Mẹ bầu bị bệnh phụ khoa khi mang thai cần điều trị như thế nào để không gây nguy hiểm tới thai nhi?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu bị bệnh phụ khoa khi mang thai với các dấu hiệu như khí hư ra nhiều, có mùi, ngứa, đau rát thì mẹ bầu nên đi khám để tránh gây nguy hiểm cho thai nhi.

Phụ nữ mang thai thường gặp các bệnh phụ khoa gì?

Trong thời kỳ mang thai, ngoài niềm vui được làm mẹ và đón chờ sự ra đời của một thai nhi đang lớn dần trong bụng mẹ thì người phụ nữ cũng gặp phải vô số những khó chịu của quá trình này. Một trong số đó là tình trạng bị bệnh phụ khoa khi mang thai.

Đây là hiện tượng âm đạo bị viêm hoặc nhiễm trùng, thường xảy ra trong thai kỳ do sự thay đổi và mất cân bằng của nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu.

Theo các bác sĩ sản khoa, những bệnh phụ khoa phổ biến thường gặp với các mẹ bầu  gồm:

Viêm nhiễm nấm Candida

Việc điều trị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai do nấm Candida thường rất dễ dàng nhưng bệnh lại rất hay tái đi tái lại nhiều lần. Chính vì thế, mẹ bầu cũng nên cần điều trị bệnh dứt điểm trước khi sinh con nhằm tránh lây cho bé trong quá trình sinh nở.

Viêm âm đạo do lậu cầu khuẩn

Loại vi khuẩn này thường gây ngứa ngáy khó chịu cho mẹ bầu. Nếu thời gian ủ bệnh khá lâu người mẹ sẽ gặp các triệu chứng như tiểu gắt, nước tiểu đục kèm theo mủ ra nhiều huyết trắng nặng mùi và đau vùng bụng dưới.

Nguy hiểm hơn nữa là bệnh phụ khoa này có thể khiến cho mẹ bầu bị viêm màng ối, vỡ ối và thai nhi có nguy cơ bị sinh non.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Viêm phụ khoa do vi khuẩn Bacterial Vaginosis (BV)

Biểu hiện của bệnh này gồm tiết dịch âm đạo chuyển sang màu xám, có mùi hôi tanh. Một khi tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến thai nhi như vỡ màng ối sớm, nhiễm trùng nước ối, nguy cơ sảy thai khi thai nhi đã lớn, thai nhi bị sinh non.

Bị bệnh phụ khoa khi mang thai có gây sảy thai, nguy hiểm cho thai nhi?

Nhìn chung, bệnh phụ khoa không phải là loại bệnh quá khó chữa. Những đối với phụ nữ mang thai, việc kê thuốc đặt hay sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào cũng cần hết sức cẩn thận và phải được theo dõi đặc biệt bởi bác sĩ có chuyên môn.

Ngay khi mẹ bầu thấy mình có các dấu hiệu như huyết trắng ra nhiều, khí hư có mùi hôi tanh, vón cục, chuyển màu xanh, vàng, vùng kín ngứa ngáy nhiều, có cảm giác nóng rát khi đi tiểu hoặc trong lúc quan hệ, ... thì mẹ nên đi khám để có được hướng điều trị thích hợp.

Còn việc bị bệnh phụ khoa khi mang thai có gây nguy hiểm cho tính mạng thai nhi hay không thì còn phụ thuộc vào mức độ của bệnh cũng như tình trạng tái phát của bệnh sau này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Với tình trạng bệnh mới bắt đầu, phần lớn mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Khi bệnh không được chữa trị kịp thời hoặc tái phát nhiều lần thì mẹ sẽ phải đối mặt với các nguy cơ như nhiễm trùng nước ối và tình trạng sinh non.

Ngoài ra, các bệnh phụ khoa từ mẹ sẽ dễ lây nhiễm cho bé trong quá trình sinh thông qua âm đạo. Vi khuẩn từ chất dịch tiết ra ở đường sinh dục xâm nhập vào mắt gây nên tình trạng kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh.

Từ ngày thứ hai sau sinh, mắt của bé sẽ bị sung huyết, có nhiều mũ vàng gây giảm thị lực và có thể dẫn đến mù lòa.

Cách điều trị bệnh để đảm bảo an toàn cho em bé trong bụng

Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ bắt buộc phải kê đơn thuốc dùng cho thai phụ. Loại thuốc đặt âm đạo mà bác sĩ kê đơn thường được phối hợp giữa 3 loại thuốc kháng sinh và kháng nấm là: Neomycin, Nystatin và Polymyxin B, cho tác dụng điều trị tại chỗ các bệnh nhiễm khuẩn ở âm đạo và cổ tử cung do vi khuẩn hay tạp khuẩn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Với loại viên đặt âm đạo này, bà bầu có thể yên tâm sử dụng trong thời kỳ mang thai mà không lo ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.

Song song với việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ thì mẹ bầu cũng nên ghi nhớ các quy tắc vệ sinh an toàn cho bản thân để mau khỏi bệnh và chống tái phát như:

- Luôn luôn giữ cho vùng kín sạch sẽ và khô ráo.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Sau khi đi vệ sinh nên rửa ráy sạch sẽ và lau khô.

- Sử dụng những loại quần lót có khả năng thấm hút tốt, chất liệu thoáng mát.

- Nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng són tiểu thì nên sử dụng băng vệ sinh dùng cho phụ nữ có thai.

Ngoài ra, mẹ cần tăng cường ăn các thực phẩm giàu kẽm và vitamin C để cơ thể có thêm sức đề kháng và chống khuẩn tốt trong thai kỳ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương