Khi mới dậy thì, kinh nguyệt không đều không phải là chuyện hiếm. Nhưng bị trễ kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì có đáng lo không? Đó có phải là dấu hiệu vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào đó?
Tuổi dậy thì kinh nguyệt thường không đều?
Các bé gái thường có kinh nguyệt theo một chu kỳ. Nhưng thời gian chu kỳ lại khác nhau mỗi tháng. Ví dụ, một bé gái có kinh nguyệt sau 24 ngày ở tháng này. Nhưng tháng sau thì có sau 42 ngày. Đó được gọi là chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Đầu chu kỳ của một cô gái, buồng trứng của cô bắt đầu chuẩn bị một quả trứng. Đồng thời, niêm mạc tử cung trở nên dày để chuẩn bị nơi làm tổ cho trứng được thụ tinh trong trường hợp cô gái mang thai.
Khoảng 2 tuần trước khi một cô gái có kinh nguyệt, trứng được phóng ra khỏi buồng trứng (đây gọi là rụng trứng). Trứng đi qua ống dẫn trứng vào tử cung. Nếu trứng không được thụ tinh bởi tinh trùng, nó sẽ bắt đầu vỡ ra. Sau đó, lớp lót và trứng rời khỏi cơ thể. Đó là khi kinh nguyệt xuất hiện.
Cơ thể ở tuổi dậy thì có thể không theo lịch trình chính xác. Điều này rất phổ biến. Đặc biệt là trong 2 năm đầu tiên sau khi một cô gái bắt đầu có kinh nguyệt. Bệnh tật, thay đổi cân nặng nhanh chóng, hoặc căng thẳng cũng có thể khiến chu kỳ bất thường. Đó là bởi vì phần não điều chỉnh các chu kỳ bị ảnh hưởng. Đi du lịch hoặc thay đổi lịch trình sinh hoạt hàng ngày cũng có thể khiến cho chu kỳ hoàn toàn sai so với dự kiến. Những điều này đều là bình thường.
Vì sao chu kỳ không đều ở tuổi dậy thì?
Chu kỳ không đều là một thay đổi bình thường ở tuổi thiếu niên. Khi bạn lớn hơn, chu kỳ của bạn có thể sẽ ổn định hơn.
Đôi khi, chu kỳ không đều là do bé gái sử dụng một số loại thuốc, tập thể dục quá nhiều, cân nặng cơ thể rất thấp hoặc rất cao, ăn không đủ calo. Mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể gây ra chu kỳ không đều. Ví dụ, nồng độ hormone tuyến giáp quá thấp hoặc quá cao.
Một số cô gái còn có nhiều hormone androgen. Đó là một loại hormone có thể gây ra sự phát triển của lông trên mặt, cằm, ngực và bụng. Nhiều androgen cũng có thể làm bạn gái bị tăng cân và có chu kỳ không đều.
Bị trễ kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì có đáng lo?
Đây là những dấu hiệu cảnh báo bé gái cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra chu kỳ không đều:
- Bé có kinh nguyệt đều đặn, sau đó bỗng dưng không đều
- Bé không có kinh nguyệt trong thời gian dài
- Bỗng dưng bé có thêm lông mọc trên mặt, cằm, ngực, bụng
- Bé bắt đầu có chu kỳ kéo dài hơn 7 ngày, ra nhiều máu. Hoặc chu kỳ đến trong thời gian ít hơn 21 ngày
- Chu kỳ xuất hiện không thường xuyên, trên 45 ngày
- Bé bị chuột rút nghiêm trọng hoặc đau bụng
- Bé chảy máu giữa các kỳ kinh nguyệt
- Chu kỳ không đều trong 3 năm trở lên
Vậy trễ kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì rất cần sự tư vấn từ bác sĩ. Bác sĩ có thể kê toa thuốc nội tiết tố hoặc các loại thuốc khác. Hoặc bác sĩ sẽ kiểm tra lối sống của bé gái và yêu cầu thay đổi để có kinh nguyệt đều đặn hơn.
Nếu chu kỳ không đều, làm thế nào để biết chu kỳ sắp xuất hiện?
Nếu không thể tính ngày xuất hiện chu kỳ, bạn gái sẽ cần chú ý đến những dấu hiện tiền kinh nguyệt:
- Chuột rút hoặc cứng khớp
- Ngực nặng hơn hoặc đau nhức vú
- Đau đầu
- Mụn trứng cá
- Giấc ngủ bị xáo trộn
- Tâm trạng lâng lâng
- Đầy hơi
- Phân lỏng
Trong thời gian đầu có kinh nguyệt, khi chu kỳ chưa đều, các cô gái rất cần mang theo băng vệ sinh bên mình. Bạn có thể có kinh nguyệt bất kì lúc nào. Bạn thậm chí có thể phải mang theo cả đồ lót để thay. Ngoài ra, cần tự trang bị cho mình kiến thức về kinh nguyệt để không hoảng loạn khi có những vấn đề bất thường với cơ thể mình.
Bị trễ kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì có thể không phải là dấu hiệu bệnh đáng lo ngại. Đó chỉ là bất thường trong cơ thể các bạn gái ở giai đoạn đầu dậy thì. Tuy nhiên bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn điều chỉnh lối sống, chế độ dinh dưỡng, hoặc điều chỉnh hormone nếu cần thiết.
Xem thêm
Có thai nhưng vẫn có kinh nguyệt bình thường: Liệu có nguy hiểm?
Chị em chú ý – Kinh nguyệt không đều coi chừng vô sinh
Tuyệt chiêu chăm sóc da theo chu kỳ kinh nguyệt