tĩnh mạch bị chèn ép, máu khó lưu thông, căng phình lên làm giãn nở các mạch máu. Trĩ sau sinh là kết quả của quá trình tăng sức nặng lên vùng đáy chậu mà các mẹ phải chấp nhận trong quá trình mang thai.

Rặn đẻ

Đối với các mẹ sinh thường, trong quá trình chuyển dạ, để đưa em bé ra ngoài các mẹ phải dùng hết sức để rặn đẻ. Tuy nhiên, có thể do chưa có nhiều kinh nghiệm nên khi rặn nhiều hoặc rặn không đúng cách, cổ tử cung mở hết mức, xương chậu giãn dần ra tăng áp lực xuống vùng dưới, tụ máu sưng phù các tĩnh mạch vùng hậu môn đồng thời áp lực của quá trình hít thở cũng tạo áp lực lớn cho khoang bụng khiến các búi trĩ sa ra ngoài và gây ra bênh trĩ.

Đặc biệt, một số trường hợp mẹ sinh thường rặn quá mạnh gây rách hoặc phải rạch tầng sinh môn mà nếu một vài tĩnh mạch bị khâu dính lại ở hậu môn thì nguy cơ mắc bệnh trĩ càng tăng cao.

Chế độ ăn uống, vận động sau sinh

Không ít phụ nữ sau sinh do chế độ ăn uống quá kiêng khem, ăn nhiều đạm và chất béo, ít rau xanh, chất xơ và uống ít nước gây ra tình trạng táo bón với tần xuất thường xuyên cũng sẽ rất khó tránh khỏi bệnh trĩ.

Ngoài ra, trong thời gian ở cữ, nếu nằm, ngồi quá nhiều hoặc ít di chuyển, vận động cũng khiến các mẹ dễ bị táo bón sau sinh và sau một thời gian sẽ gây ra bệnh trĩ. Ngược lại, do sức khỏe phụ nữ sau sinh chưa thực sự phục hồi hoàn toàn mà nếu vận động quá nhiều như bê vác nặng hay ngồi xổm trong thời gian dài cũng có thể làm tăng áp lực lên vùng bụng và xương chậu khiến cho bệnh táo bón và trĩ dễ xảy ra hơn.

Tiền sử bị trĩ

Nếu mẹ đã bị trĩ trước khi mang thai và đi kèm với các nguyên nhân kể trên thì bệnh trĩ có xu hướng ngày càng nặng hơn, gây chảy máu, thuyên tắc búi trĩ, viêm phù nề búi trĩ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm sao để nhanh khỏi bị trĩ sau sinh thường?

Do vị trí phát bệnh nằm tại nơi khó có thể đảm bảo được vệ sinh tuyệt đối nên khi đã mắc bệnh trĩ mà không có phương pháp điều trị cụ thể thì khả năng tự khỏi là bằng không. Nói cách khác, bệnh trĩ chỉ có thể biến mất nếu các bà mẹ sau sinh áp dụng những phương pháp điều trị tích cực theo các gợi ý sau đây:

Thiết lập và duy trì những thói quen lành mạnh trong sinh hoạt, ăn uống và vận động

Sau sinh các mẹ hãy duy trì một chế độ ăn uống đa dạng và khoa học, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, thường xuyên bổ sung các loại rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả và uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày. Điều này sẽ có tác dụng làm mềm phân, chống táo bón, giảm áp lực lên tĩnh mạch trĩ.

Ngoài ra, sau sinh dù bận rộn với em bé thì các mẹ cũng nên dành thời gian vận động nhẹ nhàng, hợp lý, vừa sức. Các bài tập Yoga, tập Kegel sẽ giúp cũng cố độ bền cho tĩnh mạch, giảm áp lực lên hậu môn và giúp búi trĩ săn gọn hơn.

Tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ cố định, không nên dùng sức để rặn và cũng không nhịn đại tiện quá lâu. Hạn chế ngồi xổm hay vận động quá sức cũng như không nên ngồi, nằm quá lâu trong một tư thế. Sau mỗi lần đại tiện nên vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc nước muối sinh lý để hạn chế vi khuẩn xâm nhập.

Áp dụng một số bài thuốc dân gian điều trị trĩ sau sinh thường

Nếu bị trĩ sau sinh thường thì tâm lý các mẹ sẽ không muốn phải dùng đến thuốc dù là điều trị nội khoa hay can thiệp tiểu phẫu. Vì vậy, mẹ có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian khá hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ ở mức độ 1, mức độ 2:

– Đun lá diếp cá lấy nước uống, giã nát đắp lên vùng hậu môn hoặc đun sôi để xông hậu môn và lấy nước ấm để rửa lại.

– Dùng lá bỏng nhai sống hoặc kết hợp với ngải cứu, trắc bá, nhọ nồi đã được sao khô, sắc lấy nước uống mỗi ngày. Hoa mào gà phơi khô, tán thành bột dùng làm nguyên liệu pha trà uống mỗi ngày 3- 4 lần cũng làm bệnh trĩ thuyên giảm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Ăn cháo vừng đen nấu với gạo nếp, gạo tẻ, thịt lợn băm nhỏ từ 3 đến 5 ngày/ tuần, ngày ăn 2 bữa là bài thuốc được giới thiệu để chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh

– Lá thiên lý non, hoa mướp đắp, hoa hòe, hoa mướp, nghệ tươi, quả sung, đu đủ, rau mùng tơi, rau đay, rau lang, … cũng là những loại thực vật lành tính, có tính kháng viêm, giảm đau mà các mẹ nên tham khảo và áp dụng để điều trị bệnh trĩ sau sinh.

Thử một số mẹo giảm đau khi bị bệnh trĩ sau sinh thường

Trong quá trình điều trị bệnh trĩ, để giảm cảm giác đau rát, khó chịu thường xuyên, mẹ hãy thử một số mẹo nho nhỏ sau đây:

– Dùng nước ấm ngâm rửa hậu môn sẽ kích thích tuần hoàn máu ở hệ thống tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng, làm các búi trĩ bớt sưng đau và mang lại cảm giác dễ chịu hơn.

– Bọc đá lạnh trong vải màn sạch chườm nhẹ lên vùng bị trĩ làm chỗ sưng tấy xẹp xuống, búi trĩ co lại, giảm cảm giác đau đớn khi đại tiện.

– Nằm nghiêng sang một bên và ngồi lên gối chữ O sẽ giảm áp lực lên vùng bị trĩ, giúp máu lưu thông tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng búi trĩ xưng huyết căng phồng, khiến mẹ bớt hẳn cảm giác sưng đau thường gặp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lời kết

Bị trĩ sau sinh thường là bệnh dễ gặp nếu mẹ không có chế độ ăn uống, sinh hoạt hay vệ sinh thân thể hợp lý, khoa học. Những mẹ có dấu hiệu bị trĩ trước đó hoặc những mẹ bị táo bón lâu ngày thì càng có nguy cơ cao phải “chiến đấu” với bệnh trĩ sau sinh.

Nếu phát hiện sớm hãy cố gắng điều trị tại nhà và tình trạng sẽ được cải thiện từ từ trong vài tuần. Trong trường hợp nếu bệnh dai dẳng, kéo dài và có dấu hiệu nghiêm trọng hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được can thiệp đúng cách. Các chị em hãy trang bị những kiến thức cần thiết trong phòng ngừa và chữa trị để bệnh trĩ không còn là nỗi lo của các mẹ sau sinh nữa, chị em nhé!

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi