Khi bị tay chân miệng tắm lá gì để mau lành bệnh? Mẹo trị bệnh này có thực sự hiệu quả? - Hãy nghe các bác sĩ tư vấn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bị tay chân miệng tắm lá gì cho trẻ con để mau khỏi bệnh? Những cách làm dân gian này thực hiện như thế nào? Nhưng trên hết, liệu những giải pháp này có thực sự hiệu quả và được giới chuyên môn tin nhiệm?

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Nguyễn Hồ Duy, Chuyên khoa Nội tổng quát, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM).

Bệnh tay chân miệng là bệnh gì?

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em do virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra. Đây là dạng bệnh có thể dễ dàng lây truyền qua đường tiêu hóa hay tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các bọng nước, phân, nước bọt hay dịch tiết mũi họng.

Theo Bác sĩ Nguyễn Hồ Duy, Chuyên khoa Nội tổng quát, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM) thì “Bệnh tay chân miệng có nguyên nhân từ virus, biểu hiện thường có sốt kèm những sang thương bóng nước trên nền hồng ban phân bố chủ yếu ở lòng bàn tay hay lòng bàn chân, mông, đùi…”

Độ tuổi mắc bệnh: bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất là trẻ dưới 10 tuổi. Tại Việt Nam, bệnh chân tay miệng có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Trong đó, các ca bệnh có chiều hướng tăng rõ rệt trong khoảng thời gian từ tháng 3-5 và tháng 9-12.

Bị tay chân miệng tắm lá gì cho trẻ?

Trên nhiều diễn đàn, các bài viết chia sẻ giữa các bà mẹ bỉm sữa với nhau về việc dùng các loại lá thảo mộc để chữa khi bé bị tay chân miệng. Có thể kể đến như:

  • Lá chè xanh
  • Rau sam
  • Lá khế
  • Diếp cá
  • Lá bạc hà
  • Lá bàng

Và có thể còn rất nhiều loại lá khác được khuyến nghị bởi “bác sĩ mạng” khi các bà mẹ hỏi con bị tay chân miệng tắm lá gì.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có những bài viết hướng dẫn khá chi tiết để áp dụng tại gia, cụ thể cho từng loại lá như sau.

1. Rau sam

  • Rau sam sau khi rửa sạch ngâm với nước muối và nấu trong vòng một tiếng rồi chắt lấy nước.
  • Một phần cho trẻ uống, phần còn lại dùng lau trên người trẻ.
  • Bài viết còn quả quyết sử dụng rau sam trong ba ngày sẽ khỏi bệnh.

2. Rau diếp cá

  • Chữa bệnh chỉ trong 5-7 ngày.
  • Chỉ cần giã nát rồi ngâm trong nước ấm rồi tắm cho trẻ.
  • Cũng có thể xay nát rau rồi chắt  nước cho trẻ uống.

3. Bạc hà

  • Bạc hà được rửa sạch, đun sôi, sau đó lấy nước uống.
  • Mỗi ngày uống hai tách thì bệnh tay chân miệng sẽ mau hết.

4. Lá bàng

Bên cạnh những loại rau ăn được, một số bài viết còn chia sẻ bài thuốc có sử dụng loại lá bàng. Bài viết này hướng dẫn xay nhỏ lá bàng, cho vào nước, đun sôi cùng muối và để nguội, sau đó cho vào tủ lạnh và cho các bé uống.

Các phương pháp truyền miệng “Bị tay chân miệng tắm lá gì?” có thực sự hiệu quả?

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng nêu ý kiến về quan niệm “Bị tay chân miệng tắm lá gì?”

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng Nguyên Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cho biết, chưa có cơ sở khoa học cho việc sử dụng lá bàng có thể điều trị bệnh tay chân miệng, khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên nghe theo các biện pháp truyền miệng.

Ý kiến của TS-BS Trương Thị Ngọc Lan

TS-BS Trương Thị Ngọc Lan, Phó Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM, cho biết tay chân miệng hiện chưa có thuốc chủng ngừa và đa phần rơi vào trẻ dưới 10 tuổi. Phần lớn bệnh sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày. Những trường hợp nặng thì sẽ lâu hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo bà Lan, trẻ bị tay chân miệng sốt cao, mệt mỏi. Hơn nữa, miệng của trẻ bị tay chân miệng lở loét, đau rát nên ăn uống kém, mau mất sức. Dân gian cho rằng rau sam, rau diếp cá, cây bạc hà có tính thanh nhiệt, giải độc nên khi dùng sẽ tăng sức đề kháng, mau hết bệnh. Tuy nhiên, những loại rau trên chỉ có thể giải quyết các triệu chứng của tay chân miệng như mụn nước, thải độc… chứ không thể trị dứt tay chân miệng.

Riêng lá bàng không phải là một loại thuốc trong y học cổ truyền vậy nên việc uống lá bàng trong thời gian bị tay chân miệng là thiếu an toàn.

Bác sĩ Đỗ Tân Khoa

BS Đỗ Tân Khoa, Giám đốc BV Y học cổ truyền TP.HCM, không phủ nhận những tác dụng của rau sam trong dân gian nhưng khoa học chưa chứng minh điều đó nên bệnh viện cũng không áp dụng các loại rau này trong quá trình điều trị.

Việc điều trị bệnh cho con trẻ rất cần phải thận trọng và đúng khoa học. Ngay cả quan niệm kiêng gió hay kiêng nước cho con trong thời gian này cũng không đúng. Ba mẹ hãy bình tĩnh, sáng suốt để biết đâu là phương pháp đúng. Tránh vì thương con mà áp dụng sai và để lại hậu quả đáng tiếc.

Ý kiến của bác sĩ Nguyễn Hồ Duy, Chuyên khoa Nội tổng quát, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM)

Giai đoạn sớm của bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện loét họng dẫn đến việc trẻ biếng ăn do đau. Bé có thể quấy khóc khi ăn, ba mẹ bé nên hạn chế việc cho bé ăn những thức ăn quá nóng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh thường diễn tiến giới hạn, khoảng 7 – 10 ngày sẽ tự khỏi. Quan trọng đối với ba mẹ bé khi chăm sóc cần lưu ý những dấu hiệu cảnh báo do bác sĩ tư vấn để có thể đưa bé đến bệnh viện kịp thời. Bệnh có khả năng lây qua dịch bóng nước vỡ nên bé cần nghỉ tại nhà để tiện cho ba mẹ chăm sóc và hạn chế tính lây lan.

Trong thời gian bệnh vẫn đảm bảo cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để có sức đề kháng tốt. Hạn chế việc kiêng cữ quá mức và không cần thiết có thể khiến trẻ suy dinh dưỡng.

Về vấn đề tắm lá gì cho trẻ bị tay chân miệng, bác sĩ khuyên cha mẹ nên chỉ nên tắm hoặc lau người cho trẻ bằng nước ấm là đủ. Dù những phương pháp dân gian truyền miệng như tắm lá được cho rằng hiệu nghiệm, nhưng đến thời điểm hiện tại không có bằng chứng cho thấy việc tắm lá có thể rút ngắn được thời gian bệnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu