Bị ho khi mang thai tháng thứ 6 có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ho là một bệnh lý liên quan đến đường hô hấp thường xảy ra trong thời kỳ mang thai. Nhiều bà bầu bị ho khi mang thai tháng thứ 6 vô cùng lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Làm sao để giảm bớt những cơn ho khi mang thai?

Nguyên nhân bị ho khi mang thai tháng thứ 6

Ho chính là phản ứng của cơ thể, thường xuất hiện khi cơ quan hô hấp bị kích thích. Bị ho khi mang thai tháng thứ 6 có thể xuất phát từ những nguyên nhân dưới đây

Viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn

Càng về những tháng cuối thai kỳ, sức đề kháng của mẹ bầu càng có xu hướng yếu đi, chính vì thế rất dễ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản hay viêm phổi.

Tất cả các bệnh lý này đều có thể gây ra triệu chứng ho nhiều, nhất là vào ban đêm. Với nguyên nhân này cần điều trị bằng kháng sinh.

Do dị ứng

Việc tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như hóa chất, mạt bụi, phấn hoa, khói thuốc, nấm mốc… cũng có thể khiến cho niêm mạc hô hấp bị kích thích. Từ đó khiến mẹ bầu bị ho dai dẳng, thường xuyên hắt hơi, đỏ mắt, chảy nước mũi.

Bị ho khi mang thai tháng thứ 6 có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thông thường, ho không phải là triệu chứng nghiêm trọng. Nếu cảm lạnh thông thường gây nên ho không quá nặng thì thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng xấu. Nhưng bị ho khi mang thai tháng thứ 6 thì mẹ bầu cần hết sức chú ý.

Nếu những cơn ho kéo dài liên tục sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn trực tiếp tác động đến sự phát triển của thai nhi.

Có một số vấn đề nghiêm trọng mà mẹ bầu cần chú ý:

Ho dẫn đến co thắt vùng ngực

Ho nhiều có thể dẫn đến co thắt ở vùng ngực và gây ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu, thậm chí là đau đớn. Mẹ bầu thường sẽ chán ăn, khó ngủ, ngủ không ngon giấc khiến cơ thể suy nhược. Thai nhi cũng sẽ chậm phát triển do không được cung cấp đủ dưỡng chất.

Làm co thắt tử cung

Ho kéo dài và liên tục, cùng với đó là cơn ho ở mức độ mạnh sẽ kích thích cơn co thắt tử cung mạnh. Từ đó có thể gây động thai sớm hay dọa sinh non với trường hợp thai gần đủ tháng.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Tình trạng ho nhiều đôi khi còn là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng hô hấp ở mẹ bầu. Nếu không sớm điều trị sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đôi khi còn gây mất tim thai một cách đột ngột.

Cách giảm ho khi mang thai

Tình trạng bị ho khi mang thai tháng thứ 6 dù cho nguyên nhân nào gây ra thì cũng sẽ tác động đến sức khỏe thai kỳ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Súc miệng bằng nước muối

Nước muối có tính kháng khuẩn giúp làm giảm triệu chứng ho cho bà bầu. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước muối pha loãng sẽ sát khuẩn, giảm ho đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.

Chườm ấm chữa ho nhiều ở mẹ bầu

Chườm ấm xung quanh cổ được cho là có thể đáp ứng tốt trong trường hợp mẹ bầu bị ho nhiều kèm theo đau họng. Nhiệt độ vừa đủ ấm sẽ đem lại cảm giác thư giãn, dễ chịu. Đồng thời có thể làm giảm mức độ kích thích tại niêm mạc họng và làm giảm ho hiệu quả.

Có thể sử dụng tinh dầu khuynh diệp để thoa lên cổ và mũi nhằm giảm ho, giảm tắc nghẹt mũi và tránh gió.

Hạn chế ra ngoài khi thời tiết lạnh

Nên hạn chế ra ngoài khi thời tiết lạnh, thay đổi đột ngột, mưa nhiều hay độ ẩm không khí cao để giảm ho trong giai đoạn thai kỳ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bổ sung thực phẩm có dinh dưỡng cao

Mẹ bầu nên bổ sung thêm các loai thực phẩm có hàm lượng dưỡng chất cao, nhất là vitamin và khoáng chất nhằm nâng cao sức khỏe. Chỉ cần hệ miễn dịch được cải thiện thì các triệu chứng nhiễm trùng ở cơ quan hô hấp cũng sẽ được cải thiện tốt hơn.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần uống nhiều nước. Ngoài nước lọc thì nên bổ sung thêm các loại nước ép rau củ quả để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Chú ý hạn chế uống sữa khi đang bị ho nhiều. Bởi sữa có thể làm tăng lượng đờm, khiến cơn ho kéo dài dai dẳng.

Trị ho bằng các nguyên liệu tự nhiên

Để hỗ trợ làm giảm tình trạng ho nhiều khi mang thai tháng thứ 6, mẹ bầu có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau nhưng cần ưu tiên các liệu pháp thiên nhiên, an toàn và hữu hiệu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Uống trà gừng mật ong

Gừng tươi là dược liệu quen thuộc trong đông y với tên gọi sinh khương, có vị cay, tính ấm. Vị thuốc này không chỉ giúp kháng khuẩn, chống viêm mà còn hỗ trợ làm loãng dịch đờm, giảm ho. Còn mật ong lại có tác dụng làm dịu cổ họng, đồng thời làm giảm kích kích niêm mạc hô hấp.

Ngoài ra, các thành phần chống oxy hóa có trong mật ong còn giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Sử dụng trà gừng mật ong cũng là một mẹo hay có thể giúp mẹ bầu khắc phục tình trạng.

Dùng tắc chưng mật ong

Tắc chưng mật ong được cho là một loại thuốc ho tự nhiên rất tốt với sức khỏe. Tắc có chứa nhiều pectin và các vitamin giúp tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm. Ngoài ra mật ong cũng là nguyên liệu có những tác dụng tương tự. Mẹ bầu có thể sử dụng tắc chưng mật ong để giúp giảm ho và trị đờm hiệu quả.

Sử dụng nghệ và muối

Cả nghệ và muối đều là những nguyên liệu có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Từ đó giúp đẩy nhanh các triệu chứng liên quan đến các bệnh lý về đường hô hấp. Đặc biệt là có thể làm giảm đau họng và giảm ho rất hiệu quả. Mẹ bầu có thể dùng các nguyên liệu lành tính này để chữa ho nhiều khi mang thai tháng thứ 6.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp các mẹ bị ho khi mang thai tháng thứ 6 hiểu hơn về ảnh hưởng của ho đến thai nhi và biết được cách xử lý tốt nhất khi bị ho, để bé yêu phát triển khỏe mạnh và chào đời an toàn.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Vy Le