Các nguyên nhân có thể "vô tình" làm giảm sữa mẹ!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bị mất sữa sau sinh - Mẹ cần cẩn thận với 5 "thủ phạm" dễ khiến lượng sữa của mẹ bị giảm đột ngột cũng như các cách xử lý hiệu quả dành cho mẹ.

“Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ!”

Câu nói cửa miệng quen thuộc với tất cả các mẹ bỉm, đặc biệt là khi phong trào ủng hộ sữa mẹ đang vô cùng rầm rộ như hiện nay.

Vì con, để duy trì nguồn sữa tuyệt vời này, các mẹ chắc chắn đều phải biến thành “supermom” hết thì mới có thể quyết tâm, kiên trì và bình tĩnh chống lại mọi thế lực “hắc ám” được.

“Thế lực” này rất đa dạng và lắm lúc khiến chúng mình phải thốt lên là “Không hiểu tại sao!!!!!” khi vừa hôm trước sữa còn tràn trề, hôm sau đùng cái còn có vài chục ml.

Vậy để giúp mẹ đối phó với “thế lực siêu hình” này, các mẹ cần tìm hiểu về những nguyên nhân, yếu tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng sữa mẹ.

Thủ phạm khiến mẹ bị mất sữa sau sinh

Sữa mẹ được hình thành như nào?

Về cơ bản là có hai loại hormone ảnh hưởng trực tiếp đến sữa mẹ:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Prolactin - có nhiệm vụ tạo sữa và Oxytocin - có nhiệm vụ tiết sữa. Để đảm bảo lượng sữa cho con, điều kiện tiên quyết đó là cơ thể phải sản xuất ra và phối hợp tốt hai loại hoocmon này. Bất kỳ lý do nào ảnh hưởng đến hoạt động của Prolactin và Oxytocin đều sẽ khiến cho sữa mẹ giảm dần và mất hẳn.

5 lý do khiến mẹ dễ bị mất sữa sau sinh

THỦ PHẠM#1: Rất quen, nhưng xử lý cực kỳ khó, đó chính là TÂM LÝ CỦA MẸ!

Không phải tự nhiên mà các bác sĩ hay chính các mẹ bỉm sữa luôn hi vọng tất cả những người xung quanh hãy luôn nhẹ nhàng với mình.

Không chỉ bởi vì cả cơ thể lẫn tâm hồn của các mẹ lúc này luôn cực kỳ nhạy cảm, mỏng manh và yếu đuối, có thể vỡ tan ra bất cứ lúc nào, mà còn bởi vì sự thay đổi tâm lý này có thể làm giảm nguồn sữa vô cùng quý báu của các thiên thần bé bỏng nữa.

Việc mẹ lo lắng, buồn bã, bực tức, thậm chí là trầm cảm có thể gây ức chế việc giải phóng oxytocin trong cơ thể, khiến sữa mẹ không thể tiết ra một cách trôi chảy.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cho nên, đôi khi mẹ sẽ thấy bầu ngực mình rất căng nhưng khi bé bú hoặc mẹ vắt sữa thì lại chẳng có giọt nào chảy ra cả, phản xạ xuống sữa cũng chẳng thấy đâu luôn. Đó là khi não mẹ đã bị choán hết bởi sự buồn bã, bực tức kia, không còn có thể tiết ra serotonin, hoocmon giúp não chống đỡ lại stress nữa, thành ra như kiểu bị tê liệt vậy.

Mặt khác, việc mẹ không được nghỉ ngơi đầy đủ, khiến cơ thể quá sức mệt mỏi, đau đớn cũng gây nên những tác động tiêu cực lên não tương tự đó mẹ ạ.

Cách xử lý với "thủ phạm" khiến mẹ bị mất sữa sau sinh này

Để xử lý thủ phạm này, cách duy nhất chỉ có thể là Mẹ hãy vui lên thôi .Mà để mẹ vui thì có nhiều cách.
Như là nhờ chính em bé của mẹ này, hãy tích cực cho bạn ấy tuti, rồi ôm ấp, yêu thương, tâm sự thủ thỉ với bạn ấy thật nhiều, cho thứ tình cảm thiêng liêng đó giúp mẹ khỏa lấp nỗi buồn.

Rồi mẹ có thể tự làm những việc khiến mình vui vẻ như nghe nhạc, xem những bộ phim hài hước hay tán gẫu với bạn bè,... Túm lại tránh thật xa những nguồn gây tiêu cực cho mẹ mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Và quan trọng nhất là những người xung quanh, hãy bớt nói những lời khiến mẹ đau lòng, hỗ trợ mẹ nhiều hơn, để mẹ có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.

Đặc biệt là chồng, hãy bên vợ và chăm sóc hai mẹ con với tất cả tấm lòng, cả về thể chất và tinh thần. Cũng đừng chấp nhặt cô ấy những khi vì chuyện rất nhỏ mà mất bình tĩnh, bởi vì cô ấy vừa trải qua một cuộc vượt cạn thập tử nhất sinh vì bạn mà, cảm xúc chưa thể bình ổn được ngay là chuyện hết sức bình thường.

Thủ phạm khiến mẹ bị mất sữa sau sinh

THỦ PHẠM #2: Có thể do bé bú chưa đúng và chưa đủ

Như các mẹ đã biết, việc bé tuti là điều kiện tiên quyết trong quá trình tạo sữa của cơ thể. Những kích thích bé tạo ra ở núm và quầng vú phải đúng và đủ thì não mới nhận tín hiệu để tiết ra prolactin và oxytocin được.

Bé bú đúng là khi con ngậm cả quầng ti mẹ, như thế mẹ mới không bị đau và sữa mới có thể tiết ra được.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé bú đủ là bú thường xuyên, bú tỉnh táo, không vừa bú vừa ngủ gật, khiến lực bú không đủ mạnh, sữa sẽ khó tiết ra thông suốt.

Khi thấy sữa có dấu hiệu giảm, việc mẹ nên làm ngay chính là tích cực cho bé bú và khuyến khích bé bú hết sữa (cho đến khi ngực “nhẽo nhẹo” ý mẹ).

Nếu có thể mẹ cũng nên thay thế hết các cữ bú bình thành ti mẹ, đặc biệt là trong giai đoạn kích sữa lại này mẹ nhé.

THỦ PHẠM #3: Tình trạng mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể mẹ!

Vấn đề này vẫn thường xảy ra sau khi mẹ sinh bé. Ngay sau khi sinh, hai nội tiết tố nữ progesterone và estrogen giảm đáng kể (thậm chí đến 200 lần) so với khi mẹ đang mang thai, để bắt đầu sản xuất sữa. Chúng thường không tăng cho đến khi người phụ nữ bắt đầu rụng trứng sau sinh.

Sự sụt giảm mạnh của các nội tiết tố này cũng là một trong những lý do khiến tâm trạng mẹ lại có thể “sáng nắng chiều mưa trưa ẩm ướt” dữ dội đến như vậy. Vì chúng vẫn luôn được biết đến như là một trong những yếu tố giúp phụ nữ chúng mình duy trì những cảm xúc vui vẻ, tích cực mà.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Về lý thuyết, 2 nội tiết tố này phải giảm thì prolactin và oxytocin mới được phép tiết ra. Nó cũng lý giải vì sao khi mẹ mang bầu, cơ thể không tạo ra sữa và chảy ồ ạt ngay đó mẹ, bởi lúc đó progesterone và estrogen đang ở mức rất cao.

Tuy nhiên, như mẹ thấy đấy, mặt trái của chúng lại là gây ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ, làm giảm nguồn sữa. Mẹ có thể xem nó giống như một vòng luẩn quẩn khiến mẹ phải đau đầu.

Mặt khác, nếu mẹ có mắc phải một số bệnh ảnh hưởng đến nội tiết tố như suy giáp, tiểu đường, thiếu máu,... hay đã từng phẫu thuật ở vú thì tình trạng này có thể có tệ hơn nữa.

Các dấu hiệu nhận biết:

  • Mất ngủ
  • Hay lo lắng, buồn bã, dễ cáu kỉnh, dễ khóc
  • Trầm cảm
  • Mệt mỏi
  • Khó giảm cân
  • Rụng tóc
  • Chuột rút
  • Dễ bị viêm nhiễm (bàng quang, tiết niệu, tử cung,...)
  • Các vấn đề về kinh nguyệt (Không đều, Rong kinh, Băng kinh,...)

Cách xử lý:

Để tránh mất cân bằng nội tiết tố, cũng vừa là để đảm bảo sức khỏe và chất lượng nguồn sữa cho bé:

- Các mẹ hãy tiếp tục bổ sung sắt, canxi, magie, vitamin D và các loại vitamins khác với liều lượng như giai đoạn bầu 3 tháng cuối. Vì lúc này cơ thể mẹ đang rất yếu, cộng với việc cho bé bú nữa, sẽ khiến mẹ thiếu chất trầm trọng luôn đó ạ.

- Kiểm tra sức khỏe tổng quát sau sinh để phát hiện sớm những vấn đề nếu có, hoặc nếu biết được cơ thể mình hoàn toàn khỏe mạnh thì mẹ cũng sẽ cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều.

- Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, giúp cải thiện mức độ nội tiết tố trong cơ thể như:

- Tránh xa các loại thực phẩm có chứa nicotine (thuốc lá - cả trực tiếp và gián tiếp), rượu và caffeine (cà phê, thức uống có gas)

- Hạn chế các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành hoặc nhiều dầu mỡ, các axit béo không bão hòa đa như bơ thực vật, dầu đậu phộng,...

- Tăng cường ăn lòng trứng gà (3 - 4 quả/tuần)

- Tích cực ăn các thực phẩm nhiều chất xơ, các thực phẩm có chứa carbohydrate phức tạp chưa tinh chế như gạo nâu, bánh mì nâu, khoai lang,...

Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh:

- Không sử dụng các biện pháp tránh thai gây ức chế nội tiết tố sau khi sinh

- Tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên, phù hợp với nền tảng sức khỏe như Yoga, đi bộ,...

- Mẹ nên dành một khoảng thời gian trong ngày để ra ngoài trời hít thở không khí trong lành, vừa là một cách để giúp cơ thể hấp thụ vitamin D, cũng là để thư giãn đầu óc nữa đó ạ

Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tranh thủ ngủ nhiều nhất có thể mẹ nhé.

Thủ phạm khiến mẹ bị mất sữa sau sinh

THỦ PHẠM #4: MỘT SỐ LOẠI THUỐC MẸ DÙNG SAU SINH

Việc hạn chế sử dụng thuốc không chỉ được khuyến cáo trong lúc mẹ mang bầu mà còn trong cả khi mẹ đang cho bé bú nữa. Bởi có một số loại thuốc nhất định có thể gây ảnh hưởng lên nguồn sữa của mẹ ví dụ như thuốc điều trị cảm lạnh, dị ứng,...

Do đó, trong trường hợp bất khả kháng phải dùng thuốc, mẹ hãy hỏi thật kỹ bác sĩ xem thuốc có ảnh hưởng gì đến bé và nguồn sữa không mẹ nhé.

Mẹ cũng phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ, đừng “tự kê đơn” hay ra hàng thuốc hỏi rồi mua về uống, sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé đó ạ.

Thêm nữa, không chỉ các thuốc chữa bệnh, việc mẹ chọn lựa sử dụng biện pháp tránh thai bằng thuốc trong giai đoạn này cũng cần hết sức lưu ý và cẩn thận. Nếu thuốc đó làm ảnh hưởng đến các nội tiết tố như progesterone hay estrogen thì cũng có thể gián tiếp ảnh hưởng đến nguồn sữa cho bé đấy mẹ ạ.

Thủ phạm khiến mẹ bị mất sữa sau sinh

THỦ PHẠM #5: Cũng có thể do cấu tạo cơ thể khiến mẹ dễ bị mất sữa sau sinh

Ở một số phụ nữ, bộ phận ngực có thể kém phát triển hơn một chút (gọi là Hypoplasia), số lượng các mô tuyến (nang sữa) khá ít, khiến số lượng sữa có thể tạo ra trong ngực mẹ khó đáp ứng đủ nhu cầu bé. Các mẹ hay gọi là “cơ địa ít sữa”. Nhưng trên thực tế, đây là tình trạng rất hiếm gặp.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Ngực nhỏ, mỏng, dạng ống, mấp mô và cách rất xa nhau
  • Hai bên chênh lệch rất rõ rệt, bên rất to, bên rất nhỏ
  • Quầng vú có thể rất lớn, sưng hoặc sưng húp
  • Kích thước ngực không thay đổi nhiều khi mang thai và cả sau khi sinh
  • Không hề hoặc rất ít có cảm giác sữa về trong 3 ngày đầu sinh bé và cả sau đó

Nếu mẹ chẳng may gặp vấn đề này thì có thể cho bé bú không?

Câu trả lời là CÓ!  Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý:

- Mẹ nên sớm đến gặp bác sĩ để nhận được tư vấn và hỗ trợ hợp lý

- Cho bé bú nhiều lần hơn, vì mỗi lần vú mẹ chỉ sản xuất được ít sữa thôi

- Sử dụng máy hút sữa nhằm kích thích cơ thể tạo sữa nhiều lần hơn

Và nếu như sau tất cả cố gắng, em bé của mẹ vẫn phải ăn thêm sữa công thức, thì mẹ cũng đừng buồn mẹ nhé, vì đây là tình huống bất khả kháng, cấu tạo cơ thể bị “lỗi” một chút mà thôi.

Mẹ hãy vui vẻ và cười thật nhiều lên cho nguồn sữa của mình tuy hơi ít về số lượng nhưng siêu giàu về chất lượng mẹ nhé.

Nguồn bài viết: Mầm nhỏ 

Xem thêm bài liên quan:

Mẹ ít sữa có nên dùng thuốc kích sữa mẹ không?

Ăn sầu riêng khi cho con bú liệu có làm thay đổi vị sữa mẹ khiến bé chê?

8 giải đáp thắc mắc từ bác sĩ sản khoa để việc nuôi con bằng sữa mẹ thành công

Bài viết của

Minh Hương